Áp lực mang tên ‘con của giáo viên’
Nhiều bạn trẻ cho biết họ bị ám ảnh một thời gian dài khi được nhớ đến bằng 4 từ ‘con của giáo viên’.
Đừng choàng thêm áp lực cho những con em của mình – ẢNH MINH HỌA: QUỲNH HỮU
Có cha hoặc mẹ là giáo viên trong trường vô tình đã gây áp lực không nhỏ với nhiều bạn trẻ. “Mẹ tôi là giáo viên dạy toán, lại dạy chính trong lớp tôi. Lúc nào mẹ tôi cũng nói tôi phải làm gương cho các bạn khác, không thì mẹ nói còn học sinh nào nghe nữa. Người ta quên vở hay không làm bài phải viết bản kiểm điểm một lần, còn tôi ngoài làm bản kiểm điểm phải đứng góc, chép phạt, rồi có lần mẹ thẳng tay tát tôi ngay trước mặt các bạn”, N.Q.L, 27 tuổi, cựu học sinh Trường THPT Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ.
Dù đã trưởng thành và có cuộc sống ổn định, N.T.N, 28 tuổi, cựu học sinh Trường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TP.HCM vẫn cho rằng những năm tháng cấp 3 rất ám ảnh với anh. “Mẹ tôi là giáo viên dạy ngữ văn trong trường, có dạy lớp của tôi. Tôi không bao giờ được bạn bè nghĩ là tôi thật sự là một người có năng khiếu học văn thật sự. Nếu tôi có phát biểu hay và điểm 8, 9 thì bạn bè cũng xì xào nói với nhau ‘Nó là con của giáo viên, không điểm cao thì sao’ hay ‘Con của giáo viên thì phải được ưu tiên chứ’”.
Trần Như Tuệ Anh, học sinh lớp 8 Trường THCS Colette, quận 3, TP.HCM cho biết, mẹ em là giáo viên một trung tâm tiếng Anh tại TP.HCM, do đó, bạn bè luôn mặc định Tuệ Anh sẽ phải là một học sinh có trình độ tiếng Anh rất siêu. “Em cũng cảm thấy áp lực, tuy nhiên cảm giác này không tiêu cực mà khiến cho em càng phải cố gắng nhiều để giỏi tiếng Anh hơn. Điều này là tốt với bản thân em”.
Đừng choàng thêm áp lực cho con
Cô Trịnh Thị Bích Vân, giáo viên dạy Toán, Trường THPT chuyên Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh), cho biết cả con gái và con trai của cô đều từng là học sinh của chính mái trường cô dạy, tuy nhiên, cô không có áp lực, đồng thời các con của cô cũng thoải mái học tập, cả hai đều đã thành đạt, con trai cô giành học bổng toàn phần tới Trường ĐH Minerva Mỹ năm 2017.
Cách giáo dục con của cô Vân là nghiêm khắc, kỷ luật nhưng cũng linh hoạt, nhiều tình yêu thương, cho con được tự do sáng tạo trong sự kiểm soát.
Cô Vân từ chối không trực tiếp dạy trong lớp học của cả hai con với lý do “Sợ các con sốc khi thấy mẹ ở nhà thì la mắng, còn trên lớp thì dịu dàng”. Cô cũng ký sẵn một tập giấy kiểm điểm, để khi các con mắc lỗi với các giáo viên thì tự động ghi lỗi vào đó, đã có sẵn chữ ký của mẹ.
Video đang HOT
“Tôi hiểu các con của mình, chúng không hoàn hảo, không là những trò ngoan tuyệt đối, tuy nhiên có những lỗi tôi chấp nhận được cho con nên ký sẵn các bản kiểm điểm. Tôi chỉ không chấp nhận nếu con hỗn, láo”, cô Trịnh Thị Bích Vân nói.
Cô Vân và các học trò Trường THPT chuyên Bắc Ninh – ẢNH NHÂN VẬT CUNG CẤP
“Các con của tôi rất thông minh nhưng cá tính, nhiều khi tôi trách mắng con nhưng rồi xuôi theo con vì con nói lý lẽ đúng quá. Từ đó, tôi luôn đặt mình vào vị trí của con để hiểu con hơn, mình không thể áp đặt những suy nghĩ của con. Tôi học được nhiều từ các con và tự rút kinh nghiệm cho chính mình khi ứng xử với các học sinh”, cô Vân chia sẻ.
Ông Phạm Cao Sơn, Trưởng bộ môn bắn súng, Trung tâm đào tạo vận động viên thể dục thể thao Hải Phòng, có con trai đang là vận động viên bắn súng, trực tiếp do ông giảng dạy chia sẻ: Các bạn trẻ có áp lực riêng khi là con của giáo viên, con của huấn luyện viên. Còn chúng tôi, vừa là cha mẹ, vừa là thầy giáo của các con, cũng có những áp lực riêng. Vì nếu con mình không ngoan, thành tích không tốt, thì mình sẽ không uy tín trước các học trò khác và đồng nghiệp khác. Nhiều người còn có tâm lý “con thầy còn không giỏi, thầy dạy được ai”.
Tuy nhiên, theo ông Sơn, nếu mỗi phụ huynh đồng thời là giáo viên của các con thì không nên khoác thêm áp lực cho các con của mình.
Ông Sơn nói: “Đừng la mắng hay phê bình thậm tệ hoặc thậm chí đánh con mình trước mặt các bạn khác. Ai cũng có lòng tự trọng, các con sẽ càng tổn thương. Cha mẹ cũng không nên chọn những giờ như bữa cơm gia đình, trước giờ đi ngủ của con để la mắng, nhắc đi nhắc lại những lỗi lầm của con vì sẽ khiến con ngày càng bị ám ảnh rằng mình là người kém cỏi. Nên động viên và nhìn vào những điểm tích cực của con để ngợi khen”.
Theo thanhnien
Dạy trẻ chưa biết chữ trước bằng... dọa dẫm?
Nhiều phụ huynh có những trải nghiệm vô cùng "thương đau" với quyết định không cho con học chữ trước khi vào lớp 1. Đó không chỉ là áp lực từ người thân trong gia đình mà đáng sợ hơn chính là "thái độ" của giáo viên.
Làm đúng cũng phải khóc
Con bị cô giáo la rầy trong khi tập đọc, tập viết, bố mẹ bị nhắc nhở, yêu cầu phải kèm cặp thêm... là những trải nghiệm không ít phụ huynh đã gặp phải khi lựa chọn không cho con học chữ trước khi vào lớp 1. Không phải là phổ biến vì thực tế hiện nay, số trẻ không học chữ trước khi vào lớp 1 rất ít. Phụ huynh được xem là "cá biệt" khi trong lớp chỉ mình con họ không học chữ trước.
Một lớp học chữ trước khi vào lớp 1 ở TPHCM.
Chị Trần Lệ Thủy, nhà ở Q.7, TPHCM cho biết, trước đây chị đã được nếm "mùi vị" khi có con chưa hề học viết, học đọc trước khi vào lớp 1. Khó khăn vì con chưa học chữ trước trong khi cả lớp các bạn đã biết viết, biết đọc vần đã đành nhưng căng nhất là từ giáo viên. Vào học được vào hôm, đi học về là con chị khóc, kể chuyện bị cô giáo cho ngồi ở góc lớp, gõ vào tay và chê, dọa đủ thứ. Mỗi lần chị đón con là cô giáo lại gặp chị than phiền là cháu không biết gì hết trơn, chậm, không bắt kịp nhịp học trong lớp.
Chị cũng liều nói với cô mình thực hiện theo quy định của Bộ, không học chữ trước nên bé chậm hơn là bình thường. Thế nhưng, chị nhớ như in khi chỉ mới đến trường được 2 tuần, cô giáo đã thản nhiên đánh giá: "Cháu học kém" kèm theo lời cảnh báo, thế này thì bé rất dễ bị đúp lớp, ảnh hưởng đến cô, đến trường, đến quận.
Cuối năm đó, con chị Thủy vươn lên nằm trong top đầu nhưng từ những trải nghiệm không mấy vui vẻ đó và xét nhiều yếu tố, chị chuyển sang trường quốc tế. Người mẹ này nói: "Giáo dục kiểu dọa dẫm con trẻ ngay từ những ngày đầu đến trường thì hỏi các em sẽ yêu thích việc học như thế nào?".
Nhưng không phải ai cũng "cứng" như chị Thủy. Rất nhiều phụ huynh phải bật khóc trước áp lực từ giáo viên khi lựa chọn không cho con học chữ trước. Chị Phạm Nhọc Oanh, nhà P.3, Q. Bình Thạnh kể, ngày nào đi học con chị cũng bị la vì chưa biết viết chữ, mẹ thì bị cô gọi lên mắng vốn, nhắc nhở đủ kiểu, chị nghe chỉ biết gật. Dù biết quy định của ngành là không học chữ trước nhưng chị cũng không dám ý kiến lại.
"Cháu bị giao bài về nhiều nhất, giao theo kiểu cho những trẻ đã biết chữ. Về nhà, hai mẹ con tối nào cũng "đánh vật" để học chữ đến 10 giờ đêm. Nghĩ lại đến giờ tôi vẫn sợ, thấy thương con khi niềm vui đi học như mẹ tô vẽ không hề có", chị Oanh nói. Sau này, con chị vẫn theo kịp nhưng chị phải thừa nhận gian nan và căng thẳng cho cả mẹ lẫn con. Đến đứa sau, chị cũng dự tính cho theo bước anh trai nhưng bị gia đình phản đối nên cháu đã học chữ trước.
May rủi tùy giáo viên
Nhiều phụ huynh cũng có những trải nghiệm khác nhau tùy thuộc rất nhiều vào cô giáo. Chị Đoàn Ngọc Phương, nhà Linh Đông, Thủ Đức cho hay, hai đứa con chị đều không học chữ trước nhưng tình cảnh lại trái nhau hoàn toàn. Cháu đầu vượt qua khá nhẹ nhàng khi gặp cô giáo đồng tình với việc trẻ không cần phải học chữ trước. Cô tận tâm, kiên nhẫn, không nóng lòng với thành tích dù con chị thuận tay trái.
Tiếp thêm động lực, đứa thứ hai chị không cho học chữ trước dù thời điểm đó, việc phải học chữ trước như là hiển nhiên. Nhưng lần này, họ không gặp may, hai mẹ con "tiêu điều" khi cô giáo của con là tổ trưởng khối 1, cô nói thẳng: "Chị nghĩ sao mà không cho bé đi học trước". Và mấy tháng đầu, chị bị cô gọi nhiều nhất để nói đi nói lại về việc con chị không học chữ trước nên giờ khổ bao nhiêu người. Thậm chí, chị khóc trên đường sau khi cô giáo đề nghị chị lên lớp nhìn con mình viết.
Ngày đầu tiên đến trường của học sinh lớp 1 trở nên khó khăn hơn lúc nào hết vì việc học chữ trước hay không (ảnh minh họa)
Vấn đề từng được đặt ra, chương trình ở lớp 1 nặng, sĩ số đông nên giáo viên cực khó để có thể kèm cặp học sinh trong lớp chưa biết chữ theo kịp nội dung. Đối với lớp 1, việc để ổn định trật tự trong lớp đã là một bài toán không hề dễ dàng đối với giáo viên.
Bên cạnh đó, quản lý một trường học ở TPHCM đặt ra vấn đề, cũng cần xem lại cả chương trình học và phương pháp giảng dạy của lớp Lá (5 tuổi). Trong chương trình, phần Ngôn ngữ có nội dung "chuẩn bị cho học Đọc - Viết". Nếu không vững vàng và thực hiện đúng mục đích yêu cầu thì giáo viên mầm non có thể đơn giản hóa nội dung này bằng cách dạy các cháu rèn chữ, đánh vần. Đa phần phụ huynh không nắm vững và cùng hỗ trợ nội dung này. Tiếp nữa, giáo viên lớp 1 lại xem việc các cháu biết đọc, biết viết trước là đương nhiên trên nền tảng số đông. Điều này kéo theo vấn đề luẩn quẩn.
Trước thực trạng cô giáo gây áp lực đối với trẻ chưa biết chữ trước, nhiều năm gần đây, trước khi bước vào năm học mới, Sở GD-ĐT TPHCM đều không quên gửi văn bản cho tất cả các trường "nhắc nhở" và yêu cầu giáo viên không được phân biệt học sinh biết và chưa biết chữ. Ngành cũng nhấn mạnh, thời gian đầu tập trung vào việc hướng dẫn học sinh làm quen với lớp trước khi vào chương trình.
Đây là thời điểm cực kỳ quan trọng hình thành tâm lý đối với việc học của trẻ, lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM lưu ý giáo viên tuyệt đối không dọa nạt, to tiếng làm học sinh sợ hãi và cần thường xuyên trao đổi hợp tác với cha mẹ học sinh về những trường hợp trẻ có biểu hiện sợ sệt, khóc nhè..., giúp học sinh tự tin và thích đi học.
Tuy nhiên, nhắc là nhắc, không ít giáo viên nghe rồi để đó và gây căng thẳng với phụ huynh, với trẻ không học chữ trước với đủ lý do. Chính điều này góp phần làm cho việc con trẻ vào lớp 1 của nhiều gia đình lẽ ra nhẹ nhàng, vui vẻ lại trở nên áp lực, căng thẳng.
Nghịch lý không thể chấp nhận nổi đang tồn tại là trẻ vào lớp 1 để bắt đầu học chữ, học viết lại phải biết chữ trước. Đã đến lúc tất cả mọi người cùng phải nghiêm túc nhìn lại, khắc phục để con trẻ không bị áp lực không đáng có ngay từ những ngày đầu đi học.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Khi thầy giáo dạy Toán đi du lịch: Up ảnh sống ảo vẫn không quên caption đong đầy kiến thức Thời gian đi du lịch chắc chắn là thời gian chúng ta tự cho phép mình "ễnh ương" chơi bời, nghỉ ngơi để quên hết những áp lực và mệt mỏi của công việc. Phải tranh thủ Yolo chứ, mấy khi mà được thoải mái, nhẹ nhõm thế này! Up ảnh sống ảo vẫn không quên caption đong đầy kiến thức Thế mà,...