Áp dụng kiểu ngồi học như VNEN ở lớp 1 nơi quê tôi đã hoàn toàn thất bại

Theo dõi VGT trên

Giáo viên lo lắng việc thay đổi cách dạy, cách học cho học sinh lớp 1 theo đúng mục tiêu của chương trình thì 100% học sinh sắp vào lớp 1 sẽ phải đi học thêm.

Mặc dù mô hình trường học mới VNEN bị nhiều địa phương trong cả nước tẩy chay vì chưa thật sự hiệu quả.

Áp dụng kiểu ngồi học như VNEN ở lớp 1 nơi quê tôi đã hoàn toàn thất bại - Hình 1

Học sinh lớp 1 mà xếp ngồi học nhóm kiểu này thì chẳng biết chất lượng sẽ đi về đâu? (Ảnh minh họa Phan Tuyết)

Thế nhưng dù không bỏ thì nhiều trường học tại quê tôi vẫn duy trì mô hình dạy học này và hằng năm còn phát triển thêm nhiều trường học mang tên VNEN mở rộng.

Điều khó hiểu hơn, theo chỉ đạo chuyên môn từ các phòng giáo dục, lớp 1 cũng buộc học sinh phải ngồi theo mâm và tự học như mô hình VNEN (ngồi theo mâm và học tự học, trao đổi với bạn và chia sẻ với nhóm). Người ta gọi đó là kiểu dạy học phát triển theo năng lực.

Khi lệnh trên ban xuống hầu như các giáo viên đang dạy lớp 1 đều phản ứng một cách dữ dội với lý do nếu để học sinh lớp 1(chưa biết tí gì về cách đọc cách viết) mà tự học kiểu này, đảm bảo rằng cuối năm sẽ có nhiều học sinh không biết đọc, biết viết.

Hoặc sẽ buộc học sinh phải đi học thêm 100% mới có thể theo kịp chương trình.

Trước sức ép của nhiều giáo viên, trước thực tế chính Ban giám hiệu các trường cũng nhận thấy điều bất cập này, cho nên có trường lần lữa đến gần hết học kỳ 1 mới buộc học sinh ngồi học nhóm.

Ban giám hiệu nhiều trường giải thích, dù biết bắt các em lớp 1 ngồi học kiểu ấy không hiệu quả nhưng lệnh trên áp xuống sao dám không nghe?

Những thắc mắc vì sao lại cứ giữ mô hình trường học mới VNEN mặc dù chưa thật phù hợp với tình hình của giáo dục Việt Nam (khi sĩ số học sinh một lớp quá đông, khi phòng học lại quá chật chội, khi bệnh thành tích còn quá nặng nề nên nhiều học sinh ngồi nhầm lớp…) mà nay còn kéo cả lớp 1 vào kiểu dạy này?

Chúng tôi đã được nghe một số lời giải thích đó là làm tiền đề cho chương trình mới vì kiểu học của VNEN gần như là kiểu học của chương trình mới sau này?

Nếu quả như thế thì thật đáng lo cho học sinh lớp 1

Học sinh bước vào lớp 1 hiện nay nhiều em gần như chưa biết cầm viết, chưa biết mặt một số chữ cái đơn giản.

Khi dạy các em, giáo viên thường phải phát âm mẫu để học sinh phát âm theo. Thầy cô giáo phải đi từng bàn, cầm tay từng em đưa từng nét cong, nét hất, nét xiên, nét thẳng…

Video đang HOT

Mỗi ngày học một âm vần mới nhưng giáo viên phải cho từng em đọc đi đọc lại đến hàng chục lần. Phải “ăn cắp” cả thời gian của một số tiết học như thủ công, các tiết bổ sung khác để rèn đọc, rèn viết.

Thế mà cứ học xong âm vần hôm nay, ngày mai nhiều em lại cứ như âm vần mới.

Nhiều giáo viên dạy lớp 1 đã than rằng, một buổi lên lớp dạy học sinh lớp 1 có khi bằng mấy buổi dạy học sinh các khối khác vì quá vất vả. Vậy mà học sinh vẫn rất khó khăn khi tiếp thu kiến thức.

Lớp học chỉ hơn 30 em còn thế thì lớp học với 60 em giáo viên sẽ vất vả, khổ sở đến thế nào? Phải là giáo viên dạy lớp 1 mới thấu hiểu được điều này.

Chúng tôi lo khi áp dụng chương trình mới học sinh lớp 1 phải ngồi theo nhóm như VNEN để tự học là chính thì chất lượng sẽ ra sao?

Trong dạy học, đối với học sinh lớp 1 giáo viên chủ yếu phải làm mẫu các hoạt động và các em phải làm theo mà còn như thế.

Nếu như cứ để các em ngồi theo nhóm, tự học là chính theo cách người ta nói dạy học phát triển năng lực chẳng biết rồi chất lượng sẽ thế nào đây?

Dù giáo viên hiện vẫn chưa được đi tập huấn chương trình mới, chưa được tiếp xúc trực tiếp với bộ sách giáo khoa lớp 1 nên chưa biết sẽ thế nào.

Thế nhưng ngay thời điểm này, khá nhiều giáo viên lớp 1 đang lo lắng việc thay đổi cách dạy, cách học cho học sinh lớp 1 theo đúng mục tiêu của chương trình thì 100% học sinh sắp vào lớp 1, đang học lớp 1 sẽ phải đi học thêm để biết trước kiến thức mới có thể tự học.

Đỗ Quyên

Theo giaoduc.net.vn

Dạy thêm không xấu, đừng chỉ trích trừ khi giáo viên dùng thủ thuật ép buộc

Dạy thêm chỉ đáng lên án khi giáo viên dùng thủ thuật để kéo học trò về nhà. Còn dạy theo nhu cầu của phụ huynh thì chẳng việc gì đáng phải nhận điều tiếng.

Câu chuyện dạy thêm học thêm tuy không mới nhưng vẫn chưa bao giờ cũ. Bàn đến đề tài này thì có vô vàn câu chuyện được kể ra.

Người nói thầy cô chèn ép, gây áp lực để học trò đi học thêm lấy tiền. Người lên án thầy cô ém kiến thức trên lớp để về dạy ở nhà...

Dạy thêm không xấu, đừng chỉ trích trừ khi giáo viên dùng thủ thuật ép buộc - Hình 1


Học trò tranh thủ từng phút từng giây để học, chẳng phải do chương trình quá nặng hay sao?(Ảnh Phan Tuyết)

Nhưng vẫn có không ít phụ huynh thừa nhận, nhờ học thêm mà con cái họ đã học tốt hơn. Nhiều người phản đối việc dạy thêm học thêm nhưng vẫn có không ít người lại ủng hộ.

Với góc nhìn của một nhà giáo (không coi dạy thêm là nguồn thu nhập) dạy thêm chỉ đáng lên án khi giáo viên dùng thủ thuật để kéo học trò về nhà dạy. Còn dạy theo nhu cầu của phụ huynh một cách quang minh thì chẳng có điều gì xấu hổ để phải chịu bao điều tiếng không hay.

Vì sao học sinh các cấp phải đi học thêm?

Học sinh nào cũng chẳng thích đi học thêm, cứ học một buổi trên lớp và về nhà tự học là thoải mái nhất. Thế nhưng các em vẫn phải đi học thêm vì kiến thức trên trường nắm không đủ.

Khoan hãy đổ tội cho thầy cô ém kiến thức để về nhà dạy, những giáo viên dạy nhiệt tình, tận tâm thì trong 45 phút có truyền tải nỗi, có quan tâm hết đến hơn 50 em học sinh trong lớp với đủ thứ trình độ khác nhau?

Chắc chắn điều đó là không thể!

Hơn 50 học sinh này nếu đi học thêm cũng phải chia ra nhiều nhóm học như nhóm học kiến thức nâng cao, nhóm học kiến thức căn bản, nhóm học phụ đạo những kiến thức còn hổng ở cấp dưới...

Mỗi nhóm học cỡ dăm em đến chục em là nhiều. Học như thế, các em mới học được những kiến thức mình cần.

Chúng tôi đã trò chuyện với nhiều học sinh có lực học nổi trội, học sinh giỏi xuất sắc và được biết:

"Chúng con thi trường Đại học Y, Dược mà không học nâng cao sao có thể đỗ vào được? Đề thi năm nào cũng có nhiều câu hỏi không có trong chương trình sách giáo khoa học ở trường".

Một số học sinh yếu, kém cũng nói rằng nếu không đi học thêm, thầy cô dạy ở lớp chỉ truyền đạt kiến thức chung đã hết giờ, sao có thời gian kèm riêng cho mình được?

Đối tượng đi học thêm ở bậc tiểu học còn là những học sinh yếu kém, ngồi nhầm lớp. Nguyên nhân cũng vì việc lùa lên lớp cho đủ chỉ tiêu. Bởi thế, có em học lớp 3 nhưng trình độ chưa bằng học sinh lớp 1. Nếu dạy trên lớp, giáo viên lấy thời gian nào để kèm các em đây?

Cũng nhờ được kèm cặp thêm ở những tiết học thêm mà nhiều em đã tiến bộ lên trông thấy.

Với học sinh tiểu học đã được học 2 buổi/ngày thì lẽ ra sẽ không còn phải đi học thêm nữa.

Thế nhưng tại sao nhu cầu được gửi con trọn gói của phụ huynh vẫn lớn?

Đó là xuất phát từ công việc làm ăn của cha mẹ không thể đón và đưa con đi học đúng giờ nên nhiều gia đình phải chọn giải pháp này.

Ở Biên Hòa Đồng Nai, ở Bình Dương...nơi có nhiều công nhân đang làm việc. Khi cha mẹ vào ca làm việc, sao có thể chạy về đón con buổi sáng và chở con đi học vào đầu giờ chiều?

Chỉ đưa đón một em đi học cũng cần phải có một người ở nhà làm việc đó. Nếu nhà có ông bà còn đỡ, chỉ hai vợ chồng con cái nếu không gửi được con nhiều gia đình nói mình chẳng biết phải làm sao?

Nhiều trường học nơi đây lại chưa có bán trú. Bên ngoài cũng có những dịch vụ đưa đón, lo ăn cho các em nhưng chẳng đâu an toàn bằng việc gửi chính các thầy cô giáo đang dạy con mình.

Thế là mô hình thầy cô bao trọn gói từ việc chở về, lo ăn uống, tắm giặt, soạn bài. Đã phát sinh trên nhu cầu khá lớn của phụ huynh.

Nhiều giáo viên cho biết mình không muốn nhận nhiều vì khá mệt nhưng phụ huynh cứ năn nỉ sao có thể từ chối?

Nói thẳng ra rằng, nhờ có mô hình này, đời sống nhiều giáo viên cũng được cải thiện và chính nhiều gia đình học sinh cũng giải quyết được mối lo an toàn cho con.

Vì thế, đừng lên án việc dạy thêm học thêm, hãy hiểu rõ ngọn ngành vì sao các em phải đi học thêm.

Khi chương trình học một đường mà đề thi lại ra một nẻo, khi sĩ số lớp học luôn quá tải, khi nhu cầu cho con học bán trú nhưng nhiều nơi vẫn không thể đáp ứng...thì việc dạy thêm học thêm sẽ khó mà chấm dứt.

Đừng nhìn thấy việc học sinh đi học thêm nhiều mà lên án giáo viên. Họ chỉ đáng lên án khi vì đồng tiền mà bất chấp quy định dùng uy quyền ép buộc các em phải đi học.

Dạy theo nhu cầu của phụ huynh, của học sinh cũng là đang giúp mình và giúp chính họ đấy.

Đỗ Quyên

Theo giaoduc.net

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

CQĐT VKSND Tối cao vào cuộc vụ tai nạn liên quan con gái nghi phạm bắn người rồi tự sátCQĐT VKSND Tối cao vào cuộc vụ tai nạn liên quan con gái nghi phạm bắn người rồi tự sát
15:14:09 29/04/2025
Cầu TH VTV: dùng AI khiến Trịnh Công Sơn 'sống lại', em gái lên tiếng, MXH ồn àoCầu TH VTV: dùng AI khiến Trịnh Công Sơn 'sống lại', em gái lên tiếng, MXH ồn ào
11:33:13 29/04/2025
VNPay bị lên án vì tranh thủ PR khi duyệt drone mừng lễ 30/4VNPay bị lên án vì tranh thủ PR khi duyệt drone mừng lễ 30/4
12:21:14 29/04/2025
2 triệu người "nổi da gà" khi xem clip diễu binh kỷ niệm 30/4 đúng 10 năm trước, giọng MC quá truyền cảm2 triệu người "nổi da gà" khi xem clip diễu binh kỷ niệm 30/4 đúng 10 năm trước, giọng MC quá truyền cảm
13:18:02 29/04/2025
MXH xôn xao đoạn video cô gái tặng hoa quân nhân, dân tình phấn khích hết nấcMXH xôn xao đoạn video cô gái tặng hoa quân nhân, dân tình phấn khích hết nấc
13:35:33 29/04/2025
Lê Hoàng Hiệp 'ở hiền gặp phiền', giờ giải lao bị fan girl 'dí', thái độ bất ngờLê Hoàng Hiệp 'ở hiền gặp phiền', giờ giải lao bị fan girl 'dí', thái độ bất ngờ
10:45:50 29/04/2025
Căng: Lee Seung Gi tuyên bố cắt đứt quan hệ với nhà vợ lừa đảo, tù tộiCăng: Lee Seung Gi tuyên bố cắt đứt quan hệ với nhà vợ lừa đảo, tù tội
13:08:40 29/04/2025
Bộ phim khiến ai cũng phải cúi đầu cảm phục, tự hào trước sự hy sinh của những "bóng hồng bất tử": Cục trưởng Xuân Bắc có vai "để đời"Bộ phim khiến ai cũng phải cúi đầu cảm phục, tự hào trước sự hy sinh của những "bóng hồng bất tử": Cục trưởng Xuân Bắc có vai "để đời"
10:22:57 29/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vợ Văn Hậu 'đốt tiền' phụ chồng, 1 chi tiết lộ tính cách lý tưởng, giàu cỡ nào?

Vợ Văn Hậu 'đốt tiền' phụ chồng, 1 chi tiết lộ tính cách lý tưởng, giàu cỡ nào?

Netizen

16:02:54 29/04/2025
Mỗi lần xuất hiện, Doãn Hải My đều khiến người đối diện không thể rời mắt nhờ vẻ đẹp thanh tú, khí chất sang trọng và thần thái đậm chất quý cô thành thị . Trong loạt hình ảnh mới nhất, Hải My khoe trọn vẻ đẹp ngọt ngào mà đẳng cấp.
Vợ siêu sao hạng S xuất thân trâm anh thế phiệt được ngưỡng mộ khắp Hàn Quốc: Đẹp người đẹp nết từ phim ra đời

Vợ siêu sao hạng S xuất thân trâm anh thế phiệt được ngưỡng mộ khắp Hàn Quốc: Đẹp người đẹp nết từ phim ra đời

Hậu trường phim

15:56:57 29/04/2025
Mỹ nhân Hàn Quốc này không chỉ là một nữ diễn viên tài năng với xuất thân danh giá mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và kiên cường.
3 con giáp may mắn nhất tháng 4 âm: Sự nghiệp nở rộ, tiền bạc dồi dào, cuộc sống viên mãn

3 con giáp may mắn nhất tháng 4 âm: Sự nghiệp nở rộ, tiền bạc dồi dào, cuộc sống viên mãn

Trắc nghiệm

15:51:34 29/04/2025
Hãy xem bạn có nằm trong số những con giáp dưới đây không nhé. Tháng 4 Âm lịch trời xanh mở kho tài lộc: 4 con giáp làm ăn thuận buồm xuôi gió, thăng tiến trong công việc
Phim Hoa ngữ bị chê nhiều nhất hiện tại: Nữ chính đờ đẫn như chưa tỉnh ngủ, thẩm mỹ xấu đến cay mắt

Phim Hoa ngữ bị chê nhiều nhất hiện tại: Nữ chính đờ đẫn như chưa tỉnh ngủ, thẩm mỹ xấu đến cay mắt

Phim châu á

15:46:09 29/04/2025
Bộ phim gây ra nhiều tranh cãi vì kỳ vọng càng nhiều thất vọng càng lớn. Từ diễn xuất tới kỹ xảo đều có nhiều vấn đề.
Hoà Minzy đáp trả khi bị nói làm màu

Hoà Minzy đáp trả khi bị nói làm màu

Sao việt

15:43:31 29/04/2025
Hòa Minzy vẫn giữ thái độ điềm đạm nhưng đủ sắc sảo lên tiếng làm rõ những ý kiến mỉa mai tiêu cực của cộng đồng mạng.
Ông hoàng phim 18+ bị gia đình từ mặt, 2 lần tự tử vì bệnh tâm lý

Ông hoàng phim 18+ bị gia đình từ mặt, 2 lần tự tử vì bệnh tâm lý

Sao châu á

15:32:03 29/04/2025
Ông trùm của dòng phim 18+ nổi tiếng là người yêu vợ và thủy chung. Mối tình của Từ Cẩm Giang và bà xã Ân Chúc Bình được đánh giá là còn kịch tính hơn cả trên màn ảnh.
Vụ xe 45 chỗ tông xe con: Người vợ đã tử vong

Vụ xe 45 chỗ tông xe con: Người vợ đã tử vong

Tin nổi bật

15:19:42 29/04/2025
Chiếc xe khách 45 chỗ bất ngờ lao vào cọc báo hiệu ven đường rồi tiếp tục tông 2 phương tiện khác khiến 2 người chết, 1 người bị thương.
Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance dự doán về kết cục của Ukraine khi xung đột với Nga kéo dài

Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance dự doán về kết cục của Ukraine khi xung đột với Nga kéo dài

Thế giới

15:08:30 29/04/2025
Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên podcast của nhà tổ chức bảo thủ Charlie Kirk vào thứ Hai (28/4), ông Vance nhấn mạnh: "Nếu điều này không chấm dứt, người Ukraine sẽ không thắng trong cuộc chiến".
Bạn trai của Jennifer Garner đưa ra tối hậu thư

Bạn trai của Jennifer Garner đưa ra tối hậu thư

Sao âu mỹ

15:05:52 29/04/2025
Một nguồn tin khẳng định đoạn video Ben Affleck âu yếm ôm Jennifer Garner vào tháng trước cũng khiến bạn trai của Garner là John cảm thấy hơi khó chịu về hành vi này.
Lừa bán Iphone, Macbook giá rẻ chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng

Lừa bán Iphone, Macbook giá rẻ chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng

Pháp luật

15:05:23 29/04/2025
Ngày 29/4, TAND TP Huế mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với bị cáo Phạm Trung Anh (SN 1996, trú tại phường Thuận Lộc, quận Phú Xuân, TP Huế).
Chiếc iPhone mới thú vị nhất vẫn sẽ được sản xuất tại Trung Quốc

Chiếc iPhone mới thú vị nhất vẫn sẽ được sản xuất tại Trung Quốc

Thế giới số

14:40:31 29/04/2025
Apple được cho là đang có kế hoạch chuyển hoạt động sản xuất iPhone cho thị trường Mỹ từ Trung Quốc sang Ấn Độ trong thời gian sớm nhất có thể.