Apple bán đồng hồ bằng cách hù dọa người dùng?
Dường như Apple đang thổi phồng các rủi ro về sức khỏe, tạo tâm lý lo lắng, khiến người dùng thấy rằng Apple Watch là thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Rado Slavov đăng trên Phone Arena.
Có thể kiếm lợi nhuận bằng cách làm mọi người sợ hãi để bán thiết bị y tế hoặc dược phẩm hay không? Đây là câu hỏi tôi tự đặt ra mấy ngày qua.
Apple đang đánh vào tâm lý sợ hãi của người tiêu dùng để bán đồng hồ?
Sau khi Apple công bố Watch Series 6 và Watch SE vào tuần trước, đột nhiên một suy nghĩ thú vị xuất hiện trong đầu tôi: có phải Apple bắt đầu sa đà vào chiến thuật hù dọa nhằm bán được càng nhiều đồng hồ càng tốt?
Quảng cáo quá đà
Thành thật mà nói, miễn là các nguyên tắc đạo đức cơ bản không bị vi phạm, chiến lược kinh doanh sẽ có xu hướng nghiêng về những lĩnh vực hứa hẹn lợi nhuận cao nhất.
Tuy nhiên, mỗi công ty có triết lý và bản sắc riêng, chúng làm nên giá trị cốt lõi, đồng thời tạo dựng các nguyên tắc đạo đức cơ bản của doanh nghiệp.
Chẳng hạn, đó có thể là phong cách thiết kế đặc trưng, xuyên suốt trong mọi sản phẩm. Họ không bao giờ bán ra một sản phẩm không tuân thủ nguyên tắc. Điều này tạo nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp với các đối thủ trên thị trường.
Hoặc công ty nào đó hoạt động với phương châm “không tạo ra căng thẳng không cần thiết cho mọi người”.
Apple nhấn mạnh khả năng cảnh báo nguy cơ về sức khỏe của Watch Series 6.
Video đang HOT
Nếu Apple quan tâm đến nguyên tắc như vậy thì họ đã không đưa ra một số quảng cáo quá đà, kể về những người trải qua khủng hoảng sức khỏe nghiêm trọng nhưng được cứu sống kịp thời nhờ cảnh báo sớm của Apple Watch.
Đừng hiểu sai ý tôi, nếu những câu chuyện này có thật thì sản phẩm của Apple quá tuyệt vời. Tôi không bao giờ tìm cách hạ thấp giá trị của việc đó.
Nhưng câu hỏi đặt ra là: bạn gửi thông điệp gì đến thế giới này khi hướng sự chú ý vào vài trường hợp hiếm hoi, chẳng hạn như người đàn ông 26 tuổi được đưa đến bệnh viện sau khi Watch thông báo nhịp tim cao bất thường?
Đây rõ ràng là tình trạng cực kỳ nghiêm trọng, nhưng cũng rất hiếm khi xảy ra.
Truyền thông điệp tiêu cực
Vậy, thông điệp ở đây là gì? Apple cho rằng mọi người đang gặp nguy hiểm, luôn có điều bất ổn âm thầm bên trong cơ thể nhưng khó nhận ra? Hay họ muốn nói “bạn có thể chết bất cứ lúc nào, ngay cả khi đang ở độ tuổi 20″. Đây không phải là thông tin tích cực đối với tôi.
Hoặc thông điệp đầy đủ được hiểu như: “Bạn nghĩ rằng mình còn trẻ và khỏe mạnh, nhưng không thể biết trước điều gì xảy ra – nhìn vào những chuyện đó kìa; vì vậy, hãy mua chiếc đồng hồ này, nó sẽ giúp bạn sống sót trong thế giới nguy hiểm”. Và như thế, vấn đề bị thổi phồng, khiến mọi người lo lắng.
Câu hỏi đặt ra là, từ khi nào đã xuất hiện các quảng cáo mang tính chất hù dọa, khiến cho tác dụng của thiết bị được phóng đại so với thực tế?
Trong video quảng cáo mang tên “The Device That Saved Me”, nam thanh niên 26 tuổi cảm ơn Apple Watch vì đã bảo vệ mạng sống anh ấy.
Trong kinh doanh, có nhiều trường hợp tiếp thị mang tính chất tương tự như vậy. Tuy nhiên, khi chúng ta chuyển sang lĩnh vực y tế và sức khỏe, mọi thứ cần được xử lý cẩn thận và tốt hơn nữa là áp dụng bổ sung các quy tắc đạo đức.
Đây không còn là việc bán máy tính. Nó làm rối loạn cảm xúc, gia tăng nỗi sợ hãi và lo lắng của con người. Thế giới này đã có đủ căng thẳng rồi, không cần phải thêm nữa.
Một tính năng tốt trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng thông thường có thể dễ dàng được coi là yếu tố quyết định sự sống chết trong thế giới chăm sóc sức khỏe. Người dùng tin tưởng vào điều đó, ngay cả khi chưa có tác dụng thực tế.
Bởi vì tâm lý chung của chúng ta thường nghĩ “mọi thứ đều có thể xảy ra”, hoặc “nếu điều đó xảy ra thì sao?”. Tốt hơn là được an toàn, phải không?
Câu hỏi “Điều gì xảy ra nếu…” hữu ích trong cuộc sống, nhưng khi đối mặt với các tình huống có xác suất cực thấp, việc liên tục đặt ra vấn đề này có thể gây tâm lý hoang tưởng về bệnh tật.
Như đã đề cập ở trên, tôi không nghĩ rằng có một câu trả lời hoặc giải pháp rõ ràng cho những câu hỏi này. Nhưng cần xem xét lại cách các công ty tiếp thị sản phẩm có tác dụng chăm sóc sức khỏe, mà Apple Watch là ví dụ điển hình.
Đồng hồ 3 triệu đồng của Huawei giống Apple Watch
Huawei Watch Fit có thiết kế giống Apple Watch nhưng thon gọn hơn, pin một tuần và có khả năng đo nồng độ oxy trong máu.
Watch Fit là mẫu đồng hồ thông minh thứ 4 mà Huawei đang bán tại Việt Nam. So với các sản phẩm thuộc dòng Watch GT, model này có thiết kế nhỏ hơn, sử dụng mặt chữ nhật và giá rẻ hơn 2 đến 4 triệu đồng. Watch Fit được một số nhà bán lẻ niêm yết với giá 2,99 triệu đồng. Bên trong hộp có đồng hồ, dây sạc và sách hướng dẫn sử dụng.
Dây sạc nam châm đi kèm có tính năng sạc nhanh, cho phép sạc trong 5 phút để dùng trong ngày. Mẫu đồng hồ mới của Huawei có thời lượng pin 7 đến 10 ngày với nhu cầu sử dụng cơ bản, không bật GPS liên tục.
Watch Fit có thiết kế "lai" giữa đồng hồ và vòng tay với mặt cảm ứng hình chữ nhật kích thước 1,64 inch, công nghệ AMOLED, cong nhẹ. Kiểu thiết kế này dễ khiến người xem liên tưởng đến một chiếc Apple Watch, nhưng dài và thon gọn hơn.
Thân đồng hồ có duy nhất một nút bấm ở cạnh bên, khi bấm sẽ đưa về giao diện màn hình chính hoặc mở nhanh danh sách ứng dụng. Cạnh nút bấm là lỗ micro. Case đồng hồ làm từ nhựa, hoàn thiện giả kim loại, cho cảm giác chắc chắn, cứng cáp, nhưng vẫn giữ được trọng lượng nhẹ. Phần case này được làm hơi cong, ôm vào cổ tay.
Vốn là sản phẩm hướng tới nhu cầu tập luyện, Watch Fit chỉ có phiên bản dây cao su, với các lựa chọn màu đen, xanh hoặc hồng. Phiên bản trong hình là dây màu xanh bạc hà. Người dùng có thể thay dây nếu muốn.
Mặt sau của đồng hồ có chân tiếp xúc sạc cùng một số cảm biến.
Watch Fit có khả năng chống nước 5ATM, tức chịu được áp lực nước ở độ sâu 50 mét. Tuy nhiên người dùng chỉ nên sử dụng đồng hồ ở vùng nước nông, khi bơi lội hoặc đi mưa, không nên sử dụng đồng hồ khi lặn biển, hoặc các hoạt động khác liên quan đến nước có tốc độ cao.
Huawei Watch Fit có thể hoạt động độc lập, tuy nhiên, người dùng cần cài ứng dụng Huawei Health vào smartphone để kích hoạt. Đồng hồ có thể kết nối với iPhone hoặc điện thoại Android để hiển thị thông báo, cuộc gọi, tin nhắn. Dữ liệu sức khỏe đo được sẽ đồng bộ vào ứng dụng trên điện thoại.
Trên Android, ứng dụng Huawei Health có thêm tính năng điều chỉnh mặt đồng hồ, điều khiển trình phát nhạc, chụp ảnh từ xa. tuy nhiên, app này yêu cầu người dùng đăng ký tài khoản Huawei ID.
Bên cạnh khả năng đo nhịp tim liên tục, một trong những tính năng mới của Watch Fit là đo độ bão hòa oxy trong máu (SpO2). Thiết bị mất khoảng 20 giây cho một lần đo SpO2. Chỉ số trong khoảng 90 - 100% được coi là sức khỏe bình thường. Nếu ngoài ngưỡng này, đồng hồ sẽ cảnh báo.
Ngoài ra, Huawei Watch Fit Huawei còn có khả năng tự động theo dõi vận động, đồng thời có sẵn các giáo án luyện tập, phục vụ việc chạy bộ, giảm mỡ, săn chắc cơ...
Ở tầm giá 3 triệu đồng, Huawei Watch Fit rẻ hơn hầu hết các mẫu đồng hồ thông minh trên thị trường hiện nay, ngang ngửa một số đồng hồ Amazfit của Huami (thương hiệu con của Xiaomi).
Đồng hồ của Huawei thon gọn, tối giản, có thể đo nồng độ oxy, nhiều bài tập và pin lâu. Tuy nhiên, thiết kế "lai" của Watch Fit có thể khiến người dùng gặp bối rối khi phối đồ, bộ nhớ trong 4 GB thấp, ứng dụng Huawei Health trên iOS thiếu nhiều tính năng qua trọng.
24h Trải nghiệm tuyệt vời cùng Apple Watch Series 6 Đồng hồ thông minh mới của Apple có thể phát hiện nồng độ oxy trong máu suốt cả ngày lẫn đêm, sạc nhanh hơn và tuổi thọ pin không đổi. Video trên tay Apple Watch Series 6. Apple Watch Series 6 tiếp tục phát triển như một trung tâm chăm sóc sức khỏe cá nhân của Apple trên cổ tay của người dùng....