Apple bị cáo buộc xử lý kém đối với các hành vi quấy rối tình dục
Báo Financial Times ngày 4/8 đưa tin 15 phụ nữ từng hoặc đang làm việc tại Apple cho biết họ bị quấy rối tình dục tại công sở và đã khiếu nại song công ty xử lý kém đối với các khiếu nại này.
Biểu tượng của tập đoàn công nghệ Apple tại một cửa hàng ở Brussels, Bỉ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Các nữ nhân viên trên cho biết sau khi họ tố cáo các hành vi quấy rối với công ty thì bị trả thù trong khi phản ứng từ phía công ty đáng thất vọng hoặc không mấy hữu ích.
Apple hiện chưa đưa ra bình luận chính thức nào về thông tin trên, song cho biết công ty luôn cố gắng điều tra rõ khiếu nại về các hành vi sai trái, đồng thời khẳng định sẽ đưa ra điều chỉnh trong quá trình đào tạo nhân viên.
Các vụ bê bối quấy rối tình dục hoặc phân biệt đối xử từng làm tổn hại nghiêm trọng hình ảnh của Thung lũng Silicon – trung tâm công nghệ hàng đầu nước Mỹ – sau phong trào #MeToo. Phong trào này được phát động với mục đích thay đổi văn hóa, thái độ và hành vi thiên vị nam giới trong ngành công nghệ.
Bài báo của Financial Times dẫn câu chuyện của Megan Mohr, khi cô chia sẻ nhờ cảm hứng từ phong trào #MeToo mà cô đã quyết định tố cáo hành vi sai trái của đồng nghiệp nam năm 2018. Sau khi gửi đơn khiếu nại đến ban quản lý nhân sự, cô nhận được phản hồi cho rằng hành vi của đồng nghiệp nam nói trên có thể tiềm ẩn yếu tố phạm tội, song không vi phạm bất cứ chính sách lao động nào của Apple. Megan Mohr đã quyết định nghỉ việc vào tháng 1 năm nay, sau 14 năm làm việc tại Apple và yêu cầu công ty nhìn nhận nghiêm túc các chính sách bảo vệ người lao động.
Trong một trường họp khác, Jayna Whitt tố cáo một luật sư của Apple có hành vi bạo lực và lạm dụng tình cảm đối với cô. Tuy nhiên, Apple chỉ khuyên Whitt báo cảnh sát nếu thấy không an toàn, thâm chí cô bị khiển trách vì để mối quan hệ cá nhân cản trở công việc.
Apple không phải là công ty công nghệ lớn duy nhất đối mặt với những cáo buộc về các hành vi lạm dụng hoặc xử lý kém các khiếu nại về hành vi sai trái. Hãng trò chơi điện tử Activision Blizzard và hãng ô tô điện Tesla của tỷ phú Elon Musk đều đã vướng vào các vụ kiện.
Tháng 12 năm ngoái, 6 phụ nữ đã kiện Tesla về các hành vi quấy rối tình dục tại nhà máy của hãng ở California.
Nga phạt Apple vi phạm luật lưu trữ dữ liệu
Ngày 12/7, một tòa án Moskva đã phạt tập đoàn công nghệ Apple của Mỹ 2 triệu ruble (33.900 USD) với cáo buộc từ chối lưu trữ dữ liệu người dùng Nga trên lãnh thổ nước này. Đây là lần đầu Apple bị phạt với vi phạm này.
Biểu tượng Apple tại cửa hàng ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Phán quyết của tòa nêu rõ Apple đã "không thực hiện nghĩa vụ theo quy định của luật pháp Nga về việc đảm bảo ghi, hệ thống hóa, tích lũy, lưu trữ và trích xuất dữ liệu cá nhân của công dân Nga với việc sử dụng cơ sở dữ liệu đặt trên lãnh thổ Nga". Mức phạt tiền cho các lỗi này là 2 triệu ruble.
Đạo luật Về dữ liệu cá nhân bắt buộc các công ty Nga cũng như nước ngoài lưu trữ thông tin cá nhân của công dân Nga chỉ trên lãnh thổ LB Nga. Quy định này áp dụng đối với các công ty nước ngoài không hiện diện trên lãnh thổ Nga nhưng có hoạt động nhằm vào lãnh thổ Nga.
Tháng 4 năm ngoái, Cơ quan Chống độc quyền Liên bang Nga (FAS) đã phạt Apple 12 triệu USD vì lạm dụng vị thế độc quyền của chợ ứng dụng App Store. Theo cáo buộc, Apple đã lạm dụng vị thế độc tôn của App Store để phân phối các ứng dụng theo ý riêng, cũng như "hạn chế cạnh tranh trên thị trường ứng dụng di động" khi tự ý từ chối các ứng dụng bên thứ ba. FAS cho rằng điều này đã vi phạm luật chống độc quyền của Nga và phạt Apple 906,3 triệu ruble (12,1 triệu USD).
Chu kỳ thắt chặt tiền tệ toàn cầu 'khởi động' Theo một phân tích của tờ Financial Times, các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đang đảo ngược lập trường chính sách tiền tệ nới lỏng trước đó với làn sóng thắt chặt chính sách rộng rãi nhất trong hơn 20 năm qua nhằm kiềm chế lạm phát đang tăng với tốc độ chưa từng có trong nhiều thập kỷ. Nhân...