Áp lực hãi hùng của nam sinh lớp trưởng khi trượt lớp 10
Thi trượt lớp 10, Đỗ Việt Anh (hiện là học sinh lớp 11D Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ từng sống trong những tháng ngày phải sống trong áp lực khủng khiếp.
Việt Anh có một thời cấp 2 theo em là “đáng mong ước”. Bởi suốt 9 năm học, cả cấp 1 và 2, em đều là lớp trưởng và đều trong diện top các học sinh có thành tích xuất sắc trong trường. Vì thế, chẳng có lý do gì mà Việt Anh không tự tin đăng ký thi vào lớp 10 một trường điểm ở Hà Nội cách đây 2 năm về trước.
“Em cũng tự tin nghĩ rằng mình sẽ đỗ vào trường đó nhưng rồi mọi việc hoàn toàn khác”
8h sáng ngày hôm đó, khi lên tra điểm, chiếc bánh mỳ Việt Anh đang ăn dở trên tay rơi xuống đất lúc nào em không hề hay biết. Như sét đánh ngang tai, Việt Anh thực sự đã bị trượt trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường công lập ở Hà Nội.
“Lớp có 46 bạn thì 45 người đỗ, một mình em là lớp trưởng lại trượt”, Việt Anh kể và cho biết cảm xúc lúc đó giống như chiếc xe đang lên đến gần đỉnh núi thì tụt dốc vèo xuống hẳn vực thẳm.
Đỗ Việt Anh (hiện là học sinh lớp 11D Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy, Hà Nội) kể về những tháng ngày áp lực khủng khiếp khi thi trượt lớp 10. Ảnh: Thanh Hùng.
“Lúc đó em nghĩ 9 năm học tập của mình gần như bỏ đi”.
Gia đình khi hay tin thì gần như hỗn loạn. Bố mẹ em chả ai nói với nhau câu gì. “Khi thông báo qua điện thoại, mẹ còn tưởng là em đùa và không thể tin em có thể trượt được. Khi biết đó là sự thật, mẹ đã phóng vội từ cơ quan về nhà và ôm lấy em mà khóc”,
Ngày thường, khi về thì bố em sẽ dắt xe vào nhà trước rồi mới vào. Nhưng chiều ngày hôm đó, bố để xe ở ngoài ngõ và chạy thẳng vào nhà và chỉ hỏi một câu: “ Sao rồi con?”.
Nghe Việt Anh nói trượt, bố em đi một mạch lên phòng. “Lúc ấy em cũng không biết nên xử sự thế nào với bố mẹ. Tối đó, bố mẹ có lời qua tiếng lại với nhau. Một phần của cuộc cãi vã mà em có nghe được là bố dường như mất hoàn toàn niềm tin vào em và cho rằng em là người không thể theo được con đường học vấn”, Việt Anh kể.
Video đang HOT
Tuy nhiên, mẹ thì còn một chút niềm tin vào em và thuyết phục bố em cố gắng cho em theo một trường tư nào đó để sửa sai.
“Bố và mẹ em đã cãi nhau. Nhưng ngày hôm sau, mẹ đã giấu bố để đưa em đến một trường tư ở Hà Nội để đăng ký cho học. Trên đường đi nộp hồ sơ về, bố có gọi và chỉ hỏi em một câu rằng: Con muốn đi học không? Lúc đó em đã khóc nhưng không dám trả lời bố mà đưa lại chiếc điện thoại cho mẹ. Cũng từ đó khoảng cách giữa con và bố cũng xa dần.
Một lần, bố cũng có nói với em rằng không nên đi học nữa mà nên kiếm một công việc gì đó để đi làm. “Học nữa cũng chả làm được gì đâu”, bố đã nói với em như vậy. Lúc đó, mọi cảm xúc dồn nén như bị tuôn trào, em nhảy lên và cãi nhau với bố. Bố dường như cũng vì quá buồn và thất vọng với chuyện con trượt cấp 3 nên cũng đã mắng em một cách thậm tệ. Cả 2 bố con đã lời qua tiếng lại gay gắt.
Tuy nhiên, khi được trao niềm tin, em đã trở lại là chính mình sau cú vấp tưởng chừng không thể đứng dậy được. Ảnh: Thanh Hùng
3 tháng sau, Việt Anh đến học tại ngôi trường tư mà mẹ đã giấu bố em để đăng ký.
“Thực sự những ngày đầu, em đi theo kiểu đến học rồi đi về và không nói chuyện với bất kỳ ai cả. Nhưng bước ngoặt xảy đến khi không hiểu cô chủ nhiệm lấy thông tin ở đâu và rồi chỉ định em làm lớp trưởng tạm thời. Trong em lúc đó có 2 luồng suy nghĩ đấu tranh nhau. Một là “mình là một đứa trượt cấp 3, làm lớp trưởng nói ai người ta nghe hay nể. Suy nghĩ khác là “thôi cứ làm đến đâu thì làm, cố được đến đâu thì cố”.
Nhưng rồi, được sự động viên của cô Thủy, giáo viên chủ nhiệm, em đã nhận lời.
Nhận lời là vậy, song suy nghĩ khép kín vẫn bao trùm lấy em mãi cho đến 2, 3 tháng sau.
Trong một giờ Lịch sử, giáo viên yêu cầu một người lên thuyết trình. Cả lớp giơ tay, nhưng cô lại chỉ đích danh Việt Anh. “Lúc đó em cũng trước 2 suy nghĩ. Một vẫn là “Mình nói thì ai nghe bởi vì mình là một đứa… trượt cấp 3″. Suy nghĩ khác thì “thôi cứ lên, làm được đến đâu thì làm”.
Vì quá áp lực nên em cũng tự đặt mình trong nỗi sợ hãi, muốn thu mình lại và chẳng muốn giao tiếp với ai.
Được sự động viên của cô giáo dạy Lịch sử, em đã đứng lên thuyết trình và khiến cả lớp khâm phục, lắng nghe. Sau buổi hôm đó, em cảm giác mình thực sự đã tìm lại được sự tự tin và chính mình.
Về phía gia đình, sau buổi họp phụ huynh cuối học kỳ 1 năm lớp 10 thì cả bố và mẹ đều đã có cái nhìn thay đổi về em. Cũng từ đó em mới vượt qua được áp lực của việc thi trượt lớp 10 và sống đúng chính mình.
Thanh Hùng
Theo vietnamnet
Áp lực học hè vì phụ huynh sợ con kém cỏi
PGS Chu Cẩm Thơ cho hay sức nóng của những cuộc thi chuyển cấp, khóa học hè vì cha mẹ lo sợ con mình kém cỏi hoặc không cố gắng tự mình giáo dục con.
Nhiều trẻ em hiện không có kỳ nghỉ hè đúng nghĩa khi bị cuốn vào việc ôn thi chuyển cấp, học hè. Zing.vn giới thiệu bài viết của PGS Chu Cẩm Thơ, Phó trưởng Ban Nghiên cứu đánh giá Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Bộ GD&ĐT, Nhà sáng lập POMath, về vấn đề này.
Cuối tháng năm tưởng là mùa nghỉ ngơi sau một năm học kết thúc. Hóa ra không phải, nóng của mùa hè cũng không bằng các hoạt động không nghỉ về học tập như thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp, thi đại học và cả những khóa học hè.
PGS Chu Cẩm Thơ - Nhà sáng lập POMath.
Đi tìm nguyên nhân của sức nóng này, tôi thấy phụ huynh than họ sợ con mình kém, sợ con mình tụt lại so với các bạn nên phải cố bằng được để vào được một trường tốt, một nơi học tốt hoặc học thật nhiều để sau này sẽ giỏi giang.
Xin thưa, thực ra con chúng ta đâu kém, chúng ta cũng đâu khẳng định được việc học thật nhiều cho bây giờ sẽ tốt cho tương lai? Hiện tại chúng ta chỉ thấy lũ trẻ kém vô vàn thứ chỉ vì người lớn chúng ta đang kém.
Thứ nhất, người lớn có thái độ, lối sống kém. Ngoài xã hội, nhiều người không tuân thủ các quy định, thờ ơ vì nghĩ rằng nó hiển nhiên diễn ra như vượt đèn đỏ, uống thức uống có cồn, từ chối các hoạt động cộng đồng... Nề nếp của nhiều người lớn thuộc hạng "bét bảng". Nhiều người khó có được những hoạt động cần rèn luyện thể lực, sức khỏe, sống lành mạnh.
Từ đó con của chúng ta sẽ thiếu niềm tin vào cuộc sống. Trẻ sẽ nói sống tốt, giỏi để làm gì, để làm hài lòng cha mẹ hay chỉ là trang sức cho cuộc đời. Bởi sự thật người lớn dạy trẻ phải chăng chỉ là mưu mẹo, lừa dối.
Thứ hai, người lớn có hệ giá trị kém. Họ có tin những giá trị tốt đẹp không? Nhiều người không tin vào trung thực, bền bỉ, tận tâm hay hạnh phúc. Khi chúng ta nghèo nàn những giá trị tốt đẹp, làm sao chúng ta có thể để trẻ được thừa kế giàu sang?
Tôi có tham gia một cuộc tranh luận mới thấy rằng những người ở đó bị ám ảnh vì tiền. Họ cho rằng giá trị của số tiền là thước đo quan trọng, mặc dù chúng ta nhắc đến đạo đức, nhưng hành động thực sự lại bỏ mặc đạo đức một bên.
Thứ ba, nhiều người lớn có năng lực kém khi trẻ nhìn thấy họ có chuyên môn một đằng nhưng làm một nẻo. Có đứa trẻ hỏi tôi rằng: "Người lớn cứ bảo con phải học giỏi, có chuyên môn giỏi, nhưng con thấy người ta có sống bằng chuyên môn giỏi đâu". Có người có chuyên môn giỏi nhưng lại bỏ mặc nó. Vậy niềm tin nào cho sự giỏi giang mà ta sẽ rèn giũa cho tụi nhỏ đây?
Thứ tư, người lớn nghèo thời gian và lời hứa chắc nịch. Trong mẫu khảo sát của đồng nghiệp tôi với hơn 8.000 người, hầu hết cha mẹ sẵn tiền cho con đi chơi, đi ngoại khóa, mua sách, nhưng mà mấy khi đọc sách cho con, hướng dẫn con việc nhà, hướng dẫn con cư xử... Sự buông bỏ dễ dàng những điều đáng lẽ chỉ có cha mẹ mới làm tốt đã khiến người lớn thật sự xa cách, nghèo nàn với lũ trẻ.
Thứ năm, người lớn kém tạo cơ hội cho con mình. Nhiều người tin rằng sự đầu tư đầy đủ về vật chất và sự chăm nom chu đáo là tạo điều kiện tốt. Nhưng không phải, điều đó có thể đã tước đi cơ hội được sống trong bản năng khám phá của tụi nhỏ.
Tôi nhớ đến câu chuyện hôm qua của cậu bé bằng tuổi con tôi, mẹ cậu ấy nói rằng, khi đến thăm ngôi trường mới, đứa trẻ đã nói con thích học trường này. Vì ở đây con được nói, dù sai, còn trường cũ con phải nói cho đúng. Và có bao nhiêu người mẹ nhận ra, được sai là một khoản đầu tư để trở nên không kém.
Chúng ta, những người lớn sợ hãi sự kém cỏi, nghèo nàn vào thế hệ của con mình nhưng lại quên mất chúng ta nghèo, chúng ta kém thì ai lo? Huống hồ sự nghèo, kém đó còn được di truyền cơ học sang lũ trẻ. Điều đấy có đáng lo không, có đáng sợ không?
Theo Zing
Giảm 'gánh lo' tỉ lệ chọi vào đại học bằng xét tuyển học bạ Năm 2019 cả nước có hơn 2,5 triệu nguyện vọng đăng kí vào các trường đại học. Theo số lượng thống kê, tỉ lệ chọi vào các trường năm nay tăng mạnh. Điều này cũng là nguyên nhân khiến nhiều thí sinh khó tránh khỏi tâm lý lo lắng trước thời điểm thi THPT quốc gia. Bên cạnh phương thức xét điểm thi...