Áp lực chốt lời khiến VN-Index giảm điểm
Sau một số phiên tăng liên tiếp, hôm nay thị trường chứng khoán đảo chiều giảm bởi lực chốt lời gia tăng. Nhóm cổ phiếu ngân hàng, dầu khí, chứng khoán suy yếu.
Ngay từ đợt khớp lệnh đầu tiên phiên 10/9, nhiều nhà đầu tư đã đẩy mạnh bán ra chốt lời khiến nhiều cổ phiếu xuống giá, VN-Index giảm 4,83 điểm, tương ứng 0,84%, còn 567,51 điểm. Sang đợt khớp lệnh liên tục, thị trường diễn biến rung lắc lúc tăng lúc giảm. Tuy nhiên, đến cuối phiên chỉ số chung hạ 0,27 điểm, còn 572,07 điểm trong khi VN30-Index nhích 0,85 điểm, lên 588,54 điểm.
Sở dĩ VN-Index và VN30-Index trái chiều bởi GAS-mã cổ phiếu lớn trên thị trường nằm ngoài chỉ số VN30 giảm 600 đồng/cổ phiếu. Chính sự xuống giá của GAS đã có tác động không nhỏ đến việc VN-Index giảm điểm.
Tại nhóm dầu khí, ngoài GAS, hầu hết cổ phiếu ngành này xuống giá như: PVD, PXI và PXS giảm 100-300 đồng/cổ phiếu, PXL giảm sàn 100 đồng/cổ phiếu.
Nhóm dầu khí tăng đáng kể trong những phiên vừa qua và hôm nay nhà đầu tư đã tranh thủ thực hiện hóa lợi nhuận ở nhoám này. Không chỉ cổ phiếu dầu khí mà cổ phiếu chứng khoán cũng yếu thế. Trong 4 mã niêm yết tại đây, chỉ SSI tăng giá, lên 400 đồng/cổ phiếu, 3 mã còn lại là AGR, BSI và HCM giảm 100-200 đồng/cổ phiếu.
Video đang HOT
Tại nhóm ngân hàng, BID hạ 400 đồng/cổ phiếu, CTG giảm 200 đồng/cổ phiếu, EIB hạ 100 đồng/cổ phiếu, STB và MBB giữ giá, VCB tăng 200 đồng/cổ phiếu. Tại sàn Hà Nội, ACB giảm 300 đồng, SHB giữ giá.
Tính chung, toàn sàn có 84 mã đi lên, 122 mã đi xuống. Ở nhóm VN30, số cổ phiếu giảm giá chiếm áp đảo so với tăng giá, lần lượt là 8 mã và 14 mã.
Lẽ ra, VN-Index giảm nhiều hơn nhưng VIC tăng 500 đồng/cổ phiếu và VNM cộng 200 đồng/cổ phiếu đã giúp chỉ số chung chỉ hạ nhẹ.
Tuy nhiên, thanh khoản của thị trường vẫn thấp. Tổng cộng chỉ có 70,32 triệu cổ phiếu và gần 1.170 tỷ đồng được chuyển nhượng thành công. Trong đó, cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán đạt giao dịch cao trong phiên này. Với hơn 4 triệu được chuyển nhượng, SSI dẫn đầu thị trường, chiêm 5,86%; tiếp đến là DCM (3,4 triệu cổ phiếu), VHG (3,24 triệu cổ phiếu), FLC (2,6 triệu cổ phiếu)…
Trên sàn Hà Nội, giao dịch ở mức thấp 28,593 triệu cổ phiếu và gần 330 tỷ đồng được sang tay. Với lực bán ra khá lớn, các chỉ số chính tại đây đều đi xuống: HNX-Index hạ 0,38 điểm, còn 77,79 điểm; HNX30-Index về mức 144,42 điểm, hạ 1,03 điểm; HNX30TRI-Index giảm 1,2 điểm, xuống 168,68 điểm… T.Hương
Theo_Hà Nội Mới
Chứng khoán Châu Á quay đầu giảm, Châu Âu mở cửa ngập sắc đỏ
Sau 2 phiên tăng điểm liên tiếp trước đó, chứng khoán Trung Quốc đã quay đầu giảm trong phiên 10/9. Như vậy, thị trường này đã giảm 1,14% tính từ đầu năm đến nay.
Chỉ số Shanghai Composite Index đóng cửa phiên 10/9 giảm hơn 1% sau khi số liệu cho thấy chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng 2008.
Chỉ số PPI của Trung Quốc giảm 5,9% so với cùng kỳ trong tháng 8 - ghi nhận mức giảm liên tiếp trong 42 tháng qua.
Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 lại tăng mạnh 2% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức dự đoán 1,8%.
Loạt số liệu mới nhất này làm gia tăng lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc. Trước đó trong tuần, Trung Quốc cho biết kim ngạch xuất-nhập khẩu tháng 8 của nước này đều giảm.
Thị trường giảm trong bối cảnh Thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố kinh tế Trung Quốc không có nguy cơ giảm tốc mạnh. Trong một phát ngôn ngày 10/9, ông Lý Khắc Cường cũng trấn an nhà đầu tư về vấn đề tỷ giá khi nói rằng sẽ cho phép các ngân hàng trung ương nước ngoài tham gia giao dịch trên thị trường ngoại hối nội địa.
Chỉ số Shenzhen Composite Index cũng giảm hơn 1,5%, trong khi chỉ số Hang Seng Index của Hồng Kông giảm hơn 2,5%.
Chỉ số Nikkei của Nhật Bản quay đầu giảm hơn 2,5% sau phiên tăng điểm kỷ lục hôm qua. Tuyên bố của Thống đốc Haruhiko Kuroda ngày 9/9 cho thấy có thể ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ không tăng cường các biện pháp kích thích kinh tế nữa.
Một loạt các thị trường khác như Australia, Singapore, Thái Lan đều giảm điểm. Trái ngược lại, thị trường Hàn Quốc lại tăng hơn 1,4%.
Mở cửa phiên 10/9, thị trường Châu Âu ngập sắc đỏ khi FTSE giảm gần 1%. Chỉ số DAX của Đức và CAC 40 của Pháp đều giảm hơn 0,5%.
Theo_NDH
Báo Mỹ: Ấn Độ quyết định thiết lập giàn khoan ở Biển Đông Ấn Độ muốn tham gia hợp tác chiến lược, cùng nhiều nước ngăn chặn tham vọng bành trướng lãnh thổ và bành trướng quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, Ấn Độ Dương Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu thứ hai xuống Biển ĐôngHọc giả TQ xuyên tạc phát biểu về Biển Đông của Tổng thư ký ASEANTổng thư ký ASEAN...