Apple bất ngờ tăng giá iPhone và iPad tại Nhật
Trong một động thái bất thường, Apple đã tăng giá iPhone và iPad tại Nhật do đồng yen giảm giá mạnh trong năm nay.
iPhone 13 bày bán tại một cửa hàng ở Tokyo.
Giá thiết bị di động Apple tại Nhật Bản tăng khoảng 25%, do đó iPhone 13 nay có giá khởi điểm 117.800 yen (868 USD). Tất cả các mẫu iPad và iPad Air đều tăng thêm 10.000 yen (73,65 USD), theo giá niêm yết trên website Apple.
Như vậy, Apple gia nhập danh sách các hãng bán lẻ tăng giá sản phẩm để đối phó với chi phí sản xuất tăng vọt, gây ra do đồng yen suy yếu. Động thái của Apple có thể dẫn đến hiệu ứng dây chuyền đối với thị trường điện tử tiêu dùng nói chung.
Video đang HOT
Trong tháng 6, Apple đã tăng giá máy tính MacBook thêm hơn 10%, tuy nhiên lần thay đổi này là do tung ra các mẫu máy mới. Ngược lại, Apple tăng giá mạnh đối với iPhone, iPad dù phải vài tháng nữa mới có mẫu mới.
Dù vậy, theo một khảo sát của Viện nghiên cứu Moving Mobile and Mobility Forward công bố hồi giữa tháng 6, giá iPhone tại Nhật vẫn thấp hơn 20% so với phần còn lại của thế giới, thấp nhất trong 34 quốc gia và khu vực. Chẳng hạn, tính đến ngày 1/6, giá iPhone 13 128GB ở Nhật là 98.800 yen (733 USD) bao gồm thuế, còn ở thị trường nước ngoài là 126.433 yen. Giá iPhone cao nhất là tại Brazil, 207.221 yen.
Khi mức tăng lương vẫn còn thấp, các nhà bán lẻ tại Nhật ngần ngại tăng giá với nỗi lo làm mất lòng những khách hàng đã quen với giảm phát nhiều năm. Tuy nhiên, điều này không còn nữa, mọi thứ từ bia đến nước tương, gà rán, bánh mì kẹp thịt đều bắt đầu tăng giá khi doanh nghiệp chuyển chi phí sang người mua. Tỷ giá đồng yen so với đồng USD xuống mức thấp nhất trong 24 năm, gia tăng áp lực lên nhà bán lẻ.
Máy tính MacBook MDM có an toàn để mua?
MacBook MDM thuộc sự quản lý của doanh nghiệp và có thể bị khóa bất cứ lúc nào, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn dữ liệu cũng như sự phiền toái đối với người dùng phổ thông.
MacBook MDM (Mobile Device Management) là loại máy tính MacBook được các doanh nghiệp, công ty lớn ký hợp đồng với Apple để mua cho nhân viên sử dụng. MDM chính là công cụ để doanh nghiệp kiểm soát, quản trị hệ thống nhằm đảm bảo thiết bị được sử dụng đúng mục đích cũng như giữ an toàn thông tin nội bộ quan trọng.
MacBook MDM sẽ yêu cầu nhập tài khoản công ty để sử dụng
Thiết bị hoạt động không khác gì một chiếc MacBook thông thường, trừ việc người dùng phải đăng nhập tài khoản của công ty khi kích hoạt máy. MDM sẽ tự động tải, cài đặt phần mềm được cấu hình sẵn và người sử dụng không thể chỉnh sửa thiết lập này.
Ngoài MacBook, iPad và iPhone cũng có dạng máy MDM nhưng ít phổ biến hơn. Dù thuộc "biên chế" của doanh nghiệp, MacBook MDM vẫn xuất hiện trên thị trường tự do, có thể được bán bởi chính công ty sở hữu hoặc nhân viên của đơn vị đó. So với giá máy "sạch" cùng cấu hình, những model MDM có giá rẻ hơn nhiều, dao động từ 30 - 50% tùy đời sản phẩm, ngoại hình, tình trạng, thời gian bảo hành... Do vậy, một số người đã tìm cách "phù phép" để máy MDM trở thành máy thường nhằm gia tăng lợi nhuận.
Tuy nhiên, theo những người am hiểu, việc tránh kiểm soát số serial (yếu tố quan trọng để Apple xác định thiết bị thuộc dạng máy doanh nghiệp hay không) chỉ mang tính chất tạm thời dù áp dụng cách sửa tập tin hệ thống hay đổi số serial của máy. Sau mỗi lần reset (thiết lập lại) hoặc cài đặt, cập nhật macOS, máy đều yêu cầu đăng nhập lại tài khoản công ty, hoặc người dùng sẽ phải tự tìm cách đánh lừa hệ thống kiểm soát.
Trên một số hội, nhóm người sử dụng MacBook tại Việt Nam gần đây xuất hiện những khách hàng tố cáo bên bán cung cấp máy MDM nhưng không công bố đúng về tình trạng và vẫn niêm yết với giá của những chiếc MacBook "sạch". Người mua không chỉ gặp phiền phức khi máy bị khóa lại bất ngờ mà còn khó chịu khi có cảm giác "bị lừa bỏ số tiền mua máy không đúng như quảng cáo".
Một thợ chuyên sửa thiết bị Apple tại Hà Nội cho biết với MacBook MDM, công ty sở hữu có thể can thiệp vào dữ liệu trên thiết bị như xem, xóa hoặc vô hiệu hóa máy từ xa, điều tương tự cũng xảy ra với những chiếc iPhone sử dụng tài khoản iCloud của người khác. Vì vậy, anh khuyến cáo người dùng không nên sử dụng dòng sản phẩm này để tránh rủi ro và phiền phức không đáng có.
Để kiểm tra, người dùng khi mua nên thực hiện thao tác thiết lập lại toàn bộ thiết bị, chọn kết nối internet ở những bước đầu kích hoạt sản phẩm để xem có sẵn MDM trong máy hay không. Nếu nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ "dính" MDM như máy tự động cài đặt phần mềm, bắt đăng nhập tài khoản tổ chức, hiện cảnh báo khi sử dụng... thì nên yêu cầu đổi ngay máy khác, không nên ham rẻ.
"Tuy nhiên các cách kiểm tra hay dấu hiệu nhận biết chỉ mang tính tương đối, có trường hợp mua về dùng vài ngày rồi máy bỗng hiện thông báo mới biết là hàng MDM", một kỹ thuật viên chia sẻ.
Bên cạnh đó, như đã đề cập ở trên, MacBook MDM là máy thuộc quản lý của doanh nghiệp, được mua theo hợp đồng với Apple nên việc xuất hiện thiết bị bán tự do trên thị trường là điều bất thường, đáng ngờ. Đó có thể là tài sản bán trái phép hoặc hàng bị đánh cắp nên người dùng cần tránh tiếp tay cho hành vi này.
Nghịch lý giá iPhone 12 Pro Max cao hơn iPhone 13 Pro Max tại Việt Nam Tại nhiều hệ thống, iPhone 12 Pro Max đang có mức giá tương đương, thậm chí là cao hơn iPhone 13 Pro Max. Đây có phải là cách định giá bất hợp lý của nhà sản xuất và các hệ thống bán lẻ? Theo khảo sát của Dân trí tại một số hệ thống bán lẻ lớn ở Việt Nam, iPhone 12 Pro...