Áp lực và không áp lực
Cùng là học sinh 12, nhưng có bạn đang học vắt giò lên cổ, có bạn vẫn nhởn nhơ. Có bạn đang lo lắng mất ăn mất ngủ, có bạn vẫn thoải mái với các kế hoạch đi chơi. Vì sao?
Thời gian cận kề ngày thi thì áp lực càng gia tăng. Nhất là đối với những bạn có học lực trung bình – yếu. Đó là chưa kể nếu không muốn học mà nhìn những bạn xung quanh học trối chết, hẳn ai cũng phải “tỉnh ngộ”. Rồi sự động viên khích lệ của thầy cô, gia đình, thành tích nhà trường và danh dự bản thân… buộc teen 12 phải suy nghĩ rất nhiều và các bạn ấy trở thành “ông (bà) cụ non” lúc nào không hay.
Riêng với những bạn học lực khá – giỏi, áp lực lớn nhất vẫn là… thành tích và danh hiệu. Một số bạn đòi buông môn này bỏ môn kia nhưng thực chất vẫn “tụng” bài hằng ngày vì sợ điểm thấp. Kiến thức rất nhiều mà thời gian không còn bao nhiêu, càng học càng quên, càng quên càng lo, càng lo càng…rối, và rối rồi thì học không vào
Sự khác biệt
Tuy vậy, cùng là học trò nhưng có bạn đang học ráo riết, có bạn vẫn chơi game, ăn – ngủ – nghỉ đều đặn. Sở dĩ như thế là vì:
Một số teen 12 cho rằng “mình không học cũng có thể tốt nghiệp”, nên… buông luôn. Họ chỉ tập trung cho những môn thi đại học
“Có học cũng tốt nghiệp trung bình” – Đó là “nhận định” của một số bạn về bản thân mình. “Không thể ôm đồm hết Sử, Địa. Học Sử cho nhiều vào mà Địa 5.8 một cái, tốt nghiệp trung bình. Mà cả hai môn trên 6 thì chắc gì môn Văn không bị vướng? Học sinh học lệch khổ thế đấy bạn ạ” – M.M ( lớp 12 trường N) bày tỏ.
Chú trọng thi đại học: Họ “xem thường” tấm bằng tốt nghiệp và cho đó chỉ là một “bàn đạp” để được dự thi đại học mà thôi
“Có học cũng học không vào, thời gian đã hết rồi” là lời “biện hộ” cho những kẻ lười biếng.
“Không nên quá áp lực vì… để dành cho thi đại học. Chứ dồn sức nhiều quá, tới chừng thi đại học, gục ngã thì sao?” – đó là quan điểm của T.C (lớp 12 trường T).
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Có bạn lo lên lo xuống (không hẳn vì điểm số, đó là tâm lí chung khi phải mang trong người áp lực thi cử), có bạn vẫn rất “tỉnh”. Là do:
Môi trường học tập: nếu học ở trường chuyên lớp chọn thì khả năng áp lực cao hơn những bạn lớp thường. Những bạn học lực giỏi và trung bình sẽ lo hơn những bạn có học lực “giữa giữa”. Những bạn học lệch sẽ ít lo hơn những bạn học đều (vì họ không quan trọng điểm số).
Tác động từ thầy cô: nếu học ở một ngôi trường mà thầy cô lúc nào cũng nói “các em học thật tệ, tôi thật thất vọng” thì càng gần tới ngày thi họ càng học nhiều và lo nhiều hơn. Nhưng nếu ở một ngôi trường mà thầy cô luôn khích lệ động viên, kèm theo câu “tốt nghiệp phổ thông là chuyện nhỏ đối với các em, đừng quan trọng thành tích nhiều quá” thì họ sẽ thấy thoải mái vô cùng.
Video đang HOT
Bạn bè: Nếu chơi chung với nhóm bạn mà ai cũng học thì họ sẽ học. Còn không, cả đám cùng “buông” vì “hùa theo”.
Kết
Vì vậy, đừng quá ngạc nhiên khi có sự khác biệt quá mức như thế. Tuy nhiên, mọi sự cố gắng luôn được đền đáp xứng đáng, nếu bạn có niềm tin và sự quyết tâm. Đừng áp lực quá nhé… Khi vứt bỏ áp lực thì bạn đã nắm được 50% sự thành công rồi.
Theo Mực tím
Học trò 12 chia tay trong nước mắt
Những giọt nước mắt, những cái ôm siết chặt, cảm xúc nghẹn ngào dâng trào trong lễ bế giảng năm học của teen lớp 12 trường THPT Việt Đức Hà Nội.
Sáng nay, những hạt mưa lấm tấm rơi, mặt đường ẩm ướt, những giọt nước đọng lại trên tán lá, nhỏ từng giọt lách tách xuống tà áo trắng tinh khôi. Lễ bế giảng của trường THPT Việt Đức vừa rộn ràng sắc trắng, vừa đượm nỗi buồn chia tay, và cả chút lãng mạn trong ngày mưa.
Lễ bế giảng và chia tay học sinh khối 12 diễn ra chỉ khoảng 1 tiếng, không nhiều tiết mục văn nghệ, không nhiều lời phát biểu, chỉ có những tuyên dương cá nhân suất sắc, những chia sẻ đầy xúc động và thầy hiệu trưởng và đại diện học sinh năm cuối.
Thế nhưng, khi những lời chia tay của cô giáo vang lên, những giọt nước mắt đã tuôn rơi. Cô học trò bé nhỏ ôm lấy cô giáo của mình nức nở, cậu bạn trai vỗ về cô nàng cùng lớp... hay những tiếng cười hòa tan trong nước mắt. Khoảnh khắc cuối cùng của đời học sinh khiến bất kỳ ai cũng phải bồi hồi, nhớ lại thời mình còn đến trường, nhớ lại bạn bè thân thương...
Những hình ảnh hồn nhiên và cảm động của teen trong ngày chia tay:
Những khoảnh khắc cuối cùng bên khung cửa lớp.
Trong tà áo dài trắng tinh khôi.
Ngồi bên nhau dưới mưa, cùng lật trang lưu bút.
Ghi lại kỷ niệm tuổi học trò.
Nét hồn nhiên, tinh nghịch của tuổi học trò.
Các em học sinh lớp dưới đã dành tặng anh chị khối 12 một tác phẩm lưu bút rất độc đáo trong lễ bế giảng năm học.
Và khi cô giáo đọc những lời chia tay đầy xúc cảm, những giọt nước mắt đã tuôn rơi.
Nức nở...
Nghẹn ngào.
Cả lặng lẽ...
Hoặc vừa khóc xong đã cười ngay vì lời quyết tâm đầy mạnh mẽ của cậu bạn đang đứng trên sân khấu.
Những cái ôm siết chặt của ngày chia tay...
Ký lên chiếc áo đồng phục là chuyện... muôn thuở của học trò cuối cấp.
Con trai đứng dàn hàng...
Để chụp ảnh cho con gái xinh xinh lớp mình...
Bên chiếc trống trường đầy ắp kỷ niệm...
Áo trắng, hồng đỏ, tinh khôi và ngập tràn yêu thương.
Tạm biệt tuổi học trò, tạm biệt lớp 12C2 thân yêu.
Thủy Nguyên
Theo Bưu Điện Việt Nam
Học 'lò' - bao nỗi đa đoan Chỉ gần hai tháng nữa học sinh lớp 12 sẽ bước vào kì thi đại học. Đây là thời điểm các lò, lớp dạy thêm tăng cường hoạt động. Nhiều năm qua, báo chí vẫn phản đối chuyện học thêm. Tuy nhiên, cứ đến dịp ôn thi, các lò, lớp ngoài trường vẫn hoạt động tưng bừng. Điều này có thể tạm thời...