Áp lực của học sinh Trung Quốc đến từ đâu?
Tỷ lệ cạnh tranh vào các trường phổ thông chất lượng khiến học sinh Trung Quốc phải đối mặt với áp lực học tập từ rất sớm. Các phụ huynh cũng tranh đua tăng cơ hội trúng tuyển cho con cái.
Áp lực học tập của học sinh Trung Quốc là rất lớn.
Guo Qing, sống tại Bắc Kinh cho biết, con trai học lớp 2 thường xuyên thức đến 11 giờ đêm để làm bài tập về nhà (BTVN) môn Toán. Để con trai không bị tụt lại so với bạn bè, ông bố đăng ký cho con học thêm sau giờ học. Guo cho biết hầu như phụ huynh ông quen biết đều làm vậy.
Kết quả cuộc khảo sát gần đây của tờ báo China Education Paper với 4.000 phụ huynh cho thấy 92% cho con học thêm sau giờ học. 1/2 các gia đình chi hơn 10.000 nhân dân tệ (khoảng 35 triệu đồng) mỗi năm cho các lớp dạy thêm.
Những áp lực học tập đè nặng lên học sinh Trung Quốc đã thúc đẩy hình thành thuật ngữ “neijuan”, nghĩa là “sự xâm nhập”. Nó ám chỉ việc học sinh đua nhau học thêm, cạnh tranh thành tích gay gắt nhưng không mang lại hiệu quả hay sự sáng tạo.
Tình trạng dạy thêm diễn ra phổ biến tại Bắc Kinh và Thượng Hải, nơi tập trung nhiều nguồn lực giáo dục và tỷ lệ cạnh tranh vào các trường phổ thông cao. Chính quyền Bắc Kinh hiện đã yêu cầu các lớp dạy thêm đóng cửa để tiến hành kiểm tra và chấn chỉnh hoạt động.
Kể từ năm 2010, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã yêu cầu giảm tải BTVN cho học sinh, nhưng vô tình thúc đẩy ngành công nghiệp dạy thêm. Động thái gần đây của Bắc Kinh có thể thu hẹp mức độ tăng trưởng của ngành này.
Tuy nhiên, Yuan Ying, Giám đốc Điều hành Trung tâm dạy thêm tại tỉnh Hắc Long Giang nhận xét nhu cầu học thêm tại Trung Quốc đã tồn tại trước khi ngành công nghiệp này xuất hiện. Nếu cung và cầu của thị trường không thay đổi, vấn nạn này sẽ không thể giải quyết triệt để. Khi các trung tâm dạy thêm bị cấm, phụ huynh sẽ tìm cách khác cho con cái.
Ngoài ra, nhu cầu dạy thêm cũng đến từ việc thiếu và mất cân đối giữa các trường học. Các thành phố luôn có sự chênh lệch giữa trường phổ thông chất lượng cao và trường phổ thông thường. Ngoài ra, chỉ tiêu công lập luôn thấp hơn số học sinh đăng ký. Vì vậy, nếu muốn vào trường công lập hàng đầu, học sinh không còn cách nào khác ngoài học tập cật lực.
Video đang HOT
Chính quyền Bắc Kinh dự kiến yêu cầu các trường THPT chất lượng cao phân bổ một số chỉ tiêu tuyển sinh cho học sinh tại các trường THCS xếp hạng thấp để “giảm nhiệt” cuộc đua. Một giải pháp khác là khuyến khích các trường hàng đầu mở thêm chi nhánh.
Tuy nhiên, cả hai đều không nhận được sự ủng hộ từ phía phụ huynh, học sinh bởi họ nghi ngại về chất lượng đào tạo sau những quy định mới. Giáo sư Cheng Fangping, làm việc tại Trường Giáo dục thuộc Đại học Renmin, đánh giá nếu địa phương không đầu tư nâng cao chất lượng các trường yếu kém, vấn đề mất cân bằng sẽ khó loại bỏ.
Không chỉ học sinh, phụ huynh cũng gặp áp lực rất lớn khi phải làm việc chăm chỉ giúp con bắt kịp cuộc đua giáo dục. Chính quyền Thượng Hải mới đây đã yêu cầu các trường phổ thông chất lượng dành 1/2 chỉ tiêu cho học sinh có hộ khẩu ở khu vực khác trong thành phố.
Vì tại Trung Quốc, trẻ phải nhập học các trường trên địa bàn sinh sống theo hộ khẩu. Điều này đẩy giá nhà đất xung quanh các trường phổ thông chất lượng tăng chóng mặt. Như vậy, khi trẻ ôm mối lo học tập, phụ huynh phải cật lực làm việc để giành “tấm vé” vào trường tốp đầu.
Học sinh ở Phần Lan được xếp hạng giỏi nhất thế giới: Nhìn 4 điểm nhỏ mới thấy cách giáo dục của họ thật tuyệt vời!
Cha mẹ Phần Lan luôn ý thức được việc mỗi đứa trẻ đều có nhận thức, khả năng tiếp thu khác nhau. Chính vì vậy họ không chuẩn bị quá nhiều cho con trước khi đi học chính thức.
Từ nhiều năm nay, giáo dục Phần Lan luôn được đánh giá rất cao về chất lượng. Quốc gia này thậm chí còn xếp trên cả Mỹ trong nhiều bảng xếp hạng. Năm 2006, học sinh Phần Lan đạt kết quả trung bình chung cao nhất về khoa học và đọc trong toàn bộ các nước phát triển.
Trong kỳ thi của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dành cho những học sinh 15 tuổi, gọi tắt là PISA, Phần Lan cũng xếp thứ nhì về toán, chỉ đứng sau Hàn Quốc, nơi học sinh phải học trong thời gian dài và chế độ học rất nghiêm khắc. Trong kỳ thi PISA năm 2005, Phần Lan xếp hạng nhất.
Giáo dục Phần Lan luôn xếp thứ hạng cao.
Từ năm 2006 trở đi, thứ tự xếp hạng của Phần Lan tuy có thay đổi nhưng nước này vẫn đứng tốp đầu trong các nước phát triển. Cùng với đó, nước này vẫn là điểm đến du học mơ ước của du học sinh trên toàn thế giới. Sự vượt trội về giáo dục của Phần Lan đã khiến các quốc gia khác phải đặt câu hỏi: "Rốt cục đất nước này có bí quyết nào?".
Thực chất, bí quyết của đất nước này rất đơn giản: Chính là "chơi mà học, học mà chơi", tạo cho trẻ một không gian thoải mái nhất để học tập.
Trẻ em Phần Lan 7 tuổi mới đi học lớp 1, không bị áp lực học tập
Ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, trẻ phải chịu áp lực học tập rất sớm. Nhiều trẻ mới chập chững vào mẫu giáo đã phải học Toán, học viết chữ, học Ngoại ngữ,... Ở Phần Lan, trẻ nhỏ không phải lo nghĩ đến chuyện này. Thậm chí các em còn nhập học lớp 1 muộn hơn trẻ ở nước khác một năm. Các môn học cho trẻ dưới 7 tuổi cũng chủ yếu liên quan đến thiên nhiên, động vật và sự sống. Mục đích để trẻ vừa học vừa chơi, không bị áp lực quá sớm.
Tại Phần Lan, học sinh chỉ có một kỳ thi chuẩn hóa bắt buộc, đó là Bài Thi Đại Học Quốc Gia (National Matriculation Examination) sau khi kết thúc lớp 12. Tuy nhiên, bài thi này chỉ dành cho các em chọn học cấp 3 từ lớp 10-12. Đối với các em chọn học nghề sau lớp 9 thì không cần dự thi.
Nhưng bài thi trên chỉ dành cho bạn nào chọn học cấp 3 từ lớp 10 đến lớp 12. Đối với những bạn chọn học nghề sau khi kết thúc lớp 9 thì không cần phải dự thi bài này. Số lượng học sinh chọn học nghề tại Phần Lan chiếm khoảng 50%.
Thời gian chơi đùa được lồng ghép những bài học giáo dục
Cha mẹ hãy xem vui chơi là cơ hội để trẻ học hỏi. Họ tin rằng so với việc học vẹt, trí não trẻ được kích thích tốt hơn khi chúng học được từ việc làm một việc mà chúng thích thú.
Cha mẹ Phần Lan xem khoảng thời gian vui chơi là cơ hội để con trẻ học hỏi. So với việc học vẹt trong sách giáo khoa, người Phần Lan tin rằng não bộ sẽ được kích thích tốt hơn khi trẻ học hỏi được từ những hoạt động cá nhân yêu thích. Việc tự chơi đùa hoặc cùng bạn bè giúp trẻ chuẩn bị tốt cho thời gian đi học chính thức. Bởi nó giúp xây dựng các kỹ năng xã hội và lòng tự trọng cá nhân.
Cha mẹ Phần Lan xem khoảng thời gian vui chơi là cơ hội để con trẻ học hỏi. (Ảnh minh họa)
Cha mẹ Phần Lan sẽ không xen vào các trò chơi của con. Thay vào đó họ trở thành người đồng hành, cùng khám phá và hiểu thêm về sở thích của con.
Mỗi đứa trẻ sẽ học tập theo tốc độ của riêng mình
Cha mẹ Phần Lan luôn ý thức được việc mỗi đứa trẻ đều có nhận thức, khả năng tiếp thu khác nhau. Chính vì vậy họ không chuẩn bị quá nhiều cho con trước khi đi học chính thức. Thay vì kiến thức sách giáo khoa, trẻ Phần Lan được dạy các kỹ năng độc lập, tự chủ. Chẳng hạn như cách tự đi học một mình, cách làm một chiếc bánh sandwich,...
Trẻ em Phần Lan học tập theo tốc độ của riêng mình. (Ảnh minh họa)
Được biết, Phần Lan không có trường đặc biệt dành cho trẻ em khuyết tật. Quốc gia này quan tâm và trận trọng sự khác biệt, nhu cầu riêng của mỗi đứa trẻ. Vậy nên, mọi đứa trẻ cả đặc biệt, cả bình thường đều học chung một lớp. Chính nhà trường sẽ tự điều chỉnh hệ thống giảng dạy, và tuyển thêm giáo viên có chuyên môn để phù hợp với các em.
Trẻ được học tính độc lập từ nhỏ
Trẻ em Phần Lan được dạy cách từ lập từ nhỏ, thông qua những hoạt động đơn giản. Theo đó, trẻ có khu vui chơi riêng, hoặc chòi gọi là "Leikkimkki" (Tạm dịch: Nhà chơi nhỏ dành cho trẻ em). Tại đây, trẻ có trách nhiệm dọn dẹp và giữ trật tự trong "cứ địa" riêng của mình.
Tính tự lập này được khuyến khích cả trong việc học. Chẳng cần bố mẹ giám sát, trẻ vẫn có thể tự ăn trưa và làm bài tập về nhà đầy đủ sau khi tan học.
Mỗi ngày đến trường là mỗi ngày vui, có được không? Khẩu hiệu Mỗi ngày đến trường là mỗi ngày vui sẽ mãi chỉ là ước mơ xa xỉ của các lớp học, nhà trường khi mà áp lực học tập luôn đè nặng trĩu vai các học trò. Cứ đến tháng 3, những cha mẹ ở Hà Nội có con thi vào lớp 10 như tôi lại như ngồi trên đống lửa chờ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Bulgaria bất ngờ từ chối bán lò phản ứng hạt nhân cho Ukraine
Thế giới
13:26:07 16/04/2025
Vợ chồng gen Z kín tiếng Vbiz bị tóm du lịch Thái Lan: Giữ quy tắc "mỗi người mỗi ảnh", có con vẫn quyết giấu nhẹm
Sao việt
13:20:38 16/04/2025
TikToker quen mặt quảng cáo sữa không rõ nguồn gốc bị "bế" lên VTV: Tự đặt "dấu chấm hết" khi đang nổi tiếng?
Netizen
12:56:34 16/04/2025
'Dưới đáy hồ': Kay Trần bị rêu nuốt, Karen đối đầu bản sao tà ác ở tầng hồ sâu thẳm
Phim việt
12:53:34 16/04/2025
Nhân viên quán nhậu bị đâm tử vong ở Long An
Pháp luật
12:52:58 16/04/2025
Hãng hàng không bán cả sớ khấn đồ lễ 6,4 triệu đồng cho khách ra Côn Đảo
Tin nổi bật
12:49:04 16/04/2025
Trải nghiệm máy tính bảng Xiaomi Pad 7 kèm bàn phím và bút stylus
Đồ 2-tek
12:45:48 16/04/2025
Bellingham gửi lời cảnh báo tới Arsenal
Sao thể thao
12:41:59 16/04/2025
Khám phá quốc đảo đẹp mê hồn ở Nam Âu
Du lịch
12:38:22 16/04/2025
'Kappa: Ác Linh dưới đáy hồ': Câu chuyện về thủy quái đáng sợ nhất trong truyền thuyết kinh dị xứ Phù Tang
Phim âu mỹ
12:31:19 16/04/2025