Áo thông minh theo dõi huyết áp người mặc
Theo Techxplore, loại trang phục thông minh cho phép người mặc theo dõi huyết áp và mức cholesterol chỉ còn vài năm nữa là trở thành hiện thực.
Hình minh họa cho dự án áo thông minh làm từ vải microfiber và nanofiber
Công nghệ đeo trên người ( wearable technology) là những thiết bị điện tử có thể dùng làm phụ kiện, được gắn vào quần áo, xăm trên da hay cấy vào cơ thể người. Chúng có bộ vi xử lý giúp phân tích và cung cấp thông tin liên quan đến những tín hiệu sinh học trên cơ thể người mặc. Công nghệ này đã có từ lâu nhưng vẫn không ngừng phát triển với nhiều sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn, điển hình là các thiết bị như Apple Watch.
Gần đây trong bài báo trên tạp chí Vật lý Ứng dụng, nhóm nhà nghiên cứu từ Singapore đang muốn kết hợp công nghệ đeo trên người cùng với chất liệu sợi microfiber và nanofiber. Đây là những loại sợi có cấu trúc vô cùng nhỏ, rất linh hoạt và có thể được dùng để đo huyết áp, nhịp tim, chất lượng giấc ngủ, mức cholesterol và các tín hiệu quan trọng khác. Do kích thước nhỏ, chúng chỉ có thể được dệt thành áo, tất, khăn choàng cổ hoặc vòng tay để tiếp xúc trực tiếp trên da người.
Video đang HOT
Trước đó nhóm nghiên cứu từ Singapore cũng từng công bố loại áo thông minh làm từ vải sợi thưa bằng kim loại
Công nghệ microfiber và nanofiber sẽ giải quyết nhu cầu theo dõi các bệnh mãn tính như tiểu đường, hen suyễn, béo phì và huyết áp cao ở người lớn tuổi. Tác giả Rituparna Ghosh viết: “Nhu cầu về một hệ thống chăm sóc sức khỏe được cá nhân hóa để phát hiện các tín hiệu sinh học của người dùng ở bất kỳ đâu đang tăng lên nhanh chóng”. Rituparna Ghosh khẳng định người dùng có thể thử sản phẩm dưới mọi hình thức, như một chiếc đồng hồ, một chiếc khăn tay hoặc thậm chí xăm trên da.
Tác giả Seeram Ramakrishna từ Đại học Quốc gia Singapore cho biết sản phẩm cảm biến áp điện làm từ nanofiber có thể được đưa ra thị trường trong vòng chưa đầy 3 năm tới, sử dụng năng lượng cơ học. Những sản phẩm khác có thể sẽ bày bán công khai trong vòng 5-8 năm nữa.
Từ bây giờ cho đến lúc đó, Ramakrishna cho biết cần phải nghiên cứu thêm cách làm sợi cảm biến bền hơn để sử dụng nhiều lần, bên cạnh đó cần phải tìm ra nguồn điện ổn định và linh hoạt giúp vận hành thiết bị. Cũng sẽ mất thời gian để thuyết phục bệnh nhân và cộng đồng y tế rằng đây là sản phẩm đáng tin cậy. Ông chia sẻ: “Cộng đồng y tế luôn hoài nghi, trong khi ngành chăm sóc sức khỏe đã dùng những khái niệm này từ lâu. Chúng tôi cần thêm nhiều nghiên cứu về nguyên nhân – kết quả. Chúng tôi cần thu thập thêm thông tin để thuyết phục các bác sĩ’.
Ước tính giá trị thị trường của ngành công nghệ đeo trên người là 32 tỉ USD vào năm 2019. Dự kiến đến năm 2025 ngành này sẽ tăng đến 74 tỉ USD khi những phát minh mới tiếp tục ra mắt.
Đề phòng bệnh tim mạch nếu huyết áp ban đêm dao động mạnh
Những người có huyết áp cao hoặc thấp bất thường vào ban đêm có nguy cơ cao gặp các vấn đề về tim mạch trong tương lai, ngay cả khi huyết áp ban ngày của họ nằm trong giới hạn bình thường - theo nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Circulation của Hiệp hội Tim Mỹ (AHA).
Huyết áp cao khi ngủ có thể giúp cảnh báo sớm các vấn đề tim mạch. Ảnh: Belmarrahealth.com
Trong nghiên cứu mới, các chuyên gia tại Đại học Jichi (Nhật Bản) đã theo dõi sức khỏe tim mạch của hơn 6.300 người tuổi trung bình là 69. Vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu, không ai mắc bệnh tim mạch nhưng có ít nhất một yếu tố nguy cơ tim mạch và 75% đang sử dụng thuốc huyết áp. Những người tham gia được hướng dẫn duy trì các sinh hoạt bình thường vào ban ngày, ghi nhật ký thời gian ngủ và thức, đồng thời được theo dõi huyết áp bằng máy đo huyết áp đeo tay ngay tại nhà, với khoảng 20 lần đo vào ban ngày và 7 lần đo vào ban đêm.
Qua thời gian theo dõi trung bình 4 năm rưỡi, nhóm nghiên cứu ghi nhận có 306 sự cố tim mạch, 119 ca đột quỵ, 99 ca bệnh động mạch vành và 88 ca suy tim. Sau khi phân tích dữ liệu, các chuyên gia phát hiện huyết áp tâm thu (tức chỉ số trên) vào ban đêm tăng từ 20 mm/Hg trở lên tương ứng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ tăng thêm 18%, còn nguy cơ bị suy tim tăng 25%.
Với những người có chỉ số huyết áp bình thường vào ban ngày nhưng chỉ số huyết áp vào ban đêm liên tục cao hơn, nguy cơ suy tim của họ tăng gấp đôi. Trong khi đó, những người có chỉ số huyết áp vào ban đêm giảm thấp hơn 20% được ghi nhận là có nguy cơ đột quỵ cao gấp đôi.
Trưởng nhóm nghiên cứu - Tiến sĩ Kazuomi Kario - nhận xét: "Kết quả này chỉ ra rằng huyết áp tâm thu vào ban đêm là một yếu tố nguy cơ độc lập và quan trọng đối với các biến cố về tim mạch. Nghiên cứu mới nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi huyết áp vào ban đêm trong quá trình quản lý sức khỏe bệnh nhân".
Theo Tiến sĩ Raymond Townsend - một chuyên gia tại AHA, so với huyết áp vào ban ngày, huyết áp trong khi chúng ta ngủ thường thấp hơn từ 10-20%. Tuy nhiên, các bác sĩ thường chỉ dựa vào số đo huyết áp ban ngày để xác định bệnh nhân có bị chứng cao huyết áp hay không hoặc để đánh giá hiệu quả thuốc điều hòa huyết áp. Điều này có thể bỏ lỡ cơ hội phát hiện và điều trị kịp thời cho những đối tượng có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bị tăng huyết áp về đêm.
Những thực phẩm giúp ngăn ngừa xơ cứng mạch máu
Các chuyên gia sức khỏe cho biết việc duy trì mức huyết áp ổn định và ngăn ngừa xơ cứng mạch máu có ý nghĩa quan trọng giúp phòng tránh tình trạng hẹp và tắc nghẽn động mạch - yếu tố dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm ở động mạch vành, động mạch cảnh, động mạch ngoại biên, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não (đột quỵ). Do đó, ngoài tuân thủ lối sống lành mạnh, các chuyên gia khuyến nghị bổ sung vào chế độ ăn những thực phẩm có công dụng giúp động mạch luôn thông trống và khỏe mạnh như sau:
Tỏi. Tiêu thụ từ 1-4 tép tỏi/ngày có thể giúp giảm nồng độ cholesterol "xấu" LDL và cải thiện sức khỏe động mạch. Nghiên cứu chỉ ra rằng tỏi có lợi cho sức khỏe tim mạch, nhất là với người lớn tuổi.
Lựu. Đây là nguồn cung tuyệt vời các chất chống ôxy hóa mạnh - đặc biệt là vitamin C và polyphenol, giúp kích thích sản xuất ôxít nitric. Dưỡng chất này có tác dụng cải thiện lưu thông máu và giữ động mạch luôn mở rộng, cũng như làm giảm sự hình thành mảng bám trong động mạch.
Cá hồi. Loại cá này giàu axít béo omega-3, có công dụng tăng lượng cholesterol "tốt" HDL, giảm viêm mạch máu và hình thành cục máu đông trong động mạch. Ăn cá hồi còn giúp giảm huyết áp một cách tự nhiên.
Nghệ. Hoạt chất curcumin trong nghệ giúp giảm tích tụ chất béo trong động mạch, giảm viêm và ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Nghệ còn chứa vitamin B6 giúp điều hòa lượng homocysteine, từ đó đẩy lùi nguy cơ tích tụ mảng bám và tổn thương mạch máu. Loại gia vị này còn giúp giảm quá trình ôxy hóa cholesterol và lượng LDL.
Dầu ôliu. Tác động kết hợp của thành phần chống ôxy hóa polyphenol và chất béo không bão hòa đơn trong dầu ôliu có thể làm giảm lượng LDL và tăng cường lượng HDL, nhờ đó ngăn tích tụ mảng bám trong động mạch.
Cách sử dụng hạt chia và chanh để kiểm soát huyết áp cao Cao huyết áp, còn được gọi là tăng huyết áp là một căn bệnh ngày càng phổ biến trên khắp thế giới. Hạt chia - ẢNH: SHUTTERSTOCK Phạm vi huyết áp bình thường được coi là 120/80 mmHg và bất cứ điều gì vượt quá 140/90 được cho là thuộc loại huyết áp cao. Cũng giống như bất kỳ bệnh lối sống nào...