Áp dụng công nghệ mới thực hiện dự án kè chắn sóng khẩn cấp bảo vệ bờ biển Cà Mau
Do ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, tình trạng sạt lở bờ biển tại tỉnh Cà Mau ngày càng nghiêm trọng. Mỗi năm, địa phương này mất đến hàng trăm hecta đất do xói lở.
Ngày 29.100, Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NNPTNT) và lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau đã tiến hành kiểm tra thực tế tiến độ thi công công trình kè chắn sóng biển khẩn cấp ở Cà Mau.
Thi công kè chống sạt lở khẩn cấp ven biển tỉnh Cà Mau.
Theo đánh giá của ngành chức năng và chính quyền địa phương, công trình bước đầu đảm bảo hiệu quả ổn định, có khả năng gây bồi tạo bãi và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn; cấu kiện gọn nhẹ, thuận lợi cho việc thi công và lắp đặt; phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất, lũ, sóng và triều cường; bảo đảm chống đứt gãy, lún sụt cục bộ, sạt lở, xói mòn…
Để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân ven biển, tỉnh Cà Mauđang áp dụng nhiều giải pháp khoa học công nghệ mới nhằm ứng phó với tình trạng sạt lở bờ biển, trong đó có giải pháp “Cấu kiện lắp ghép, bảo vệ bờ sông, hồ và đê biển”, thuộc cụm công trình đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2016 về Khoa học – Công nghệ của ông Hoàng Đức Thảo.
Ông Thảo hiện là Chủ tịch, kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần khoa học công nghệ Việt Nam (Busadco).
Kè chắn sóng khẩn cấp Busadco thực hiện có chiều dài 2,1km, tại bờ biển Đông và bờ biển Tây, với tổng mức đầu tư 37,8 tỷ đồng (18 tỷ đồng/km), bằng công nghệ “Cấu kiện lắp ghép, bảo vệ bờ sông, hồ và đê biển”. Dự án đang được triển khai theo cơ chế lệnh khẩn cấp tại đoạn bờ biển bị sạt lở đặc biệt nghiêm trọng dài 1.200m khu vực ven biển Kinh Mới – Đá Bạc (thuộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Đây là đoạn bờ biển bị sạt lở liên tiếp do sóng đánh trực diện vào chân đê, tạo thành nhiều hốc lồi lõm sâu và vách đứng, nguy cơ vỡ đê là rất cao, nếu không kịp thời xử lý sẽ gây mất an toàn đối với toàn bộ khu vực dân cư thị trấn Rạch Gốc ven biển Cà Mau.
Một đoạn kè chống sạt lở khẩn cấp ở Cà Mau đang được thi công.
Video đang HOT
Công nghệ này sử dụng vật liệu bê tông cốt phi kim kết hợp vật liệu mới cốt sợi Polypropylene thay thế cho cốt thép dùng trong bê-tông thông thường, có khả năng chống ăn mòn trong môi trường nước mặn, sản xuất trên dây chuyền bê-tông thành mỏng đúc sẵn, do đó khắc phục được những yếu tố bất lợi về thời tiết, khí hậu, thủy văn trong quá trình thi công.
Kết cấu công trình bằng cấu kiện bê-tông cốt phi kim có lỗ phá sóng, có vách ngăn đục lỗ nằm giữa kè, nhằm tiêu hao năng lượng sóng và giảm lưu tốc dòng chảy khi truyền qua công trình, song vẫn đảm bảo phù sa có thể vận chuyển qua và bồi lắng phía sau công trình. Lỗ giảm sóng được bố trí ở mặt trước, sau và vách giữa kè (diện tích lỗ chiếm 32% diện tích mặt) và bố trí so le giữa các mặt. Các module (đốt) kè được chôn xuống dưới nền đất tự nhiên 1.00m, liên kết với nhau bằng khớp trượt. Các module kè được đúc thành các khối bê-tông rỗng với bốn bên mặt thành đổ bê-tông riêng phần mặt đáy để hở, mái kè có độ dốc, có gân ngang và dọc, giúp tăng cường khả năng chịu lực của cấu kiện.
Các lỗ mặt kè có tác dụng tiêu hao năng lượng sóng, giảm sóng phản xạ, giảm áp lực sóng tác dụng lên công trình, giảm xói trước và sau chân công trình. Tấm phai bố trí giữa kè có bố trí lỗ làm tăng khả năng giảm sóng, giảm vận tốc dòng chảy khi truyền qua cấu kiện, hạn chế tối đa hiện tượng xói cục bộ trước chân công trình.
Công nghệ “Cấu kiện lắp ghép, bảo vệ bờ sông, hồ và đê biển” được sản xuất công nghiệp trên dây chuyền công nghệ chế tạo các thiết bị bê-tông thành mỏng đúc sẵn dùng trong kết cấu hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường, đã được Bộ Xây dựng cấp giấy chứng nhận công nghệ phù hợp.
Theo Danviet
Nuôi tôm siêu thâm canh: Dễ thu tiền tỷ, nhưng cũng sợ trắng tay
Với sản lượng vượt trội, tỷ lệ thành công cao đang khiến cho diện tích nuôi tôm siêu thâm canh tăng nhanh, từ đó đã tạo ra bước đột phá mới, mở ra nhiều triển vọng cho ngành tôm tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, mô hình này cũng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh, ô nhiễm môi trường...
Đột phá nhưng chưa bền vững
Theo UBND tỉnh Cà Mau, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hiện nay nghề nuôi tôm tỉnh Cà Mau không những mở rộng về diện tích, phát triển nhiều loại hình nuôi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Theo đó, từ diện tích khoảng 100ha nuôi tôm siêu thâm canh ở năm 2006, hiện đã tăng lên hơn 1.800ha với hơn 1.740 hộ nuôi; năng suất bình quân đạt từ 30 - 50 tấn/ha/vụ. Cá biệt có nơi đạt trên 100 tấn/ha/vụ, tỷ lệ nuôi thành công đạt trên 85%.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia và nông dân trong tỉnh, loại hình nuôi này đang tồn tại nhiều quy trình nuôi khác nhau, chưa có quy trình chuẩn, phù hợp điều kiện thực tế của địa phương.
Nông dân TP.Cà Mau thu hoạch tôm nuôi theo hình thức siêu thâm canh. Ảnh: NQ.
Qua kiểm tra thực tế của ngành chức năng, có đến khoảng 50% diện tích và số hộ nuôi không đáp ứng các điều kiện nuôi theo quy định. Vấn nạn xả thải từ các ao nuôi trực tiếp ra môi trường bên ngoài khi chưa được xử lý triệt để, gây ô nhiễm, dịch bệnh lây lan, đe dọa đến tính bền vững của nghề nuôi tôm.
Để nghề nuôi phát triển bền vững và không ảnh hưởng đến các loại hình khác, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1874/QĐ-UBND ngày 10.11.2017, quy định tạm thời về điều kiện nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh. Đồng thời, thành lập tổ kiểm tra 1926, nhằm kiểm tra và hướng dẫn điều kiện nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh.
Qua công tác kiểm tra đột xuất thực tế tại các cơ sở nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh cho thấy, các điều kiện theo Quyết định 1874 của tỉnh chưa được tuân thủ nghiêm túc. Theo đó, tổ kiểm tra đã tổ chức kiểm tra ngẫu nhiên 36 đợt với 135 hộ. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có 26 hộ đạt yêu cầu, tức chỉ khoảng 19,2%, còn lại 91 hộ có một số chỉ tiêu còn hạn chế, đặc biệt có 18 hộ không đạt.
Theo đánh giá của tổ kiểm tra 1926, qua quá trình kiểm tra thực tế cho thấy, đa phần các hộ nuôi tôm thâm canh chưa đáp ứng được yêu cầu về điều kiện nuôi theo Quyết định 1874 của UNBD tỉnh. Trong đó, hạn chế lớn nhất tập trung ở các ao công trình phụ trợ, khu chứa thải có thiết kế nhưng chưa đảm bảo về diện tích cũng như thể tích chứa, nhiều hộ chưa quan tâm và ý thức tốt việc xử lý nước thải, bùn thải,...
Cần quy hoạch vùng nuôi tập trung
Vừa qua, Liên hiệp các hội Hhoa học và kỹ thuật tỉnh Cà Mau đã tổ chức hội thảo khoa học về thực trạng và giải pháp nuôi tôm siêu thâm canh.
Tại đây, ông Nguyễn Việt Thắng - nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam khẳng định, con tôm luôn là mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, chiếm 50% tỷ trọng xuất khẩu toàn ngành. Kim ngạch xuất khẩu cả nước những năm gần đây luôn đạt 3-4 tỷ USD/năm.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau đã đóng góp trên 1,1 tỷ USD, góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.
Nhiều hộ nuôi chưa đáp ứng điều kiện nuôi mô hình tôm siêu thâm canh. Ảnh: NQ.
Tuy nhiên, ông Thắng cũng cho rằng, để đạt mục tiêu xuất khẩu 2,1 tỷ USD vào sau năm 2021, tỉnh Cà Mau cần có sự thay đổi mạnh mẽ từ công tác quản lý ngành đến tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, hình thành chuỗi giá trị con tôm... Trong đó, cần giúp người nuôi tôm tiếp cận, ứng dụng được các tiến bộ khoa học một cách hiệu quả và bền vững nhất.
Hiện nay, vấn đề nan giải của nghề nuôi tôm ở Cà Mau là chất lượng con giống, thức ăn, thuốc thú y - thủy sản, giá cả đầu vào cao, đầu ra còn bấp bênh, dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp. Bên cạnh đó, hiện nay tình trạng sản xuất con giống tràn lan, khó kiểm soát, dẫn đến dịch bệnh trên tôm nuôi thường xuyên xảy ra.
Trong khi đó, thực tế là hiện diện tích nuôi tôm siêu thâm canh đang phát triển nhanh, trong đó có không ít hộ không am hiểu quy trình kỹ thuật, thiếu vốn đầu tư nên nuôi không hiệu quả.
Chia sẻ với chúng tôi, nông dân Thái Minh Thức (xã Hòa Tân, TP.Cà Mau), cho biết: "Qua thực tế thực hiện mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, tôi cho rằng rào cản hiện nay của nông dân khi triển khai mô hình này là đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao, lượng điện tiêu thụ nhiều, chi phí đầu tư ban đầu lớn... Do đó, để phát triển rộng mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, cần sự hỗ trợ nhiều hơn của ngành chức năng. Ngoài ra, chúng tôi cũng rất cần đầu mối để liên kết với doanh nghiệp tìm đầu ra ổn định".
Theo UBND tỉnh Cà Mau, tỉnh đang rất quyết liệt trong triển khai điều kiện nuôi tôm nhưng nhiều nơi diện tích và số hộ nuôi không đảm bảo điều kiện. Muốn sản xuất hiệu quả thì phải liên kết để hình thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã; đồng thời liên kết để hình thành chuỗi tiêu thụ.
Theo ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, hiện nay công tác quy hoạch vùng nuôi tôm siêu thâm canh tập trung chưa được phê duyệt. Tỉnh đang tìm giảm pháp dồn điền đổi thửa để có vùng nuôi tập trung, đầu tư hạ tầng, thu hút người nuôi tôm vào đây để thuận lợi hơn so với nuôi phân tán. Trước mắt, vùng nuôi tập trung chưa được phê duyệt, Sở NNPTNT sẽ định hướng cho người dân biết quy hoạch và tuân thủ các quy định của vùng nuôi cũng như các giải pháp bảo vệ môi trường.
Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đóng góp khoảng 15% tổng sản lượng tôm nuôi trong toàn tỉnh Cà Mau, góp phần đưa tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 350.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu hằng năm đạt trên 1,1 tỷ USD. Theo dự báo, loại hình nuôi này sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới, có khả năng đạt 5.000ha vào năm 2020 và đạt 10.000ha vào năm 2030.
Theo Danviet
Vợ chủ tịch tỉnh Cà Mau có tên trong danh sách đi nước ngoài: Do sơ suất của Văn phòng Chiều 13.9, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau chính thức ký văn bản số 665-CV/BTGTU gửi Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ TTTT, các cơ quan báo chí T.Ư thông tin chính thức hai nội dung: Việc rà soát, sắp xếp trường lớp, giáo viên và hợp đồng giáo viên; việc tổ chức đoàn đi công tác tại Liên bang Nga. Liên quan...