Áp lực dư luận khiến giáo viên buông tay, học sinh, gia đình và xã hội đều thiệt
Một sự việc xảy ra dù lỗi thuộc về phụ huynh nhưng nhiều trường học thường giải quyết theo kiểu “dĩ hòa vi quý”, buộc giáo viên phải nhận sai và đến nhà xin lỗi
Hơn một tháng nay, một trường học nơi chúng tôi giảng dạy đang đối mặt với sự khủng bố của một phụ huynh học sinh mà nguyên nhân cũng chỉ bắt đầu từ một việc rất nhỏ.
Trong giờ học toán, sau khi học sinh A. làm bài mang lên nộp, giáo viên chấm và ghi chữ sai vào một bài có kết quả chưa chính xác.
Khi giáo viên cũng bị bạo hành (ảnh minh họa – nguồn internet).
Nhận vở, em học sinh A. đã tẩy xóa kết quả (do em ấy viết bằng loại bút tẩy xóa được). Giáo viên phát hiện và nhắc nhở lần sau không được làm như vậy cùng đó là lưu ý học sinh cả lớp không được dùng loại viết này trong lớp.
Phụ huynh liên tục khủng bố
Em học sinh về nói với gia đình rằng em ấy không làm như vậy nhưng lại bị cô giáo chửi trước lớp. Phụ huynh lên trường, chẳng cần nghe cô giáo giải thích đã mắng xối xả giáo viên trước mặt học sinh.
Họ dẫn đủ thông tư không cho giáo viên phép nhắc nhở học sinh trước lớp, nay giáo viên làm thế là vi phạm đạo đức. Nào là con họ học giỏi mấy năm liền nên không thể làm sai bài toán ấy, chỉ là cô chấm bị nhầm…
Không chỉ cô giáo chủ nhiệm bị mắng chửi, một số giáo viên khác lên tiếng cũng bị phụ huynh chỉ mặt mắng là “đồ mất dạy”. Vị này còn lớn tiếng chỉ tay vào mặt cô phó hiệu trưởng nói rằng, cô có muốn ngồi cái chức ấy nữa không? Chỉ cần gọi một tiếng là cô sẽ mất chức ngay!.
Chưa dừng lại đó, người này viết đơn gửi khắp nơi và tuyên bố rằng chỉ phụ huynh mới có quyền nói, muốn nói gì cũng được còn giáo viên chỉ biết im lặng mà nghe. Ngoài ra còn dọa đưa lên mạng xem lúc đó cộng đồng mạng bênh vực họ hay các thầy cô?
Giáo viên khép mình, làm ngơ hoặc chịu đựng ai mới là người thiệt?
Video đang HOT
Cô giáo Hoa, một giáo viên tại tỉnh An Giang (đề nghị không nêu địa chỉ công tác) chua xót chia sẻ về cậu học sinh lớp 1 và phụ huynh của mình mà thấy xót xa.
“Học sinh này, hở ra là lấy bút chì đâm bạn, đập bảng, đập sách lên đầu bạn, tụt quần bạn, cởi quần tự khoe cơ quan sinh dục với bạn.
Em nói nhẹ nhàng không nghe, nhắc nhở riêng cũng không sửa, gọi điện thông báo cho phụ huynh cùng hợp tác giáo dục nhưng vẫn chứng nào tật ấy.
Nhà trường đã lập biên bản, có chữ ký và cam kết của phụ huynh nhưng vẫn không cải thiện. Giờ học em ấy không làm gì cả. Tất cả phụ huynh trong lớp đều không muốn con mình học trong lớp của em này vì sợ không an toàn.
Thế nên, em chỉ có thể xếp em ấy ngồi một mình và kê gần bàn giáo viên để dễ quản. Nhưng gia đình không thông cảm, ra ngoài rêu rao nhà trường và giáo viên kỳ thị học sinh, cách ly con họ.
Giờ ra chơi là em phải ngồi trong lớp với em ấy để đợi mẹ em vô dẫn đi ăn uống. Ngày nào mẹ em ấy không vô trường là em phải trông nom cho hết giờ mà chẳng thể đứng lên đi uống nước hay đi vệ sinh.
Vậy mà, nhiều lần gia đình nói giáo viên chủ nhiệm nhốt học sinh, bỏ đói học sinh. Thấy em có triệu chứng không bình thường, dạng tăng động nên nói gia đình đưa đi khám thì họ nói em ấy khỏe mạnh, bình thường.
Em ấy thường xuyên đánh cả giáo viên, ném cả thước vô mặt khi bị nhắc nhở. Mẹ em ấy thấy mà vẫn bảo cây thước nhỏ xíu, không sao đâu. Thấy con tụt quần bạn thì bảo bạn trai cũng không có gì. Có những học sinh như thế này, phụ huynh như thế này thì khi dạy giáo viên chỉ còn cách chịu đựng hoặc chuyển trường.
Nhưng càng nhường, càng chịu đựng thì người ta càng coi giáo viên không ra gì. Học sinh được cha mẹ bênh vực nên có em mới học lớp 5 mà dám vác dao rượt thầy cô chạy tán loạn”.
Cô Lan, giáo viên một trường tiểu học tại Bình Thuận lại cho biết: “Một học sinh mình lớp 5 do mình làm chủ nhiệm. Thế nhưng ngồi học trong lớp luôn quậy phá bạn, gây mất trật tự. Cô giáo nhắc nhở thì chửi cô bằng từ chửi thề rất tục”.
Cô Lan nói mình cứ giả vờ như không nghe vì vài ba lần mời phụ huynh làm việc họ nói rằng cô phải làm sao nó mới chửi thề như thế chứ con tôi rất ngoan.”
Những câu chuyện này đồng nghiệp chia sẻ với nhau để có sự cảm thông, chứ người trong cuộc cũng không dám tiết lộ danh tính.
Hết cách giáo dục mới sử dụng đến hình thức kỷ luật học sinh
Có thực sự làm việc môi trường giáo dục mới hiểu, một học sinh vi phạm nội quy, các thầy cô thường dùng rất nhiều biện pháp để giáo dục.
Nói nhỏ nhẹ có, gặp gỡ riêng để tỉ tê tâm sự cũng có, không biến chuyển mới nói nghiêm khắc và sử dụng biện pháp kỷ luật như nhắc nhở trước lớp, viết bản kiểm điểm, vẫn còn vi phạm mới mời phụ huynh làm việc.
Sau tất thảy các biện pháp nhưng chứng nào tật ấy và còn vi phạm nhiều hơn mới họp hội đồng kỷ luật.
Những học sinh thế này, thường chẳng coi ai ra gì. Đã thường xuyên vi phạm còn rủ rê bạn bè cùng vi phạm như mình.
Sự phản ứng thái quá của cộng đồng học sinh ngày càng hư, phụ huynh ngày càng xem thường giáo viên và thầy cô rất khó hoàn thành nhiệm vụ giáo dục.
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều phụ huynh hiện nay thường hăm dọa giáo viên đưa vấn đề lên mạng xã hội cho giáo viên mất việc. Họ thường nắm được thóp để uy hiếp giáo viên, nếu bị cộng đồng “ném đá” thì không chỉ cá nhân thầy cô, mà ngay cả nhà trường, thậm chí địa phương cũng bị ảnh hưởng thi đua.
Khi đã thành “sự kiện” trên mạng xã hội, lúc đó không ai đứng ra bảo vệ giáo viên. Người ta chọn cách xử lý xoa dịu bức xúc của dư luận. Nội tình thế nào không cần biết, dù sự việc xảy ra dù lỗi nhiều thuộc về phụ huynh nhưng nhiều trường học buộc giáo viên phải nhận sai đến nhà xin lỗi phụ huynh cho êm chuyện.
Giáo viên luôn phải ghi nhớ, mình luôn luôn sai trước phụ huynh và dư luận. Vì thế, để một sự việc xảy ra, mọi tội lỗi sẽ đổ lên đầu vì chẳng ai bảo vệ thầy cô cả.
Giáo viên cũng là con người, cũng biết nổi nóng khi tức giận, cũng biết phản ứng khi bị xúc phạm, đừng thần thánh hóa thầy cô có khả năng nhẫn nhịn, mỉm cười trong mọi hoàn cảnh.
Bởi thế, khi một sự việc xảy ra trong môi trường giáo dục, dư luận cần tìm hiểu ngọn nguồn và nghe cả hai phía. Đừng nóng vội mạt sát, lăng mạ người trong cuộc là giáo viên và nhà trường khi chưa biết chắc thông tin đúng hay sai, còn cái chưa biết hay đã biết hết, bởi khi thầy cô đã chán nản buông tay, thu mình vào vỏ ốc “an toàn”, đạo đức con ai người đó đi mà dạy, thì người chịu thiệt lâu dài là chính học sinh, gia đình và xã hội.
Tìm ra 2 người viết, gửi 900 thư nặc danh nói xấu các trường ĐH ở Đà Nẵng
Sáng 21-9, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết Công an TP Đà Nẵng đã có kết quả, xác minh làm rõ vụ việc gửi thư nặc danh liên quan đến các trường đại học trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Thư nặc danh mà nhiều học sinh, giáo viên nhận được - Ảnh: Đ.C.
Tháng 8-2020, Công an TP nhận được công văn của nhiều trường ĐH ở Đà Nẵng đề nghị công an TP xác minh, xử lý thư nặc danh bôi xấu, vu khống các trường này. Ngày 4-9, công an TP tiếp tục nhận công văn của Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng với nội dung đề nghị như trên.
Công an TP đã tiến hành xác minh, làm rõ nội dung vụ việc.
Theo đó, tháng 5-2020, ông L.V.C. - phó giám đốc Trung tâm mô phỏng của một trường ĐH trên địa bàn - được phân công làm trưởng đoàn tuyển sinh phía Nam. Tháng 6-2020, ông C. tuyển bà T. làm cộng tác viên công tác tuyển sinh.
Hai ông bà này đã bàn bạc, thống nhất soạn thảo các bài viết, gửi bằng hình thức nặc danh qua đường bưu phẩm với nội dung không đúng sự thật, hạ thấp uy tín các trường đại học trên địa bàn TP Đà Nẵng. Số lượng gửi đi là 900 thư đến các học sinh, giáo viên các tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Động cơ, mục đích của hai người này là nhằm quảng bá cho trường ĐH nơi mình công tác, bên cạnh đó hạ uy tín các trường ĐH khác để thu hút thí sinh.
Việc làm của hai người này đã gây ảnh hưởng xấu đến uy tín các trường ĐH trên địa bàn TP Đà Nẵng; gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục, gây tâm lý hoang mang đối với phụ huynh, học sinh trong việc chọn trường, chọn ngành để đăng ký xét tuyển tại các trường ĐH.
Hành vi của hai người này đã vi phạm quy định tại Nghị định 167 là viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân.
Công an TP đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 người trên. Đồng thời đề nghị nhà trường nghiêm túc rút kinh nghiệm, kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các cá nhân có liên quan theo quy định; chấn chỉnh, khắc phục công tác quản lý cán bộ, công tác tổ chức tuyển sinh không để xảy ra những vụ việc tương tự.
Sáng cùng ngày, đại diện ĐH này cho biết chưa nhận được văn bản của Công an TP, và sau khi nhận được văn bản, trường này sẽ căn cứ vào đó để có hướng xử lý.
TP.HCM đề xuất tăng mức thưởng học sinh đạt giải quốc tế gấp 20 lần Theo đề xuất, mức thưởng cho học sinh đạt huy chương Vàng Olympic Quốc tế là 200 triệu đồng. Với huy chương Vàng các cuộc thi khu vực, mức thưởng là 120 triệu đồng. Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có dự thảo về một số chính sách khen thưởng cho giáo viên, học sinh, học viên đạt giải trong các kỳ thi cấp thành...