Áp dụng ngay 7 cách hiệu quả này giúp bạn tránh đau đầu sau giấc ngủ trưa
Giấc ngủ trưa thật sự rất tốt và cần thiết cho sức khỏe. Nhưng bạn đã bao giờ cảm thấy đau đầu sau ngủ trưa chưa?
Một số người ngủ trưa để bù cho giấc ngủ đêm không đủ. Cách này làm cho cơ thể cảm thấy thoải mái và được nạp năng lượng khi họ thức dậy. Nghiên cứu cho thấy có rất nhiều lợi ích mà giấc ngủ trưa mang lại cho bạn bao gồm tăng sự tỉnh táo, khả năng sáng tạo, giảm sự mệt mỏi, tăng cường trí nhớ và cải thiện tâm trạng.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều hưởng được những lợi ích tuyệt vời này. Sau một giấc ngủ trưa, một số người thường bị đau đầu dữ dội kèm theo đó là sự mệt mỏi và mất phương hướng. Nguyên nhân có thể là do thời gian ngủ trưa quá dài vào cuối tuần, hay ngủ cả buổi chiều hoặc buổi tối. Vì vậy, hãy áp dụng ngay một số cách hiệu quả dưới đây giúp bạn khắc phục được chứng đau đầu sau giấc ngủ trưa.
Ngủ đủ giấc, tránh ngủ quá nhiều trong 1 ngày
Đau đầu thường xảy ra do bạn ngủ quên, điều này gây mất cân bằng serotonin và chất dẫn truyền thần kinh trong não. Giấc ngủ trưa quá dài có xu hướng làm gián đoạn chu trình ngủ của bạn, làm cho bạn khó ngủ trở lại. Để ngăn ngừa điều này, bạn nên ngủ đủ 8 tiếng vào ban đêm. Ngoài ra, giấc ngủ trưa lý tưởng từ 10 – 20 phút giúp bạn tái tạo năng lượng và tăng cường sự tỉnh táo rất hiệu quả.
Gừng được sử dụng như một phương thuốc giảm đau tuyệt vời để điều trị đau đầu sau giấc ngủ trưa. Nó giúp giảm viêm các mạch máu trong đầu của bạn. Bạn có thể uống nước gừng hay trà gừng để giảm bớt cơn đau đầu. Cách pha nước gừng rất đơn giản, hãy giã gừng tươi và đun sôi nó với một ít nước. Sau đó, bạn lọc lại và uống khi còn ấm, cơn đau đầu sẽ được cải thiện đáng kể.
Hạn chế caffeine
Video đang HOT
Tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể góp phần gây ra chứng đau đầu. Quá nhiều caffeine trong cơ thể sẽ khiến bạn khó ngủ vào ban đêm Đó là lý do tại sao bạn nên hạn chế tiêu thụ lượng caffeine từ 200 – 300mg (2 – 3 tách cà phê) mỗi ngày. Lưu ý rằng caffeine cũng có thể được tìm thấy trong các sản phẩm như socola, cacao, trà…
Nếu cơ thể bị mất nước, bạn có thể bị nhức đầu sau khi ngủ dậy. Cà phê, đồ có cồn, đồ uống có đường… là một số thức uống dễ gây mất nước cho cơ thể. Vì vậy, bạn nên uống từ 2 – 2,5 lít/ nước lọc mỗi ngày để hạn chế tối đa tình trạng này.
Chườm lạnh
Nhiều người phát hiện rằng cơn đau đầu của họ sẽ nhanh chóng bị dập tắt nếu sử dụng túi chườm lạnh. Bạn có thể thử cách này bằng cách quấn một cục đá lạnh hoặc đặt một loại rau củ đông lạnh trong một chiếc khăn khô rồi chườm lên trán và thái dương. Để túi lạnh trên đầu khoảng 15 phút, sau đó để cơ thể thư giãn 15 phút sau nếu muốn tiếp tục chườm lạnh.
Uống trà bạc hà
Bạc hà rất có lợi trong việc khắc phục cơn đau đầu, vì có chứa menthol. Menthol giúp giảm đau đầu tự nhiên và nhanh chóng. Hương thơm trong dầu bạc hà giúp kiểm soát lưu thông máu trong cơ thể, làm dịu cơn đau. Bất cứ khi nào bạn bị đau đầu sau một giấc ngủ trưa, hãy thử uống trà bạc hà, nước chanh bạc hà hoặc chiết nước ép của lá bạc hà và thoa nó lên trán.
Sử dụng tinh dầu hoa oải hương
Tinh dầu hoa oải hương có hương thơm nhẹ nhàng và thư giãn giúp bạn giảm đau đầu một cách nhanh chóng. Cách điều trị tự nhiên, hiệu quả nhất cho cơn nhức đầu là hòa lẫn tinh dầu hoa oải hương với tinh dầu bạc hà. Sau đó, bạn thoa hỗn hợp này lên sau gáy và 2 bên thái dương. Chỉ cần nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu vào lòng bàn tay sau đó thoa nhẹ kết hợp massage lên các khu vực trên để tinh dầu phát huy hiệu quả. Ngoài ra, trước khi đi ngủ, xịt tinh dầu oải hương lên gối cũng giúp bạn thư giãn và ngủ ngon hơn.
Nguồn: Boldsky
Uống cà phê nhiều ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe
Uống quá nhiều cà phê có thể gây lo âu, trầm cảm, mất ngủ, đau đầu, chứng tiểu không kiểm soát, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.
Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y Dược TP HCM, cà phê có tác dụng kích thích thần kinh, tăng sự tỉnh táo, giảm mệt mỏi, cải thiện trí óc. Tuy nhiên, nếu người dùng lạm dụng có thể gây ra nhiều tác hại trầm trọng cho sức khỏe, nhất là đối với trẻ em.
Lo âu và trầm cảm
Việc tiêu thụ nhiều caffeine làm tăng mức độ trầm cảm và giảm hiệu suất công việc. Người dùng luôn có cảm giác căng thẳng, lo âu, bồn chồn. Họ còn gặp các vấn đề về giấc ngủ, rối loạn tiêu hóa, tăng nhịp tim, thậm chí tử vong.
Có hại cho thai nhi
Caffeine có thể ngấm qua nhau thai và ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Khi phụ nữ uống quá nhiều cà phê trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, nhịp tim thai bất thường và trẻ chậm phát triển. Bên cạnh đó, caffeine còn ngăn cản quá trình rụng trứng vào tử cung ảnh hưởng đến quá trình đậu thai. Những bà mẹ đang trong gia đoạn cho con bú nên hạn chế uống vì sẽ gây khó ngủ cho trẻ.
Cà phê có những tác dụng nhất định đến tinh thần nhưng cần phải sử dụng đúng liều lượng tránh nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Ảnh: LMV
Nguy cơ mắc nhiều bệnh
Lạm dụng cà phê gây mất ngủ, đau đầu, chứng ợ nóng dạ dày, chứng tiểu không kiểm soát và làm đổ mồ hôi ban đêm ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Caffeine làm tăng tình trạng đau nhức ở bệnh nhân gout. Sử dụng thức uống này lâu dài khiến tâm trạng người dùng dễ bị kích động do nhịp tim và huyết áp tăng cao.
Một số loại thuốc tương tác với caffeine như thuốc kháng sinh, thuốc giãn phế quản, thuốc lợi tiểu, estrogen, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ co giật cho người sử dụng.
Ngộ độc
Khi một người bị ngộ độc caffeine, triệu chứng đầu tiên để nhận biết là là nôn ói không ngừng. Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo cha mẹ cần quan tâm đến con cái nhiều hơn vì những sản phẩm có chứa chất này đang thu hút người trẻ tuổi nhất là thiếu niên.
Một nghiên cứu mới được công bố trên trang Journal of Nutrition Education and Behavior cho thấy cha mẹ và bạn bè ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen uống cà phê của trẻ vị thành niên.
Cẩm Anh
Theo Vnexpress
Cảnh báo khi sử dụng An cung ngưu hoàng hoàn không đúng cách Tùy tiện uống An cung ngưu hoàng hoàn khi bị đột quỵ là hết sức nguy hiểm. Đó là cảnh báo của các chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân đột quỵ đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Hằng Đỗ TS. Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nhiều người...