Áp dụng kiểm tra chặt đối với thực phẩm giảm cân
Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế mới đây đã có công văn số 4289 /ATTP – SP.
Công văn đề nghị các cơ quan kiểm tra nhà nước về thực phẩm do Bộ Y tế chỉ định áp dụng phương thức kiểm tra chặt đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe (BVSK) có công dụng giảm cân, đề nghị các cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu do Bộ Y tế chỉ định, các Cơ quan Hải quan cửa khẩu áp dụng phương thức kiểm tra chặt đối với các sản ph ẩm thực phẩm BVSK công bố công dụng giảm cân (chỉ tiêu kiểm tra là chất Sibutramine).
Đề nghị này đưa ra căn cứ báo cáo kết quả giám sát chủ động của các viện, khu vực: Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Thừa Thiên Huế, Viện vệ sinh dịch tễ Tây nguyên, Viện Kiểm nghiệm VS ATTP quốc gia và Cục ATTP về kiểm tra chỉ tiêu Sibutramine đối với các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe trong 6 tháng đầu năm nay.
Video đang HOT
Cục ATTP cho biết, Sibutramine là hoạt chất đã bị Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cấm sử dụng do chất này gây tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên gần đây thông qua chương trình giám sát chủ động các cơ quan chức năng đã phát hiện một số sản phẩm giảm cân có chứa Sibutramine, các sản phẩm này đã bị thu hồi và xử lý theo quy định.
Theo thanhnien.vn
Nhiều sai phạm trong kinh doanh thực phẩm chức năng
Nhiều doanh nghiệp bị phạt vì quảng cáo thực phẩm chức năng có tác dụng như thuốc, mượn uy tín của bác sĩ bệnh viện, hàng kém chất lượng.
Ảnh minh họa
Từ ngày 27/7 đến 15/8, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã xử phạt 12 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm. Sai phạm chủ yếu trong lĩnh vực quảng cáo. Ngoài phạt tiền, Cục cũng yêu cầu thu hồi và tiêu hủy các lô sản phẩm vi phạm, tháo gỡ nội dung quảng cáo vi phạm...
Bị phạt tiền nhiều nhất là Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thiết bị y tế Bình Minh (Hà Nội) gần 150 triệu đồng. Công ty này quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe KISU không đúng với tài liệu đã xin phép, liệt kê công dụng từng thành phần của sản phẩm. Lô KISU số 010118, ngày sản xuất 020118, hạn sử dụng 020121, chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố.
Công ty Dược phẩm Hải Linh (Hải Dương) sản xuất hai lô sản phẩm có vi phạm tương tự, bị phạt 90 triệu đồng. Công ty Đông Nam Dược Hoàng Anh (Hà Nội) sản xuất, buôn bán trà thảo mộc tăng cân Hoàng Anh và trà thảo mộc giảm cân Hoàng Anh mà chưa xin phép, bị phạt 28 triệu đồng.
Một số công ty bị phạt do sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của bệnh viện, bác sĩ, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo hoặc quảng cáo dưới dạng bài viết của bác sĩ, dược sĩ... Các quảng cáo này đều mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.
Có sản phẩm bị thổi phồng tác dụng như thuốc chữa bệnh, gồm thực phẩm chức năng Phục Thần Công của Công ty Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Trí Tâm (Hà Nội). Sản phẩm bột tía tô Akina và Hoàn Xuân Thang cũng quảng cáo công dụng quá mức, Công ty Cổ phần Đầu tư Akina Đông Á (Hà Nội) bị phạt 50 triệu đồng.
Phương Trang
Theo Vnexpress
Nguy cơ đóng cửa hơn 3.000 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng không đạt chuẩn PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, qua rà soát, trong hơn 4.000 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng (TPCN), thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì có đến hơn 3.000 cơ sở không đạt tiêu chuẩn GMP. Theo đó, đến hạn chót 1/7/2019, các cơ sở này sẽ không được phép...