Apple bị kiện vì công cụ theo dõi trên iPhone
Một nhóm do nhà hoạt động quyền riêng tư Max Schrems dẫn đầu đã nộp đơn khiếu nại lên cơ quan chức năng Đức và Tây Ban Nha, vì công cụ theo dõi trực tuyến trên iPhone của Apple.
Đây là vụ kiện lớn đầu tiên chống lại Apple dựa vào quy định quyền riêng tư của Liên minh châu Âu (EU). Apple luôn khẳng định cung cấp cho người dùng lớp bảo vệ quyền riêng tư ưu việt. Với iOS 14, các biện pháp còn được siết chặt hơn, song Apple lại lùi kế hoạch triển khai sang năm sau.
Vụ kiện của nhóm hoạt động Noyb tại châu Âu nhằm vào việc Apple sử dụng một mã theo dấu tự động phát sinh trên iPhone mỗi khi cài đặt. Mã này có tên Identifier for Advertisers (IDFA). Chúng lưu trữ trên iPhone, cho phép Apple và bên thứ ba theo dõi hành vi trực tuyến và thị hiếu của người dùng, giúp nhà quảng cáo định vị khách hàng mục tiêu.
Chẳng hạn, khi mở ứng dụng hay duyệt web, hành vi này sẽ “gọi” quảng cáo tới. IFA sẽ gửi trang web mà bạn đang nhìn đến máy chủ quảng cáo. Nhà quảng cáo sẽ biết được người dùng iPhone cụ thể đang nhìn vào ấn phẩm cụ thể và hiển thị quảng cáo nhắm tới người dùng đó. IFA trở nên đặc biệt hữu dụng, ví dụ khi máy chủ quảng cáo nhận thấy IFA cụ thể đang tìm kiếm nhiều trang web xe hơi khác nhau, đồng nghĩa với họ có thể muốn mua xe hơi mới, từ đó người dùng sẽ xem nhiều quảng cáo về xe hơi trên iPhone hơn.
Luật sư Stefano Rossetti của Noyb cho rằng, Apple đã đặt mã tương ứng với cookie trên điện thoại mà không có sự đồng ý của người dùng. Rõ ràng hành vi đã vi phạm luật quyền riêng tư của EU. Rosetti nhắc đến Chỉ thị quyền riêng tư trực tuyến của EU, quy định người dùng phải đồng ý trước khi cài đặt và sử dụng thông tin như trên.
Theo hãng nghiên cứu Counterpoint Research, cứ 4 smartphone bán ra tại châu Âu, 1 mẫu là của Apple.
Video đang HOT
Khiếu nại được gửi thay mặt người dùng Đức và Tây Ban Nha, được nộp lên cơ quan bảo vệ dữ liệu hai nước. Noyb do nhà hoạt động Schrems dẫn đầu và đã thắng hai vụ kiện với Facebook. Không như Tây Ban Nha, tại Đức, mỗi bang lại có cơ quan bảo vệ quyền riêng tư riêng.
Rosseti cho biết vụ kiện không có mục đích phạt tiền nặng Apple mà muốn thiết lập nguyên tắc rõ rằng, nơi “theo dõi phải là ngoại lệ, không phải quy định”. Theo luật sư, IDFA không nên chỉ bị hạn chế mà cần bị xóa bỏ vĩnh viễn.
Các tổ chức bảo vệ dữ liệu quốc gia có quyền phạt trực tiếp những công ty vi phạm luật EU theo Chỉ thị quyền riêng tư trực tuyến.
Cách chặn ứng dụng theo dõi, đánh cắp thông tin trên iPhone ai cũng nên biết
Với phiên bản iOS 14, Apple đã chú trọng hơn vào tính riêng tư cũng như bảo mật khi bạn sử dụng điện thoại.
Một trong số các tính năng đáng chú ý trên iOS 14 là buộc các ứng dụng phải khai báo việc thu thập dữ liệu người dùng khi lướt web hay dùng các ứng dụng khác.
Thậm chí, bạn cũng có thể cho phép hoặc cấm hoàn toàn việc theo dõi để bảo mật thông tin của mình.
Để hoàn thiện ứng dụng của mình, các nhà phát triển đã tích hợp khả năng theo dõi dữ liệu khi bạn sử dụng các ứng dụng đó hoặc chỉ đơn giản là lướt web. Quá trình này nhằm để nhà phát triển có thêm thông tin về hành vi, cũng như thói quen sử dụng của người dùng để từ đó cải thiện sản phẩm. Nhìn chung, việc này khá phổ biến.
Tuy nhiên, sẽ có nhiều trường hợp các dữ liệu này bị lạm dụng. Điển hình là trong một báo cáo của Washington Post vào năm ngoái, có 5,400 ứng dụng của iPhone bán dữ liệu, trong đó số điện thoại và vị trí người dùng cho các công ty thứ ba.
Mùa hè cùng năm, Apple đã quyết định thắt chặt các quy định đối với những ứng dụng dành cho trẻ em và với iOS 14, Apple lại một lần nữa thắt chặt hơn vấn đề này.
Cụ thể, không chỉ bắt buộc ứng dụng phải xác nhận quyền truy cập, iOS 14 còn cho phép người dùng khả năng kiểm soát cao hơn bằng cách cho phép hoặc chặn, không cho các ứng dụng theo dõi nữa.
(Hiện tính năng này chỉ mới có mặt trên phiên bản iOS 14 thử nghiệm nên người dùng phổ thông sẽ phải đợi bản cập nhật hoàn chỉnh của Apple vào mùa thu này.)
Đối với những thiết bị đang sử dụng bản iOS 14 thử nghiệm thì sau đây là cách bật hoặc tắt tính năng theo dõi của các ứng dụng. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng sẽ có một số ứng dụng hoạt động dựa trên các dữ liệu đó, nên nếu tắt tính năng theo dõi thì ứng dụng sẽ gặp một số vấn đề.
- Trên iPhone, nhấn vào Cài Đặt (Settings), kéo xuống và vào mục Riêng Tư (Privacy).
- Chọn mục Theo Dõi (Tracking). iPhone lúc này sẽ mặc định các ứng dụng phải yêu cầu quyền truy cập để thực hiện việc theo dõi.
- Chọn vô hiệu hoá tính năng theo dõi bằng cách tắt biểu tưởng màu xanh.
- Nếu bạn muốn cho phép một số ứng dụng nhất định theo dõi thì có thể vào mục Riêng Tư (Privacy) và vào phần Cài Đặt Theo Dõi (Tracking Setting) để lựa chọn từng ứng dụng được sử dụng tính năng này.
Động lực nào giúp Apple trở thành công ty 2 nghìn tỉ USD? Xin lỗi, không phải iPhone iPhone có thể giúp Apple thành công ty 1 nghìn tỉ song một điều khác đã khiến Apple thành công ty 2 nghìn tỉ. Apple vừa thành công ty đại chúng đầu tiên của Mỹ đạt được cột mốc giá trị vốn hoá 2 nghìn tỉ USD. Điều đáng nói là nhà sản xuất iPhone mới chỉ đạt được cột mốc 1 nghìn...