Áp dụng Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh cần thực chất, linh hoạt
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp dụng Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh theo Thông tư 55 của Bộ GD&ĐT cần thực chất và linh hoạt để nâng cao sự gắn kết, thống nhất giữa nhà trường với gia đình.
Nhà trường và gia đình cùng thấu hiểu và phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động sẽ có tác dụng rất lớn trong chất lượng giáo dục học sinh.
Cái chính là sự minh bạch
Những năm gần đây, nhất là vào mỗi dịp đầu năm học lại “ nóng” câu chuyện thu chi. Căn nguyên của vấn đề này vẫn nằm ở sự phối hợp và giám sát giữa gia đình học sinh với nhà trường. Trong bối cảnh đó, việc áp dụng Thông tư 55 ban hành về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh lại trở nên cần thiết.
Theo thầy Nguyễn Cao Cường – Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội), đơn vị này đang thực hiện rất tốt việc này. Có lẽ ở đâu đó vẫn còn câu chuyện phản đối việc có Ban đại diện cha mẹ học sinh (CMHS) hoặc coi ban này như là cánh tay nối dài của ban giám hiệu. Điều cần nhất ở đây là việc nắm rõ thông tư và mọi vận hành hướng đến học sinh được thụ hưởng những giá trị tốt đẹp.
Vị hiệu trưởng cho biết, không thể phủ nhận rằng, muốn có nhiều đổi mới trong các hoạt động giáo dục ngoài ý tưởng thì cần phải có kinh phí. Bởi vậy việc phối hợp giữa CMHS và nhà trường trong việc lập kế hoạch các hoạt động, dự trù kinh phí, tạo minh bạch về tài chính sẽ làm cho những băn khoăn về việc này giảm bớt, hướng tới sự đồng thuận cao.
Tuy vậy có những điều nhà trường đang vận hành rất đúng nhưng lại không đáp ứng yêu cầu, mong mỏi của phụ huynh. Nhà trường quy định rất rõ về việc sử dụng quỹ cha mẹ học sinh chỉ phục vụ cho hoạt động của học sinh. Ví dụ, nhà trường nhận được đề nghị của Ban đại diện CMHS xin được tặng mỗi thầy cô một bó hoa tri ân nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam. Mặc dù rất nhân văn nhưng nhà trường xin nhận tấm lòng, từ chối nhận hoa và cũng khiến nhiều thầy cô tâm tư.
“Tôi nghĩ, điều quan trọng là minh bạch về cách làm để phụ huynh cũng có cơ hội được thể hiện tình cảm chân thành tới các thầy cô giáo, chẳng hạn là một bó hoa tươi thắm. Chính bởi quy định nên ở một số nơi, họ vẫn tìm cách để thực hiện điều mà ai cũng cho là bình thường đó. Chính bởi vậy, ta nên quy định rõ về tính chịu trách nhiệm, minh bạch, đồng thuận hơn là những điều không phù hợp với thực tế” – thầy Hiệu trưởng Nguyễn Cao Cường nhấn mạnh.
Vai trò hoạt động của ban phụ huynh
Video đang HOT
Để chăm sóc, giáo dục trẻ được tốt thì rất cần sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình.
Là ngôi trường công lập chuẩn bị bước sang năm học thứ 4, cô Nguyễn Thị Thu An – Hiệu trưởng Trường Mầm non Ngô Thì Nhậm (Hà Đông, Hà Nội) nhìn nhận, công tác phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện CMHS trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Cô Thu An phân tích, với đặc thù học sinh mới chỉ từ 2 – 5 tuổi chưa thể tự chăm sóc của bản thân mình so với các cấp học lớn hơn nên các cô phải rất nhuần nhuyễn trong kỹ năng chuyên môn cũng như trao đổi hai chiều với phụ huynh về quá trình phát triển của trẻ. Đặc biệt, trong thời gian nghỉ học ở nhà phòng chống dịch Covid-19, mối liên hệ giữa nhà trường với gia đình lại càng trở nên cần thiết hơn để chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà.
“Theo tôi, dự thảo Thông tư 55 quy định về Điều lệ Ban đại diện CMHS cần được xem xét một cách thấu đáo, thận trọng. Nếu điều khoản nào không còn phù hợp với thực tế thì mới cần sửa đổi. Điều cốt yếu vẫn là phải có sự thống nhất và thấu hiểu giữa phụ huynh với nhà trường. Bất cứ một hoạt động nào của trường cho trẻ nếu có sự đồng hành, giúp đỡ của cha mẹ trẻ thì đều sẽ thành công”, cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thu An khẳng định.
Năm nay có hai con vào học lớp 10 và lớp 6, chị Hồ Thúy Hường (SN 1982) trú quận Long Biên, Hà Nội bày tỏ sự cần thiết phải sửa đổi Thông tư 55. Người mẹ này lập luận, điều khiến dư luận hoài nghi nhiều nhất về vai trò của Ban đại diện CMHS chính là chỉ tập trung vào việc huy động sự đóng góp từ phụ huynh cho nhà trường mà chưa chú trọng đến các hoạt động khác.
“Tôi đồng ý với quan điểm, muốn giáo dục con tốt thì cả nhà trường và gia đình cần phải phối hợp tốt. Nhiều trường còn thiếu thốn về cơ sở vật chất như điều hòa, máy chiếu mà có sự đồng thuận tuyệt đối từ phụ huynh thì vẫn có thể huy động đóng góp tùy khả năng để trang bị cho các con. Tuy nhiên, việc đóng góp phải trên tinh thần tự nguyện, ai có nhiều góp nhiều, có ít góp ít và không có cũng không sao. Đó mới thực sự là linh hoạt trong thực hiện Thông tư 55″, chị Hường nói.
Với gần 30 năm công tác trong ngành giáo dục huyện Gia Lâm (Hà Nội), cô Lê Thị Hà – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Thường nêu quan điểm, các trường nên áp dụng Thông tư 55 theo tinh thần tích cực nhất. Phụ huynh phải được biết ngay từ đầu năm, Ban đại diện CMHS đã hoạt động như thế nào và làm được những gì từ năm học trước, kế hoạch hoạt động của năm nay sẽ ra sao? Tất cả nội dung kế hoạch cần được dự thảo để sớm đưa ra bàn bạc công khai giữa các phụ huynh với nhau.
Tạo bệ phóng vững chắc đổi mới giáo dục
Công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tác động lớn đến hoạt động quản lý, phương thức tổ chức dạy và học.
Nhiệm vụ nặng nề đang đặt lên vai mỗi cán bộ, giáo viên, cơ sở giáo dục, làm sao tạo dựng được bệ phóng vững chắc hướng tới mục tiêu cao nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước.
GS.TS. Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội: Nâng cao chất lượng đội ngũ là khâu đột phá
Chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào chất lượng nền giáo dục, mà chất lượng nền giáo dục được quyết định phần lớn bởi chất lượng đội ngũ giáo viên và các nhà quản lý giáo dục. Do vậy, một khâu đột phá của công cuộc đổi mới giáo dục là nâng cao chất lượng đội ngũ. Giáo viên được coi là yếu tố then chốt và là nhân tố quan trọng quyết định thành công khi triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Người thực thi các chính sách, chủ trương, kế hoạch và chương trình đổi mới giáo dục chính là đội ngũ cán bộ nhà giáo. Ở đây, có hai vấn đề đặt ra: Thứ nhất, muốn đổi mới thì phải có đủ lực lượng giáo viên; Thứ hai, khi có đủ giáo viên thì họ phải có đủ năng lực, phẩm chất để thực thi nhiệm vụ đổi mới.
Hiện cả nước có gần 1,5 triệu cán bộ nhà giáo, trong đó đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chiếm khoảng 10%. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa như tiến trình đang thực hiện, nhìn chung, vấn đề đội ngũ còn không ít bất cập, từ chất lượng, số lượng đến cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp; năng lực quản lý của một bộ phận cán bộ quản lý cơ sở giáo dục còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý giáo dục trong bối cảnh mới...
Từ góc độ của một cơ sở giáo dục đại học đào tạo và nghiên cứu chất lượng cao và trình độ cao trong khoa học và công nghệ giáo dục, ứng dụng cho đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý và các nhóm nhân lực khác trong lĩnh vực giáo dục, tôi chỉ ra một số nhiệm vụ quan trọng hiện nay.
Một là, quán triệt quan điểm phát triển đội ngũ cán bộ nhà giáo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4.11.2013, về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế"; triển khai có hiệu quả Quyết định số 33/QĐ-TTg, ngày 8.1.2019, "Phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025".
Hai là, phối hợp hiệu quả hoạt động bồi dưỡng với các dự án, chương trình như Dự án "Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông" vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2016 và Quyết định số 89/QĐ-TTg, ngày 18.1.2019 về "Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030"...
Ba là, tập trung bồi dưỡng theo hướng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo, tiến tới tất cả giáo viên tiểu học, THCS, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm. Bồi dưỡng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng mới; khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý, dạy và học; năng lực quản lý, quản trị hiện đại cho cán bộ quản lý ở các cấp học; phương pháp biên soạn chương trình, tài liệu, đề cương bài giảng theo đào tạo tín chỉ, quy chuẩn kiểm định chất lượng, xây dựng và triển khai chuẩn chương trình đào tạo tiệm cận các chuẩn mực khu vực và quốc tế...
Bốn là, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động bồi dưỡng, quản lý. Điểm mới trong công tác bồi dưỡng hiện nay vận hành mô hình bồi dưỡng mới, biến quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng. Cụ thể là bồi dưỡng đội ngũ cốt cán theo hình thức vừa trực tiếp vừa trực tuyến bởi các giảng viên của các cơ sở đào tạo giáo viên. Đội ngũ này hỗ trợ giáo viên đại trà ngay tại chỗ, trong công việc, giáo viên tự học qua mạng, trên các hệ thống bồi dưỡng trực tuyến.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An Đào Công Lợi: Phân cấp quản lý đủ mạnh
Thời gian qua, các nghị định quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục đã làm rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, việc phân cấp quản lý chưa thực sự thống nhất, đồng bộ.
Thứ nhất, phân cấp quản lý giáo dục là phân cấp ngang, UBND cấp huyện quản lý toàn bộ từ mầm non, tiểu học đến THCS, còn Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ quản lý các trường THPT. Trong khi đó, chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh lại thuộc trách nhiệm của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. Việc phân cấp ngang, cắt đoạn, tạo nên bất cập giữa trách nhiệm và hiệu quả quản lý. Thực tế, Chủ tịch UBND huyện quản lý trực tiếp, toàn diện từ mầm non, tiểu học đến THCS nhưng không phải chịu trách nhiệm về chất lượng, còn Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ trực tiếp quản lý cấp THPT lại phải chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục từ mầm non, tiểu học, THCS và THPT trên toàn tỉnh.
T hứ hai , trách nhiệm quản lý chất lượng không đi liền với điều kiện bảo đảm. Để có chất lượng giáo dục cần 3 yếu tố: Chuyên môn (chương trình, tổ chức dạy học...), nhân lực (cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên), điều kiện bảo đảm (kinh phí, trang thiết bị, cơ sở vật chất...). Hiện nay, các yếu tố này đang bị quản lý phân tán, thiếu thống nhất. Nhân lực do ngành nội vụ quản lý; kinh phí do ngành tài chính quản lý; cơ sở vật chất trường học do UBND các địa phương quản lý, ngành giáo dục chỉ được quản lý về chuyên môn. Hệ quả là ngành giáo dục không có sự đồng bộ, tập trung, không có đủ quyền lực để đạt được mục tiêu chất lượng.
Để thực hiện thành công mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo viên có vai trò quyết định. Nếu được giao quản lý trực tiếp đội ngũ, ngành giáo dục sẽ bảo đảm các yêu cầu về chất lượng, số lượng và đặc biệt là cơ cấu giáo viên các bộ môn ở các cấp học, đáp ứng yêu cầu dạy và học của các trường. Theo phân cấp như hiện nay, UBND cấp huyện chỉ mới chú trọng đến số lượng, chưa chú trọng đến cơ cấu hợp lý các môn học trong tuyển dụng, tiếp nhận giáo viên, dẫn đến thừa - thiếu giáo viên cục bộ.
Nguồn: ITN
Hiệu trưởng Trường THPT Phúc Lợi, Gia Lâm, Hà Nội Nguyễn Quý Xuân: Kỳ vọng tạo đột phá về phân luồng, hướng nghiệp
Năm học này sẽ bắt đầu triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với lớp 10. Đây là lớp đánh dấu bước chuyển quan trọng đối với học sinh, hướng tới mục tiêu định hướng nghề nghiệp. Để triển khai chương trình lớp 10, Trường THPT Phúc Lợi đã có sự chuẩn bị sớm về đội ngũ, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, xây dựng các tổ hợp môn, phân phối chương trình năm học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, đáp ứng yêu cầu về việc lựa chọn nghề nghiệp. Cùng với đó, các tổ hợp môn cũng được tính toán phương án có lợi cho học sinh trong tuyển sinh vào đại học sau này.
Đối với lớp 10, tinh thần chung của chương trình giáo dục phổ thông mới là học sinh có quyền lựa chọn môn học tự chọn phù hợp với sở thích, nguyện vọng và năng lực của các em. Nhưng nếu hoàn toàn theo lựa chọn của học sinh thì nhà trường rất khó đáp ứng về nhân lực và cơ sở vật chất, vì có tới hơn 100 tổ hợp môn; đồng thời cũng có thể khiến học sinh bị rối, gây ra khủng hoảng lựa chọn.
Vì thế, nhà trường đã xây dựng các tổ hợp môn học từ ba nhóm môn học và chuyên đề học tập, vừa đáp ứng nhu cầu của người học, vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học... Theo đó, năm học 2022 - 2023, Trường THPT Phúc Lợi xây dựng 8 tổ hợp môn với 16 lớp 10.
Việc xây dựng chương trình lớp 10 theo hướng phân hóa, định hướng nghề nghiệp cho học sinh là hết sức cần thiết, nhất là trong bối cảnh thị trường lao động thay đổi ngày một mạnh mẽ, áp lực cạnh tranh tương lai cũng ngày càng lớn hơn. Tuy nhiên, để tạo đột phá về việc phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có hướng dẫn sớm về kiểm tra, đánh giá theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Các trường đại học cũng sớm công bố đề án tuyển sinh phù hợp dựa trên việc xây dựng tổ hợp của các nhà trường phổ thông.
Hình ảnh trường học Hà Nội tất bật chuẩn bị đón năm học mới Thời điểm này, các trường phổ thông ở Hà Nội đều đang tất bật chuẩn bị để sẵn sàng đón học sinh tựu trường, chào đón năm học mới 2022-2023. Các thầy cô Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (Hà Đông, Hà Nội) khẩn trương kê dọn bàn ghế học sinh về các lớp. Ghi nhận của Báo Giáo dục & Thời đại...