Áp lực từ mạng xã hội, trường học tại Australia mở lớp dạy trang điểm cho học sinh
Một số trường học tại bang South Australia (Úc) đã mở các lớp dạy trang điểm để giúp học sinh tự tin hơn với ngoại hình của mình. Tuy nhiên, ý tưởng này đã vấp phải khá nhiều ý kiến trái chiều từ các bậc phụ huynh.
Mới đây, học sinh 30 trường học tại bang South Australia (Úc) đã tham gia khóa học trang điểm do chuyên gia trang điểm Larissa Jones hướng dẫn.
Khóa học có tên “Workshop trang điểm và tự tin”. Các nội dung chính của khóa học bao gồm tìm hiểu về bản thân, xây dựng lòng tự tin, cách tạo động lực và phát triển bản thân.
Ngoài ra, học sinh còn được học về hình ảnh cá nhân, chứng sợ hãi bồn chồn và chứng chán ăn. Các em cũng được học về quy trình chăm sóc da và trang điểm phù hợp với bản thân và hoàn cảnh.
30 trường học tại bang South Australia (Úc) đã tham gia workshop về trang điểm cho học sinh.
“Chúng ta đang sống ở thời kỳ mà Youtube ngập tràn hình ảnh các blogger dạy làm đẹp. Điều quan trọng là chúng ta cần giúp các thiếu nữ hiểu rõ vấn đề. Các em sẽ rất dễ bị ảnh hưởng nếu không được trang bị các công cụ cần thiết để ứng phó với thực tế đang diễn ra.
Chúng ta phải giúp các em hiểu rõ các em có khả năng thay đổi nhận thức về bản thân qua việc hiểu rõ con người bên trong mình”, cô Jones nói.
Trang web của cô Jones mô tả những buổi workshop do cô hướng dẫn “rất thú vị, đầy tính giáo dục, an toàn và có tính tương tác cao”.
Video đang HOT
Qua đó, mỗi học sinh sẽ được học những tip và xu hướng trang điểm mới nhất, giúp các em “khoe” được vẻ đẹp tự nhiên của mình.
Tuy nhiên, những lớp học trang điểm này đã nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều.
Người dẫn chương trình The Today Show Deborah Knight cho rằng các bậc phụ huynh nên dạy con em mình cách tự tin với ngoại hình vốn có.
“Tôi cảm thấy có vấn đề ở đây rằng chúng ta phải nhìn cuộc đời qua một lớp kính lọc và phải chắc chắn có trang điểm thì mới cảm thấy bản thân đủ tốt đẹp”, cô Deborah nói.
Đồng tình với quan điểm trên, một người dùng mạng tại Australia cho rằng: “Tại sao chúng ta không dạy các em rằng hãy trở nên “độc nhất” và không theo con đường giống với những người khác?
Hoặc là cha mẹ các em có thể dạy con cái họ cách trang điểm còn các nhà trường thì cứ làm theo đúng khung chương trình thôi”.
Sức ép từ mạng xã hội đã khiến một số trường học tại Australia đưa ra ý tưởng về các lớp học trang điểm này.
Một người khác cho rằng: “Đây không phải cách đúng để dạy bọn trẻ về cuộc sống và cách giải quyết các vấn đề. Sao chúng ta không dạy các em cách đối phó với áp lực phải bằng bạn bằng bè, với nỗi sợ hãi hay hồi hộp, trầm cảm, bắt nạt trên mạng xã hội?”.
Tuy nhiên, một người cha lại có quan điểm: “Là cha của 3 cô con gái, tôi nhận ra thực tế rằng hầu hết mọi phụ nữ đều trang điểm. Xu hướng này sẽ không mất đi cho dù chúng ta có ca ngợi vẻ đẹp bên trong đến thế nào.
Vậy nên, nếu các cháu được dạy trang điểm đi kèm với việc tự ý thức về bản thân, thì tôi thấy cũng không có vấn đề gì”.
Một người khác kể lại câu chuyện của mình: “Tôi cũng từng có những lớp học tương tự như vậy hồi lớp 9 về cách trang điểm và ăn mặc sao cho phù hợp.
Điều đó khiến tôi có thêm tự tin khi đi xin công việc part – time đầu tiên khi học đại học”.
Minh Hương
Theo Daily Mail
TPHCM: Huyện vùng ven cần hơn 22,5 tỷ đồng chi thu nhập tăng thêm cho nhà giáo
Riêng cho khối sự nghiệp GD-ĐT, huyện Nhà Bè, TPHCM dự trù nhu cầu kinh phí là trên 22,5 tỷ đồng trong năm 2018 để chia thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03 của HĐND TPHCM.
Thông tin được đề cập tại buổi làm việc chiều ngày 23/1 của UBND huyện Nhà Bè với đoàn giám sát Ban Văn hóa Xã hội, HĐND TPHCM về triền khai thực hiện Nghị quyết 03 chia thu nhập tăng thêm.
Tính toàn huyện, Nhà Bè cần hơn 38 tỷ đồng để trả thu nhập tăng thêm năm 2018, riêng cho khối GD-ĐT là trên 22,5 tỷ đồng.
Cụ thể, bậc Mầm non cần gần 4,75 tỷ đồng, bậc Tiểu học cần khoảng 10,34 tỷ đồng, THCS cần gần 6,37 tỷ đồng. Các đơn vị khác như trường bồi dưỡng, trung tâm giáo dục nghề nghiệp... cần trên 1,2 tỷ đồng.
Học sinh Trường mầm non Họa Mi, Nhà Bè, TPHCM trong giờ làm quen với Tiếng Anh
Theo báo cáo, số người được hưởng thu nhập tăng thêm trong ngành giáo dục của Nhà Bè theo Nghị quyết 03 là 1.284 người. Các trường có số lượng giáo viên, nhân viên được hưởng cao, cần số tiền chi cao như Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm cần gần 1,43 tỷ đồng; Trường THCS Lê Văn Hưu cần hơn 1,35 tỷ đồng; Trường tiểu học Lâm Văn Bền cần hơn 1,15 tỷ đồng...
Theo Chủ tịch Nguyễn Văn Lưu, UBND huyện Nhà Bè việc chia thu nhập tăng thêm tạo động lực cho người lao động. Tuy nhiên quá trinh triển khai cũng gặp những khó khăn trong đánh giá, xếp loại.
Cũng cần có nghiên cứu thêm để chia thu nhập tăng đối với người làm việc theo chế độ hợp đồng 68, chia sẻ với nhân viên hợp đồng lao động khác. Đặc biệt, riêng ngành giáo dục cần có hướng dẫn xếp loại cụ thể đối với giáo viên, nhân viên lĩnh vực giáo dục trong thời gian nghỉ hè.
Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐND TPHCM có hiệu lực từ 1/4/2018 là cơ chế riêng dành cho TPHCM. Theo Nghị quyết, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì sẽ được chia thêm 0,6 trên tổng số lương nhận hàng tháng, nhận theo quý. Cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ thì sẽ được chia thêm 0,48 trên tổng số lương nhận hàng tháng, nhận theo quý. Với những cá nhân chỉ hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ không được chia khoản tiền này.
Hiện nay, giáo viên nhiều trường ở TPHCM đã nhận khoản thu nhập tăng thêm này. Có nơi nhận 3 quý, với giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, số tiền nhận được có thể lên đến 30 - 40 triệu đồng.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Chuẩn giáo viên: Động lực để nhà giáo phấn đấu Đội ngũ nhà giáo đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng GD. Việc tập huấn giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp (Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT) được tiến hành ở 63 tỉnh thành trên cả nước, có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển năng lực giáo viên trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Năng...