Áp dụng công thức “3 tiêu 7 tiết kiệm”, gia đình ở Hải Phòng mua được nhà, gửi tiết kiệm 1,2 tỷ còn bớt nỗi lo trong mùa dịch
Câu chuyện “vén khéo” chi tiêu của chị NTH dưới đây có thể là động lực giúp các cặp vợ chồng trẻ có hướng chi tiêu tốt hơn trong cuộc sống.
Câu chuyện chi tiêu của các cặp vợ chồng trẻ như thế nào là hợp lý nên “ăn chắc mặc bền” hay tận hưởng mới luôn là đề tài bàn tán sôi nổi. Mỗi người một quan điểm và một cách sống khác nhau nhưng tựu trung lại vẫn là để cuộc sống của chính bạn thoải mái và hợp lý nhất.
Còn với riêng chị NTH (hiện đang là nhân viên văn phòng tại Hải Phòng) thì chị lựa chọn cách đầu tiên, để giữ sự ổn định cho tương lai tài chính của cả gia đình.
Được biết ngay từ khi cưới nhau, vợ chồng chị đã đồng lòng thống nhất quan điểm cho mục tiêu tài chính của mình.
Công thức thu chi mỗi tháng của gia đình chị sẽ là:
100% Thu nhập – 30% chi tiêu = 70% tích lũy.
Về thu nhập
Từ đầu năm đến nay thu nhập của hai vợ chồng chị H vẫn ổn, chỉ mất khoản thu KPI 1 tháng lương do ảnh hưởng của dịch. Chồng H thì 6 tháng đầu năm cũng kiếm được thêm nhờ làm việc bên ngoài, thu nhập tốt hơn năm ngoái. Nhưng từ tháng 7 chuyển hướng làm công việc khác nên thu nhập giảm đi.
Tổng thu nhập của hai vợ chồng là 37 triệu/tháng.
Các khoản chi trung bình trong 1 tháng của chị TH:
Do dịch bệnh nên năm nay gia đình NTH chi tiêu tiết kiệm hẳn, nhất là trong khoản vui chơi. Số tiền này như 2 năm trước gia đình thường chi là 30 triệu nay được tiết kiệm toàn bộ. Khoản tiền này chị H để ra để dành chống dịch và giúp đỡ người thân khi khó khăn.
Tổng chi trung bình trong 8 tháng vẫn trong tầm kiểm soát là 11 triệu/tháng đúng bằng 30% mà hai vợ chồng đã quy định.
Video đang HOT
Nếu 4 tháng cuối năm vẫn duy trì ổn định mức thu nhập và chi tiêu như thế này thì gia đình chị H sẽ đạt deadline tiết kiệm được 70% như kế hoạch đề ra đầu năm.
Không gian sống của gia đình chị TH.
” Mình vẫn sống tốt giữa thành phố nhỏ xinh Hải Phòng và cảm thấy may mắn khi vẫn còn an toàn và không mất thu nhập trong mùa dịch. 1 năm kinh tế buồn nên mình và chồng luôn động viên nhau là phải càng cố gắng chi tiêu hợp lý hơn nữa “, chị H cho biết thêm.
Bất ngờ hơn, không chỉ trong mùa dịch chị H có cách chi tiêu tiết kiệm, biết vun vén như vậy mà chị H cho biết ngay từ khi lấy nhau hai vợ chồng đã lên kế hoạch cho cuộc sống của mình và cố gắng tiết kiệm 70% thu nhập rồi.
Chị H cho biết, hai vợ chồng lấy nhau vào năm 2009. Trong 6 năm sau khi kết hôn, hai vợ chồng cố gắng làm việc và đã tích lũy được 630 triệu. Tới năm 2015 thì hai vợ chồng mua được nhà với giá 800 triệu. Số tiền 200 triệu còn thiếu, hai vợ chồng đi vay ngân hàng. Đến tháng 12/2016, hai vợ chồng chị H đã trả hết số nợ này.
” Từ năm 2017 đến thời điểm này vợ chồng mình đã tiếp tục tích lũy và để được 1 khoản tiền 1,2 tỷ gửi ngân hàng hưởng lãi suất. Hai vợ chồng không phải có nhà, có tiền trong ngân hàng mà không tiết kiệm nữa. Chúng mình vẫn tiếp tục kế hoạch “3 tiêu 7 tiết kiệm” để lo cho các con trong tương lai “.
Ghi theo lời kể của nhân vật – Ảnh: NVCC
8 sai lầm khi tiết kiệm điện, thậm chí còn khiến bạn tốn nhiều tiền điện hơn
Những sai lầm này có thể chính bạn cũng đang mắc phải!
Tiền điện mỗi tháng là một khoản chi không hề nhỏ. Nếu có thể giảm bớt thì bạn sẽ tiết kiệm thêm được tiền chi tiêu, dành cho các mục tiêu tài chính khác.
Tuy nhiên có nhiều lầm tưởng về việc tiết kiệm năng lượng mà không ít người vẫn mắc phải. Những lỗi sai ấy thậm chí có thể khiến bạn phải trả nhiều tiền hơn cho hóa đơn năng lượng.
1. Chạy quạt trần cả ngày sẽ làm mát phòng
Thực tế là quạt trần không làm hạ nhiệt độ giúp mát phòng. Nó chỉ khiến không khí lưu thông, để chúng ta có cảm giác mát mẻ hơn. Cho dù bạn thấy mát khi bật quạt trần song sự thật là nhiệt độ phòng vẫn không thay đổi.
Do đó phương pháp bật quạt trần cả ngày cho phòng mát để hạn chế dùng điều hòa, thật ra không có tác dụng. Tốt nhất là bạn hãy tắt quạt trần khi rời khỏi phòng, đó mới là cách để tiết kiệm điện.
2. Để máy tính ở chế độ ngủ đã là tiết kiệm năng lượng
Cho dù máy tính ở chế độ ngủ thì nó thực tế vẫn đang hoạt động, mới có thể ngay lập tức sẵn sàng cho bạn sử dụng. Tính năng này vẫn tiêu hao năng lượng. Chẳng những vậy việc để máy tính hoạt động trong thời gian quá dài có thể gây hỏng nguồn điện hay các bộ phận khác của máy.
Lời khuyên cho bạn là hãy tắt máy tính nếu không sử dụng đến trong một khoảng thời gian, chỉ nên để chế độ ngủ nếu bạn nhanh chóng trở lại với công việc.
3. Điều chỉnh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp
Nâng hệ thống sưởi của bạn lên 80 độ F giữa mùa đông (gần 27 độ C) không có nghĩa là nó sẽ hoạt động mạnh, phòng của bạn ấm lên nhanh chóng hơn. Hệ thống sưởi hay điều hòa làm mát luôn hoạt động ở tốc độ không đổi, vì vậy tốt nhất bạn chỉ cần đặt bộ điều nhiệt ở nhiệt độ mong muốn là được.
Đột ngột điều chỉnh ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp chẳng mang lại tác dụng như bạn mong muốn, thậm chí còn gây hao điện nhiều hơn.
4. Luôn duy trì một mức nhiệt cố định trong phòng
Một số người cho rằng sẽ tiết kiệm điện hơn nếu luôn duy trì máy lạnh ở một mức nhiệt cố định. Việc tăng lên hoặc hạ xuống nhiệt độ của điều hòa sẽ gây tốn điện.
Tuy nhiên quan niệm này là sai lầm. Theo bộ năng lượng Hoa Kỳ, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ giảm từ 7 - 10 độ vào ban đêm hoặc khi trong nhà có ít người, sẽ tiết kiệm đến 10% chi phí điện năng mỗi năm.
5. Rửa bát bằng tay sẽ tiết kiệm điện hơn so với máy rửa bát
Nếu bạn sử dụng nước lạnh thì đúng là như vậy, song vào mùa đông chúng ta thường dùng nước nóng để rửa bát. Hoặc một số người vẫn có thói quen rửa bát nước nóng kể cả giữa mùa hè.
Dùng nước nóng rửa bát sẽ phải tốn điện, mà máy rửa bát sở hữu công nghệ hiện đại tiết kiệm năng lượng, tốn ít nước nóng nhất có thể. Do đó nếu bạn có nhiều bát đĩa thì rửa bằng máy là phương án lựa chọn tiết kiệm hơn.
6. Để tủ đông ở vị trí nào cũng không khác nhau
Thực tế là tủ đông phải làm việc nhiều hơn để giữ lạnh khi nhiệt độ bên ngoài môi trường tăng lên. Chính vì thế, vào mùa đông bạn hãy để tủ đông ở vị trí không có máy sưởi, tận dụng môi trường nhiệt độ thấp tự nhiên, giúp tiết kiệm điện năng.
Tuy nhiên vào mùa hè, nếu bạn đặt tủ đông ở vị trí nắng nóng thì đó là một cách gây tốn điện. Hãy đặt tủ đông tại nơi mát mẻ nhất trong nhà, chẳng hạn như tầng hầm.
7. Chỉ cần tắt thiết bị là được, không cần phải rút phích cắm
Các thiết bị điện tử không cần phải bật mới hao tốn năng lượng. Nhiều thiết bị, bộ sạc máy tính, lò vi sóng... sẽ sử dụng nguồn điện ở chế độ chờ. Cho dù bạn tắt chúng nhưng giữ phích cắm trong ổ điện thì vẫn tiêu hao năng lượng.
8. Lửa là một nguồn nhiệt bổ sung thông minh giúp tiết kiệm điện vào mùa đông
Lò sưởi đốt lửa có thể là một nguồn nhiệt ấm áp vào mùa đông nhưng thực tế nó lại chẳng giúp bạn tiết kiệm chút điện năng nào.
Khi đốt lửa, bạn cần một hệ thống thông khí giúp thoát khói ra ngoài ngôi nhà, đồng thời nó cũng khiến không khí lạnh từ bên ngoài tràn vào. Vì vậy bạn chỉ cảm thấy ấm áp trong phạm vi gần lò sưởi, phần còn lại của ngôi nhà thậm chí sẽ trở nên lạnh hơn.
10 bí kíp tiền bạc luôn đúng tại mọi thời điểm trong cuộc đời, dẫu đang dư dả hay túng thiếu: Chuẩn bị trước không bao giờ là thừa Trong cuộc sống, sẽ có lúc chúng ta mắc phải những sai lầm không đáng có về tiền bạc. Đó có thể là phung phí tiền cho những khoản không cần thiết, hoặc bỏ bê việc tích lũy hàng tháng. Ngay cả những người sành sỏi nhất đôi khi cũng không tránh khỏi việc hồ đồ nhất thời. Để giúp mọi người tránh...