Áp lực thi cử, sĩ tử Trung Quốc liều uống ‘thuốc thần kỳ’
Kỳ thi tuyển sinh đại học cận kề, sĩ tử Trung Quốc tăng cường nhồi nhét kiến thức. Họ và gia đình liều lĩnh sử dụng loại thuốc được đồn đại là có tác dụng bổ não thần kỳ.
Kỳ thi đại học ở Trung Quốc (gaokao) cận kề, phụ huynh và sĩ tử cuống cuồng chuẩn bị cho cuộc chạy đua khốc liệt vào trường đại học. Ngoài việc ra sức nhồi nhét kiến thức, nhiều người không ngại sử dụng đến sự hỗ trợ từ thuốc bổ não.
Gao Hong, một nữ sinh 18 tuổi ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, thường mua 10 viên Modafinil từ một cửa hàng trực tuyến trên WeChat. Loại thuốc này được sử dụng để chuyên điều trị chứng rối loạn giấc ngủ.
Trong thời gian gần đây, học sinh trung học nước này coi đây là “thuốc thông minh”.
Áp lực đỗ đại học khiến phụ huynh và sĩ tử Trung Quốc tìm mọi cách nhồi nhét kiến thức. Ảnh: Business Insider.
Gao cho biết, cô quyết định sử dụng Modafinil vì nghe nhiều bạn học nhắc đến nó. Nữ sinh hy vọng thuốc có thể giúp cô tăng khả năng tập trung học hành, theo Global Times.
“Đương nhiên, tôi không tin tưởng 100% nhưng cũng uống theo tâm lý ăn may vì tôi thực sự muốn đỗ vào một trường đại học tốt”, Gao Hong nói.
Niềm hy vọng của Gao sụp đổ khi thay vì trở nên thông minh hơn, cô lại thường xuyên cảm thấy lo lắng và buồn ngủ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trước áp lực từ kỳ thi tuyển sinh đại học, nhiều gia đình sĩ tử vẫn “liều” mua thuốc bổ não với mong muốn giúp con đạt điểm cao hơn dù các chuyên gia cảnh báo những loại thuốc này chứa chất an thần và có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng.
Theo Chinanews, ngày 24/5, Ban Quản lý thuốc và Thực phẩm tỉnh An Huy cho biết, hai loại thuốc “bổ não” thông dụng nhất là Ritalin và Modafinil vốn được dùng để điều trị chứng trầm cảm và chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
Thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương và tạo cảm giác tỉnh táo. Vì thế, nhiều học sinh nghĩ thuốc có tác dụng thần kỳ. Trên thực tế, chúng không có tác dụng tăng cường trí nhớ hay nâng cao trí lực.
Ngược lại, việc sử dụng thuốc trong thời gian dài khiến sĩ tử cảm thấy bồn chồn, lo lắng, mất ngủ cùng các chứng rối loạn tinh thần như ám ảnh sợ xã hội và cơn hoảng loạn.
Theo Beijing Youth Daily, hoạt động mua bán thuốc bổ não diễn ra ngấm ngầm, các giao dịch được thực hiện một cách không rõ ràng khiến cảnh sát khó nắm bắt tình hình. Chủ cửa hàng thường nhập Ritalin và Modafinil từ châu Âu và Mỹ nhưng không qua kiểm định mặc dù cả hai loại này đều nằm trong danh sách thuốc dùng theo toa được quy định nghiêm ngặt ở cả Trung Quốc lẫn nước khác.
Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Zheng Yulong – một chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng, cho hay: “Chế độ ăn uống đa dạng, hợp lý sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn mọi loại thuốc”.
Ông khuyên các sĩ tử nên ăn nhiều hải sản, thịt nạc, trứng, sữa chua và sữa để cung cấp protein, giúp họ chống lại cơn buồn ngủ. Ngoài ra, học sinh có thể tăng lượng rau tươi và trái cây để bổ sung Magie và Kali – hai chất có tác dụng giảm căng thẳng, nguy cơ tăng huyết áp và điều hòa hệ tiêu hóa.
Zheng Yulong cho biết thêm, vitamin B và chất xơ có thể giúp tái tạo tế bào não, giúp học sinh duy trì sự tập trung trong thời gian dài hơn.
Về phần Gao Hong, em đã từ bỏ con đường tắt dẫn trên thành công, chú trọng học tập thay vì trông cậy vào tác dụng thần kỳ của loại thuốc “bổ não”.
“Tôi nhận ra rằng không có đường tắt cho sự nghiệp học hành. Lối sống lành mạnh cùng chế độ ăn, học tập, nghỉ ngơi hợp lý mới là giải pháp tốt nhất để đạt kết quả cao trong kỳ thi gaokao sắp tới”, nữ sinh 18 tuổi nói.
Theo Zing
Trung Quốc: Cấm xé sách, la hét để giảm áp lực thi cử
Lãnh đạo ngành giáo dục một thành phố ở Trung Quốc vừa ra quy định cấm học sinh xé sách giáo khoa hay la hét trong hành lang để giảm áp lực trước kỳ thi đại học.
Thời điểm kỳ thi đại học (gaokao) cận kề, Sở Giáo dục thành phố Hạ Môn (tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc) ban hành lệnh cấm học sinh xé sách giáo khoa hay la hét trong hành lang trường học để giảm áp lực thi cử, BBC cho hay.
Gaokao được đánh giá là một trong những kỳ thi khắc nghiệt nhất thế giới, diễn ra trong hai ngày. Hàng năm, khoảng 10 triệu thí sinh tham gia cuộc đua vào đại học khốc liệt này.
Đây là bước ngoặt quan trọng đối với học sinh Trung Quốc, ảnh hưởng cơ hội thành công sau này của họ. Vì thế, các em phải đối mặt áp lực lớn từ chính bản thân, cũng như gia đình, nhà trường. Nhiều em thậm chí lâm vào trầm cảm và tự tử.
Không khí ôn thi căng thẳng bao trùm các trường trung học ở Trung Quốc. Ảnh: AFP.
Theo CCTV, những năm gần đây, nhiều học sinh xé sách giáo khoa rồi đứng ở tầng cao, tung giấy vụn xuống sân trường. Một số em khác thường la hét trong hành lang trường học nhằm cổ vũ tinh thần bản thân và bạn học.
Các lãnh đạo ngành giáo dục thành phố Hạ Môn cho rằng, đây là phương pháp tiêu cực. Học sinh cần được tư vấn tâm lý.
Sở Giáo dục cũng khuyến khích các trường để học sinh giải tỏa căng thẳng mùa thi theo phương pháp lành mạnh nhưng không đưa ra hướng dẫn cụ thể.
Cuộc khảo sát trên Sina cho thấy, 51% người dùng không hài lòng với lệnh cấm từ cơ quan quản lý giáo dục. Nhiều người bình luận, sách giáo khoa là tài sản của học sinh nên các em có quyền làm bất cứ điều gì họ thích, kể cả xé sách.
Một số người khuyên, trước kỳ thi, học sinh không nên xé sách giáo khoa thay vào đó, họ có thể xé giấy bình thường để đỡ thấy áp lực.
Những người đồng tình với quyết định của Sở Giáo dục cho rằng, học sinh đang chọn cách giảm áp lực một cách lãng phí. Lẽ ra, họ có thể tặng sách giáo khoa cho người cần nhưng không đủ điều kiện mua.
Hạ Môn là nơi đầu tiên ở Trung Quốc ban hành lệnh cấm xé sách. Nhưng trên thực tế, hành động xé sách khá phổ biến ở nước này và rất khó giải quyết. Năm ngoái, một trường học ở tỉnh Hồ Bắc đuổi 7 học sinh vì xé sách giáo khoa. Sau đó, trường thu hồi quyết định, cho phép họ tham gia gaokao.
Nhìn chung, theo khảo sát, hành vi xé sách của học sinh năm cuối tạo ra nhiều quan điểm trái chiều. Đánh giá về quy định do Sở Giáo dục thành phố Hạ Môn vừa ban hành cũng không thống nhất.
Xã hội Trung Quốc rất coi trọng kỳ thi gaokao. Tỷ phú lừng danh Jack Ma từng trải qua 3 lần thi mới đỗ đại học.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, gaokao bị chỉ trích vì nó tạo ra lối học vẹt, nhồi nhét kiến thức, ép học sinh học tập quá sức, căng thẳng, dẫn đến chứng trầm cảm và tự tử học đường gia tăng.
Theo Zing
Những cách xả stress của học sinh thi đại học ở Trung Quốc Trước áp lực của kỳ thi đại học khắc nghiệt, các sĩ tử Trung Quốc tranh thủ thời gian ra chơi ngắn ngủi để giải lao bằng những trò chơi trẻ con như bóng bay, gấp máy bay giấy. Học sinh lớp 12 trường Trung học số 2 ở thành phố Hành Thủy, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, chơi bóng bay để giảm...