Áp dụng BĐTD giảm gánh nặng quản lý, dạy và học
Học sinh ghi nhớ câu chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh ngay trên lớp, Ban giám hiệu và giáo viên dễ dàng quản lý quy chế điểm bằng sơ đồ đổi mới… Những sáng tạo không ngừng trong việc ứng dụng các phương pháp tích cực đã giúp việc quản lý, giảng dạy và học tập của thầy và trò trường Nam Trung Yên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Bớt thời gian quản lý, tăng thời gian sáng tạo
Thay vì một chồng văn bản dày cộp về thời gian kiểm tra định kì của từng tuần, từng khối, từng môn, trường Nam Trung Yên đã đổi mới công tác quản lý kiểm tra đánh giá chỉ bằng 1 bản đồ tư duy (BĐTD) quản lí quy chế điểm. BĐTD này chính xác và chi tiết đến từng tuần, từng khối, từng bộ môn với thời gian kiểm tra, số đầu điểm kiểm tra.
Nhìn vào BĐTD này, ban giám hiệu có thể kiểm tra ngay một cách chính xác số điểm kiểm tra của giáo viên, có thể biết được giáo viên có thực hiện đúng quy chế chuyên môn hay không một cách tức thời. Giáo viên cũng thấy được tổng thể kế hoạch kiểm tra đánh giá của mình cần được thực hiện vào thời điểm nào, thời lượng bao nhiêu, đơn vị kiến thức thế nào để chủ động trong công việc và không bị vi phạm quy chế.
Phó Hiệu trưởng Đàm Thu Hương bên cạnh BĐTD quản lý qui chế điểm của trường Nam Trung Yên
Điều này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian mở đối chiếu, giúp việc quản lý và thực hiện công việc không bị chồng chéo, không quên việc sót việc.
Không chỉ đổi mới công tác quản lý quy chế điểm, BGH và các thầy cô trường Nam Trung Yên còn ứng dụng BĐTD để đổi mới công tác quản lý chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy và học, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu kém…
Theo các thầy cô, BĐTD đã bắt đầu được ứng dụng trong giảng dạy năm học vừa qua và đến năm học này, nhà trường tiếp tục thực hiện áp dụng một cách toàn diện trong nhiều hoạt động , đặc biệt trong công tác quản lý.
Video đang HOT
Cô Đặng Thị Kim Thoa, Hiệu trường trường cho biết: Sau khi được tập huấn về Bản đồ tư duy hỗ trợ đổi mới quản lý và PPDH của ngành giáo dục, trường chúng tôi đã tổ chức mời chuyên gia của Bộ GD&ĐT giới thiệu kỹ thêm và chủ động tổ chức thảo luận chuyên đề này cho tất cả cán bộ, giáo viên nhà trường. Cách đổi mới quản lý chỉ đạo sử dụng BĐTD sẽ giúp cán bộ quản lý nhà trường lập kế hoạch công tác và có cái nhìn tổng quát toàn bộ kế hoạch từ chỉ tiêu, phương hướng, biện pháp… và dễ theo dõi quá trình thực hiện đồng thời có thể bổ sung thêm các chỉ tiêu, biện pháp… một cách dễ dàng so với việc viết kế hoạch theo cách thông thường. BĐTD đã mang lại văn hóa quản lý, điều hành hoạt động giáo dục vừa thiết thực, vừa hiệu quả lại đỡ tốn nhiều thời gian và công sức như trước đây.
8 giờ trên lớp không còn là gánh nặng
“Để 8 giờ trên lớp không làm các con mệt mỏi, chán nản, BGH và các thầy cô đã cố gắng xây dựng một môi trường thân thiện, cởi mở và năng động, biến trường học thành ngôi nhà thứ hai của các con”, cô Đàm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.
Ngay khi đặt chân vào trường, bài học đầu tiên các con học là bài “Xin lỗi – Cảm ơn” , một bài hát quy định nếp sống văn minh do chính Hiệu trưởng soạn lời.
Học sinh tự vẽ BĐTD cuối giờ Sinh
Việc rèn nếp cho các con được các thầy cô đặc biệt chú trọng từ đạo đức tới sức khỏe, trí tuệ, kĩ năng sống… Trong giờ ra chơi, các con được tham gia những hoạt động đặc biệt như tung bóng, múa hát tập thể hay chơi các trò chơi dân gian. Các con cũng có thể cùng đọc sách tại những thư viện di động ngay tại sân trường. Nhà trường còn thành lập cả CLB Yoga cười, CLB Bóng rổ… những phút giây tại trường của các con ăm ắp niềm vui.
Một sáng tạo khác nữa của thầy cô nhà trường đễ giữ mối dây liên hệ giữa thầy cô – phụ huynh – học sinh thêm bền chặt là cuốn sổ rèn kĩ năng sống bên cạnh sổ liên lạc thông thường và sổ liên lạc điện tử. Trong đó, các con tự chấm điểm về bản thân mình trong ngày, ghi lại cảm xúc của bản thân. Cán bộ lớp, thầy cô và phụ huynh đều có thể ghi lại những đánh giá nhận xét của mình và khuyến khích các con. Nhờ cuốn sổ này, các thầy cô và phụ huynh trên cơ sở đó nắm bắt tâm tư tình cảm của các em và kịp thời điều chỉnh nếu điều gì đó bất thường.
Trong các tiết học, thầy cô vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, kết hợp phương pháp truyền thống và các phương pháp mới tích cực giúp học sinh hứng thú hơn với bài học. BĐTD là một trong những phương pháp đó.
Cô và trò cùng ôn lại bài giảng môn Địa lý bằng BĐTD vào cuối giờ học
Cô Đoàn Thị Thu Hà, giáo viên Văn cho biết: “Khi kết thúc bài giảng về Sơn Tinh – Thủy Tinh, thay vì cho các con tóm tắt câu chuyện bằng một đoạn văn 15-20 dòng, tôi yêu cầu các con tóm tắt cốt truyện bằng 2 BĐTD, 1 BĐTD về nhân vật và 1 BĐTD về sự việc xoay quanh các nhân vật. Ngay khi BĐTD vừa hoàn thành, các con đã nhớ ngay truyện có 4 nhân vật, có 7 sự kiện xoay quanh các nhân vật, kể cả học sinh yếu kém.”
Còn cô Vũ Thị Ngân, tổ trưởng tổ bộ môn xã hội chia sẻ: “Việc sử dụng BĐTD giúp các con học thuộc bài ngay tại lớp với các môn như Sử, Địa, GDCD. Thầy cô chắt lọc cái tinh để giảng dạy, học trò nắm bắt được cái tinh của bài giảng, từ đó nhớ nhanh, nhớ sâu, nhớ lâu, nhớ chính xác hơn. Hiệu quả học tập của học sinh được nâng tầm rõ rệt. Các con cũng không còn mệt mỏi khi học tập 8 tiếng tại trường.”
Theo VNN
Học sinh "đói" tư vấn học đường
Thiếu chuyên viên tư vấn, thiếu cơ sở vật chất, giáo viên bộ môn kiêm nhiệm tư vấn cho học sinh... Tầm quan trọng và cần thiết của hoạt động của phòng công tác tư vấn học đường đã được nhìn thấy nhưng khó vẫn chồng khó. TPHCM được phép thực hiện biên chế đối với giáo viên (GV) tư vấn tâm lý ở trường học từ nhiều năm nay nhưng thực tế, thực tế về công tác tư vấn ở trường học vẫn đang hội thu hai khó khăn nổi cộm: thiếu và yếu. Đến nay rất nhiều trường chưa có tư vấn viên, hoặc có tư vấn viên thì không có phòng làm việc. Nhiều trường lý giải dù đã có nguồn biên chế nhưng không tuyển nổi tư vấn viên.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Trung Trực (Q.Gò Vấp, TPHCM) tham gia buổi tư vấn tâm lý do Nhà Văn hóa Sinh viên TPHCM tổ chức.
Với những trường có tư vấn viên rơi vào trình trạng quá tải vì hầu hết các trường đều có sĩ số hàng ngàn HS. Thành ra, với nhiều HS khi có nhu cầu tư vấn để tâm lý nhưng chờ
Sở GD-ĐT TPHCM yêu cầu, năm học 2011-2012 100% trường tiểu học, THCS, THPT và TTGDTX phải có phòng tư vấn học đường cho HS. Đối với các trường, trung tâm không có cán bộ tư vấn chuyên nghiệp thì phải bố trí giáo viên có kinh nghiệm lâu năm làm công tác này.
không đến lượt, đành bỏ cuộc. Hoặc nhiều trường không có tư vấn riêng mà kết hợp ngay cùng phòng làm việc của ban giám hiệu để tư vấn cho HS, thành ra HS chẳng dám tìm đến vì như một chuyên viên tâm lý tại một trường ở Q.7 nói: "Đố em nào lên phòng giám hiệu để... kể chán cô chủ nhiệm hay thầy hiệu trưởng".Thành ra nhiều trường có tư vấn viên cũng như... không.
Cô Huỳnh Thị Thanh, tư vấn viên của trường THCS Tân Thới Hòa (Q. Tân Phú) cho mình, hiện ở trường có hơn 2.000 HS, có những buổi cô phải tiếp cả chục trường hợp, nhiều em chờ không đến lượt. Đã theo đuổi công việc này, thầy cô luôn cố gắng tốt nhất trong khả năng có thể nhưng theo cô Thanh, với áp lực quá tải như vậy thì khó đảm bảo việc tư vấn đạt kết quả tốt vì tư vấn tâm lý phải theo một tiến trình, chưa kể các ca nặng, đòi hỏi rất nhiều thời gian tìm hiểu.
Thiếu nguồn nhân lực đúng chuyên môn, hiện nay không ít trường giao công việc này sang cho các GV bộ môn hoặc tổ giám thị kiêm nhiệm. Có thể nói, số đông các trường hầu hết tư vấn viên chính là GV các môn học khác trong trường hoặc tổ giám thị. Chính điều này đã hạn chế việc chia sẻ tâm tư của các em vì HS vốn rất ngại bộc bạch với thầy cô các bí mật của mình.
Trước năm 2009, trường THPT Diên Hồng có phòng tư vấn học đường nhưng sau đó, chuyên viên phụ trách nghỉ việc chuyển sang trường khác nên phòng tạm thời đóng cửa. Trường đã tăng cường tuyển tư vấn viên nhưng không tuyển được nên hiện tại công tác tư vấn cho học sinh được giao cho tổ giám thị kết hợp với ban giám hiệu thực hiện. Hay tại trường THPT Nguyễn Thị Định (Q.8) công tác tư vấn học đường năm nay mới được đưa vào trường học mà chuyên viên tâm lý là GV dạy Giáo dục công dân.
TS Giáo dục Nguyễn Thị Bích Hồng (ĐH Sư phạm TPHCM) cho hay, theo một nghiên cứu ở Mỹ đối với trẻ từ 5 - 15 tuổi, thì có đến 20% em có vấn đề về sức khỏe tinh thần, 5% cần được chữa trị và từ 1 - 2% là bị nặng. Như vậy, việc có phòng tư vấn ngay tại trường học hết sức cần thiết. Nếu các vấn đề sức khỏe tinh thần của HS không được phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm.
Theo bà Hồng, một trong những khó khăn trong việc việc tuyển chuyên viên tư vấn tâm lý của các trường học chính là chính sách thu nhập. Hiện tư vấn viên được áp dụng chính sách như một GV bộ môn trong khi công việc của họ mang tính đặc thù, áp lực mà chẳng không mấy ai biết đến.
TS Đinh Phương Duy, phó hiệu trưởng trường Cán bộ TPHCM nhấn mạnh, hiện nay giá trị sống trong xã hội đang bị biến chuyển, đặc biệt là ở giới trẻ là do các em thiếu sự định hướng rõ ràng. Những vẫn đề ở trường học, nổi cộm nhất là vấn đề bạo lực học đường trong những năm gần đây cho thấy việc công tác tư vấn trường học phải thực hiện ngay, không thể cần chừ.
TS Duy phân tích, nhu cầu cầu thực tế của xã hội chính là thuận lợi để công tác tư vấn học đường phát triển. Tuy nhiên, các trường đang phải đối mặt với quá nhiều khó khăn trong công tác tư vấn học đường vì thiếu nhân lực, thiếu cơ sở vật chất. Khi chưa được đầu tư đúng mức thì chất lượng tư vấn viên cũng rất đáng lo vì "Tư vấn có thể làm nên điều kỳ diệu cho HS nhưng chỉ cần lệch là hoảng ngay".
Ông Duy cho hay, chuyên viên tư vấn của các trường cần được tăng cường các buổi tập huấn, nói chuyện theo cụm vì HS mỗi quận có đặc thù riêng, nội thành khác với ngoại thành để nâng cao chuyên môn, sự chia sẻ trong công việc với nhau.
Theo Dân Trí
Sự thật về bài văn lạ bị điểm 0 của học sinh trường Ngô Quyền Ngay sau khi dư luận bàn tán xôn xao về bài văn lạ của học sinh trường THPT Ngô Quyền, Ban giám hiệu và những người liên quan cùng vào cuộc tìm hiểu sự thật thông qua cuộc gặp tác giả bài văn. Bà Nguyễn Hồng Thúy - Hiệu trưởng trường THPT Ngô Quyền, TP Hải Phòng cho biết, những ngày qua Ban...