Áp lực học tập khiến nhiều trẻ bị rối loạn sức khỏe tâm sinh lý

Theo dõi VGT trên

Đây là cảnh báo của chuyên gia về áp lực học tập và an toàn trường học tại buổi tọa đàm khoa học với chủ đề: “ Trường học hạnh phúc” do Viện Tâm lý và tâm thần Việt – Pháp phối hợp cùng Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức.

sao trẻ sợ đến trường?

Theo GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Viện trưởng Viện tâm lý và tâm thần Việt Pháp cho biết, nghiên cứu mới đây được Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (2/2018) vấn đề áp lực học tập là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ em Việt Nam rối loạn về sức khỏe tâm sinh lý. Từ đó dẫn đến tình trạng sợ đến trường học, giảm sút kết quả học tập, thậm chí nhiều em đã tìm đến cái chết do không đạt được điểm số kỳ vọng như bố mẹ, thầy cô mong đợi.

Áp lực học tập khiến nhiều trẻ bị rối loạn sức khỏe tâm sinh lý - Hình 1

GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc

GS Lộc dẫn chứng, theo thống kê của ngành công an, trong quý 1/2019 có đến 310 vụ bạo lực học đường trên cả nước, đa số ở bậc THCS và THPT.

Như vậy, ngoài các vấn đề về áp lực bài vở, các mối quan hệ giữa giáo viên – học sinh – gia đình – bạn bè cũng là điều ảnh hướng rất lớn đến việc trẻ có thích đến trường hay không.

“Đây chính là bài toán chất lượng môi trường trường học, trẻ cần được học tập, vui chơi trong nền giáo dục thực sự toàn diện cả về kiến thức lẫn tâm lý” – GS Lộc nhấn mạnh.

Tại buổi tọa đàm, cô giáo Nguyễn Thị Mai chia sẻ, dù biết học sinh của mình áp lực bài tập rất lớn nhưng buộc lòng vẫn phải dạy đủ số tiết, đủ lượng kiến thức đã quy định theo khung chuẩn, nếu không sẽ không kịp tiến độ sách giáo khoa. Nếu linh hoạt cho các em chơi nhiều quá thì sợ sẽ ảnh hưởng đến điểm số thi cử của các em, rất khó cho giáo viên.

Áp lực học tập khiến nhiều trẻ bị rối loạn sức khỏe tâm sinh lý - Hình 2

GS.TS Agnes Florin (chuyên gia tâm lý trẻ em và giáo dục, Cộng hòa Pháp).

GS.TS Agnes Florin (chuyên gia tâm lý trẻ em và giáo dục, Cộng hòa Pháp) cho biết, hạnh phúc của tuổi thơ sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả học và quá trình lớn lên của trẻ sau này.

Sự hạnh phúc của học sinh là những đánh giá cá nhân về nhận thức, cảm xúc trải nghiệm trong nhà trường bằng tiêu chí như: mức hài lòng về các mối quan hệ ở trường nói chung (giáo viên, bạn bè) quan hệ trong và ngoài lớp… đặc biệt là cảm giác an toàn và vui vẻ khi đến trường.

Video đang HOT

GS Agnes Florin đã chỉ ra những nguyên nhân tiêu cực khiến trẻ sợ đến trường như: các em phải làm quá nhiều bài tập về nhà, học nhiều khi ở trường, giáo viên không thường xuyên khen ngợi học sinh, sợ bị điểm kém về nhà ba mẹ đánh đòn, sợ giáo viên trao đổi với phu huynh về điểm số và tình hình học tập…. Ngoài ra, các em luôn sợ hãi bị mất đồ, sợ bị bạn đánh, bắt nạt, sợ bị nói xấu và xa lánh…

“Chính sự áp lực đó, gây ra ức chế thần kinh cho trẻ, khiến chúng cảm thấy mệt mỏi mỗi khi tới trường. Mỗi em sẽ biểu hiện ra bằng hành động ở mức độ khác nhau, tùy thuộc vào sự ức chế nhiều hay ít ở bên trong” – GS Agnes Florin nhấn mạnh.

GS Agnes Florin cho hay, từng có rất nhiều nghiên cứu giữa sự hài lòng của học sinh với kết quả học tập. Nếu một bạn nhỏ hài lòng về nhà trường, yêu cô giáo, hòa đồng với các bạn, không bị áp lực bài vở nhiều và thích thú với việc đi học thì kết quả học cũng sẽ tốt hơn rất nhiều. Nhất là ở bậc THCS, THPT khi các em đã nhận thức được yêu thích và chống đối lại cái mình không thích thì điều này càng thể hiện rõ ràng.

Học càng nhiều, điểm số càng thấp

Về áp lực điểm số, GS Agnes Florin đã nghiên cứu trên 40 quốc gia, trong đó có Việt Nam đều cho thấy, không một học sinh nào có được điểm số học tập tốt nếu bị ép theo với cường độ học tập quá căng thẳng, nhịp độ học lớn hơn nhịp độ nghỉ ngơi.

GS Agnes Florin nhận định, hiện có đến gần 70% các trường học hiện tại vẫn chưa quan tâm đúng mức đến cải cách nhịp độ học, đa số vẫn theo lịch học giáo dục truyền thống từ trước đến nay.

“Chúng ta đừng hiểu lầm rằng cứ nhiều giờ học liên tục thì sẽ có kết quả cao. Đã đến lúc các trường nên tính toán đến phương án điều chỉnh xen kẽ nhiều hơn những hoat động ngoại khóa, thể dục thể thao, văn nghệ…giữa hai tiết học từ 15- 20 phút” – GS Agnes Florin đề xuất.

Áp lực học tập khiến nhiều trẻ bị rối loạn sức khỏe tâm sinh lý - Hình 3

Áp lực về điểm số và bài tập khiến học sinh thấy mệt mỏi, sợ đến trường mỗi ngày (ảnh minh họa).

Các thầy cô càng khen thì trò càng thích thú khi tới lớp

GS Agnes Florin cho hay, mối quan hệ giữa thầy và trò cũng sẽ quyết định việc tạo hứng học và kết quả học tập. Các thầy cô thường xuyên khen ngợi, cùng tiếng nói với học trò, bảo vệ và không gây áp lực lên trò sẽ tạo ra lòng cảm mến tốt, giúp trẻ thích thú tới lớp mỗi ngày.

Vì thầy cô là người trực tiếp giảng cho học sinh, là người có quyền linh hoạt trong việc giảng dạy, thay đổi cách tiếp cận vấn đề, cởi mở hơn trong việc truyền đạt kiến thức. Ví dụ, nếu thấy học sinh mệt mỏi, không hứng thú, giáo viên nên cho các em nghỉ ngơi, chơi trò đố vui tại lớp hoặc cho học sinh ngồi thư giãn 10 phút… tùy vào trạng thái của học sinh mà linh hoạt để các em thoải mái trước khi bước vào bài.

Tùy vào đặc thù từng bậc học sẽ có những điều chỉnh khác nhau, nhưng cơ bản giáo viên không nên cứng nhắc, miễn sao vừa giúp học sinh thoải mái lại vẫn đảm bảo được lượng kiến thức như khung chương trình chuẩn đã quy định, kết quả học tập sẽ tốt hơn, GS Agnes Florin khuyên các thầy cô.

GS Agnes Florin, Việc chăm lo đến hạnh phúc của trẻ ở trường là vấn đề thời đại cần phải làm ngay, chúng song hành cùng giáo dục kiến thức rất quan trọng. Nhưng để thay đổi được điều đó rất khó, cần một lộ trình dài, sự vào cuộc từ gia đình, nhà trường, thầy cô và chính các bạn học sinh linh động hơn trong tổ chức và tham gia hoạt động.

Hà Cường

Theo Dân trí

Nơi học sinh cảm nhận hạnh phúc

Theo nhóm nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội, hiện nay học sinh vẫn chưa thực sự hạnh phúc khi đến trường do gặp phải rất nhiều áp lực.

Đã đến lúc các nhà trường, thầy cô giáo cần thay đổi để chung tay xây dựng trường học hạnh phúc, nơi mà học sinh cảm nhận được hạnh phúc khi đến trường để từ đó phát triển năng lực và phẩm chất của bản thân.

Nơi học sinh cảm nhận hạnh phúc - Hình 1

Sinh viên ngành KHXH&NV trong các hoạt động xã hội. Ảnh: Đức Chiêm

Không hạnh phúc trong thời gian ôn thi

PGS.TS Nguyễn Văn Lượt - giảng viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) cho biết: Mới đây, ông cùng nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài "Cảm nhận hạnh phúc ở trường học của học sinh THPT", khảo sát 253 học sinh THPT về cảm nhận hạnh phúc ở trường học. Cảm nhận hạnh phúc ở trường học của học sinh được nghiên cứu qua 4 khía cạnh: Điều kiện trường học, các mối quan hệ ở trường học, sự tự hoàn thiện bản thân và vấn đề sức khỏe ở trường học.

Theo nhóm nghiên cứu, nhìn chung, phần lớn học sinh vẫn chưa cảm thấy hài lòng với các điều kiện học tập ở trường. Trong đó, các khía cạnh học sinh ít hài lòng nhất là tiếng ồn, môi trường học tập căng thẳng.

Qua phỏng vấn một số học sinh, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng khối 12 có mức độ hạnh phúc thấp hơn là do sắp phải bước vào Kỳ thi THPT quốc gia. Cho rằng áp lực thi cử là rất lớn khiến các em cảm thấy mệt mỏi. Hậu quả của việc phải tập trung ôn thi là "đến lớp mà thấy trong lớp có ít học sinh, các bạn gục mặt xuống bàn hết làm em cảm thấy tinh thần đi xuống". Ngoài ra, suy nghĩ tiêu cực "sắp phải xa nhau" cũng khiến nhiều bạn không cảm thấy hạnh phúc.

Lý giải về việc không hài lòng với điều kiện học tập tại trường, một học sinh nữ lớp 11 cho rằng: "Nhiều khi em cảm thấy giống như là mình không thuộc về nơi này, áp lực từ nhiều phía, áp lực phải thành công, suôn sẻ ở mọi việc, mà mình không đạt được điều đó, cảm thấy mình không cố gắng đủ".

Mối quan hệ với thầy cô cũng bị ảnh hưởng khi "trước kia, các thầy cô bày nhiều trò cho lớp như cho lớp thuyết trình, bài tập nhóm thi đua vừa học vừa chơi" còn vào thời gian ôn thi thì "thầy cô hầu hết là đưa đề cho lớp làm, giảng lại chỗ khó hiểu, nhắc lại kiến thức cũ".

"Nhà vệ sinh ở trường học" cũng là khía cạnh có sự hài lòng ở mức thấp mà học sinh đánh giá là có ảnh hưởng tới việc học tập của các em ở trường. Nhiều học sinh cho rằng, phòng vệ sinh ở trường bốc mùi rất khó chịu, nếu không cần thiết lắm thì các em sẽ không vào đó.

Sự quan tâm của thầy cô giúp học sinh hạnh phúc

Theo ông Nguyễn Văn Lượt, trong các khía cạnh về cảm nhận hạnh phúc ở trường học, học sinh hài lòng nhất với các mối quan hệ ở trường học. Nhìn chung học sinh cảm thấy không bị bắt nạt ở trường học; hòa thuận với bạn học; giáo viên quan tâm đến học sinh.

Có những ý kiến phỏng vấn sâu đồng tình về điều này như: "Cô dạy Toán nhưng lại dạy lớp em về cách làm người, về chân - thiện - mỹ rất nhiều. Cô quan tâm không chỉ đến việc học trên lớp mà còn cả hoàn cảnh gia đình của chúng em, tôn trọng ý kiến của học sinh và luôn sát bên học sinh. Cô là người mẹ hiền của cả lớp".

Một học sinh lớp 12 cho biết: "Em thấy tình cảm thầy cô dành cho học trò là rất thật. Điều đó làm chúng em tự tin hơn và cảm thấy mình được yêu thương, luôn có người bên cạnh quan tâm và động viên giúp em vượt qua áp lực thi cử, có tinh thần lạc quan hơn".

Trong nhóm cách thức tự hoàn thiện, đáng chú ý nhất là mệnh đề "tìm kiếm sự trợ giúp từ nhà trường khi gặp vấn đề về học tập". Mặc dù học sinh đánh giá trường học tạo điều kiện cho các em phát triển bản thân nhưng các em lại rất hạn chế tìm kiếm sự trợ giúp từ phía nhà trường.

Nguyên nhân của điều này có thể do tâm lý ngại ngùng của các em như chia sẻ của một học sinh nữ lớp 11: "Em tự giải quyết hoặc tìm đến bạn bè của mình. Vì em thấy rất khó khăn để nói chuyện với cha mẹ hoặc thầy cô".

Về khía cạnh sức khỏe, vấn đề các em thường gặp phải là khó ngủ, đau đầu, căng thẳng, mệt mỏi.

Một học sinh nữ lớp 12 chia sẻ: "Hầu hết mấy môn học không phải thi đại học thì dạy hết chương trình các thầy cô cho lớp tự do hoạt động, yêu cầu không được mất trật tự ảnh hưởng đến lớp khác, các bạn luyện đề môn thi, trò chuyện với nhau hay có bạn ngủ trong những tiết đó".

Theo nhóm nghiên cứu, nhìn chung cảm nhận hạnh phúc ở trường học của nhóm nghiên cứu này ở mức dưới trung bình. Trong các khía cạnh về cảm nhận hạnh phúc ở trường học, học sinh hài lòng nhất với các mối quan hệ ở trường học.

Có sự khác biệt giữa nhóm nam và nữ về cảm nhận hạnh phúc ở trường học nói chung và ở khía cạnh "điều kiện ở trường học" và "sức khỏe ở trường học" nhưng không có sự khác biệt ở các khía cạnh "phát triển bản thân" và "mối quan hệ trong trường học". Cùng với đó, nhóm học sinh khối 10 báo cáo điểm số về cảm nhận hạnh phúc cao hơn so với nhóm học sinh lớp 11, 12.

Vân Anh

Theo GDTĐ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Kinh hoàng clip bà bầu bất ngờ bị cả kệ hàng đổ sập lên người: Tiếng kêu cứu thất thanh gây ám ảnh01:05Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26Clip bà cụ ăn xin ở Bình Dương rút tờ tiền trên tay chàng trai khiến hơn 5 triệu người dừng lại xem: "Tôi không ngờ"00:31"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Đôi chân như "phát sáng" của Lọ Lem00:41Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Xót xa hình ảnh chú chó kiệt sức vì bị bỏ đói suốt 2 tuần, câu nói vô cảm của người chủ càng gây phẫn nộ00:19Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39

Tin đang nóng

Công ty của nghệ sĩ Quyền Linh nợ bảo hiểm xã hội hơn 2 tỉ đồng
13:46:09 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long bật khóc: "Suýt nữa là tôi về Mỹ mất rồi, không thể nào quay lại được"
12:53:49 19/11/2024
Sửa nhà, thợ sửa ống nước tìm thấy rương "kho báu" 64 tỷ đồng
16:16:03 19/11/2024
Thu Minh lên tiếng khi bị chỉ trích hỗn láo với diva Thanh Lam
15:23:42 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long khóc đỏ mắt trong đám tang của con gái, đau đớn: "Ba Long đến rồi Ly của ba ơi"
13:42:07 19/11/2024
Nữ nghệ sĩ Việt xót xa: "Ly ơi, mẹ tạm biệt con nha! Mẹ sẽ nhớ mãi những tiếng gọi: Mẹ ơi"
11:39:35 19/11/2024
15 giây tiết lộ quá khứ của 1 sao hạng A, đúng là ai cũng phải bắt đầu từ đâu đó!
14:42:16 19/11/2024
Gương mặt biến dạng của "quốc bảo nhan sắc" khiến dân tình sốc nặng
14:54:08 19/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tử vi ngày mới 12 cung hoàng đạo thứ 3 ngày 19/11: Cự Giải tiêu không nhìn giá, Song Ngư có đột phá

Trắc nghiệm

17:10:55 19/11/2024
Xem tử vi của 12 cung hoàng đạo trong ngày 19/11 về tài lộc, tình yêu, công việc. Hôm nay, Song Ngư có thể tạo ra những bước đột phá lớn trong công việc.

Bức ảnh chụp một gia đình đi chơi sở thú trông rất bình thường, nhưng nhìn đến chiếc túi mà người mẹ đeo ai cũng sốc

Netizen

17:04:53 19/11/2024
Cuộc hôn nhân của thiếu gia Hà Du Quân và siêu mẫu Hề Mộng Dao vào năm 2019 là sự kiện thu hút đông đảo sự quan tâm của netizen Trung Quốc.

Vũ Luân làm điều gì với đàn anh mà để bị nhớ suốt đời?

Sao việt

16:58:56 19/11/2024
Mạng xã hội hiện đang chia sẻ lại đoạn clip nghệ sĩ Bạch Long chia sẻ trong một chương trình. Theo đó, Bạch Long kể về Vũ Luân bằng thái độ vô cùng niềm nở.

Mãn nhãn mùa 'quả vàng' trên thảo nguyên Mộc Châu

Du lịch

16:58:20 19/11/2024
Không chỉ nổi tiếng với mùa hoa mận hoa đào làm say đắm lòng người, những ngày này, có dịp đến với Mộc Châu, du khách còn được đắm mình trong khu vườn rộng với những trái hồng đang mùa chín rộ

Sốc trước tin Triệu Vy đang đối mặt với 400 vụ kiện vì 1 trọng tội

Sao châu á

16:48:51 19/11/2024
Ngày 19/11, tờ iFeng đưa tin Triệu Vy và Công ty truyền thông Văn hóa Long Vy Tây Tạng, Công ty Văn hóa Tường Nguyên bị buộc nộp phạt khoản tiền 8.488 NDT (gần 30 triệu đồng).

Hôm nay nấu gì: Cơm tối ngon miệng, thanh mát, nhìn là muốn ăn ngay

Ẩm thực

16:45:52 19/11/2024
Bữa cơm này tuy không cầu kỳ nhưng lại có thể gây thương nhớ cho những ai thưởng thức. Cơm tối ngon miệng, thanh mát, nhìn là muốn ăn ngay

Cổ phiếu của tập đoàn Trump tăng vọt

Thế giới

16:45:12 19/11/2024
Nếu thỏa thuận này thành công sẽ giúp công ty của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thêm sự hiện diện trong ngành công nghiệp tiền điện tử vốn đang được kỳ vọng sẽ có những thay đổi pháp lý tích cực dưới sự lãnh đạo của ông khi nhậm ...

Tấm ảnh bí mật của mẹ khiến chồng tôi thay đổi hoàn toàn sau màn phản đối kịch liệt về việc về quê sống

Góc tâm tình

15:42:17 19/11/2024
Cuộc sống công nhân đầy khó khăn đã khiến lời đề nghị của mẹ tôi về việc trở lại quê ngoại sống và làm việc trở thành một tia hy vọng.