Ảo như sĩ tử khối B
Thông tin từ các trường ĐH-CĐ có thi khối B cho thấy, dù số lượng hồ sơ đăng ký dự thi tăng đột biến nhưng các trường đang hết sức lo lắng vì thí sinh “ảo”, thậm chí đỗ “ảo”.
Gánh nặng tổ chức thi
Thí sinh dự thi vào ĐH Y Thái Bình.
Năm 2011, ngành Công nghệ sinh học (thi khối B) của Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội tuyển 100 chỉ tiêu nhưng nhận được tới hơn 2.000 hồ sơ đăng ký dự thi, tỷ lệ chọi khá cao, ở mức 1/20.
Thống kê từ các trường đại học khác cũng cho thấy, tỷ lệ chọi của sĩ tử khối này cao đột biến, như Đại học Y Hà Nội là 1/18, Đại học Y Thái Bình là 1/17, Đại học Y Hải Phòng là 1/15. Ngành Điều dưỡng của Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh có tỷ lệ chọi lên đến 1/30.
Tại thời điểm này, khâu làm các trường đau đầu nhất là tổ chức thi. Hiện, các trường ĐH-CĐ đang gấp rút chuẩn bị lên danh sách phòng thi, chuẩn bị giấy tờ thi. Với số lượng thí sinh dự thi lớn, nhưng cũng bỏ thi lớn nên tình trạng trống phòng thi khối B khá phổ biến. Mùa thi năm nay, Đại học Tây Nguyên nhận được lượng hồ sơ khối B khá “khủng”, với gần 9.900 bộ, chiếm gần 37% tổng số hồ sơ dự thi, cao hơn cả lượng hồ sơ khối A (khối A có khoảng 9.200 bộ).
Ông Nguyễn Tấn Vui – Hiệu phó nhà trường cho biết: “Việc tổ chức thi cho khối này rất vất vả vì thông thường các em làm bài đợt 1 (khối A) tốt rồi thì thường bỏ thi đợt 2 hoặc thấy tỷ lệ chọi cao thì thi các trường dự phòng dẫn tới trống phòng thi, gây lãng phí cho khâu tổ chức thi”.
Nỗi lo đỗ ảo
Video đang HOT
Do số thí sinh đỗ ảo lớn nên các sĩ tử không nên quá lo lắng về tỷ lệ chọi. Chỉ cần cố gắng hết sức mình, đạt khoảng 20 điểm là có cơ hội bước chân vào giảng đường.
Ông Đoàn Văn Vệ
Tuy lượng hồ sơ lớn, tỷ lệ chọi cao nhưng lãnh đạo các trường đại học cho hay, rất nhiều thí sinh dự thi khối B với tính chất dự bị, “nhảy dù” từ khối A sang. Vì thế, khi trúng tuyển cả hai, các em chọn khối A chứ không học khối B, dẫn đến tình trạng lượng thí sinh “đỗ ảo” (đỗ nhưng không nhập học) của thí sinh rất lớn.
Chẳng hạn như ĐH Tây Nguyên, nhiều ngành khối này, trường chỉ lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn nhưng vẫn không tuyển đủ phải tuyển thêm nguyện vọng 2, 3 như ngành chăn nuôi, thú y, bảo quản chế biến…
Tại Đại học Đà Nẵng, tỷ lệ thí sinh “đỗ ảo” còn lớn hơn. Theo ông Nguyễn Hoàng Việt – Trưởng ban Đào tạo Đại học Đà Nẵng, khối B năm nào cũng nhiều hồ sơ, dẫn đầu các khối về tỷ lệ dự thi, đồng thời cũng dẫn đầu luôn về tỷ lệ thí sinh “bỏ quên” không đến làm thủ tục vào trường. “Trên danh sách thí sinh trúng tuyển, chúng tôi gọi tới 250% chỉ tiêu, nhưng lượng thí sinh đến nhập học vẫn không đủ”- ông Việt nói.
Đây cũng là chia sẻ của ông Đoàn Văn Vệ – Trưởng phòng Đào tạo Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông Vệ cho biết, năm 2010, tỷ lệ dự thi của khối B đạt tới 80%, cao hơn tỷ lệ dự thi khối A. Do lượng thí sinh lớn nên điểm thi vào trường cũng khá cao. Nếu áp dụng cách tính điểm chuẩn như với khối A thì điểm chuẩn vào trường khối B phải từ 26 trở lên. Nhưng với kinh nghiệm tuyển sinh nhiều năm, trường chỉ dám lấy điểm chuẩn ở mức 20 điểm.
Số thí sinh được gọi nhập học vì thế nhiều gấp 3 lần số chỉ tiêu. Tuy nhiên, khi các em đến nhập học chỉ tròm trèm con số trường được giao đào tạo, nghĩa là chỉ 1/3 số thí sinh đến làm thủ tục vào trường.
Theo Dân Việt
Gặp lại Hồ Ngọc Hân - thủ khoa đại học khối B năm 2009
Và cậu bạn này cũng là Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2009 đấy, bạn còn nhớ không nào?
Hẳn các bạn vẫn còn nhớ cậu học sinh Quốc học Huế cùng lúc đội vòng nguyệt quế Olympia cùng lúc giành được danh hiệu thủ khoa Đại học khối B của Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM) năm 2009? Đó chính là Hồ Ngọc Hân đấy. Cùng lắng nghe chia sẻ của Hân về kinh nghiệm học tập và bí quyết thi cử nhé! Hiện tại Hân đang học tập ở Úc. Cùng gặp lại cậu bạn này nhé:
Hi Hân! Khá lâu rồi mới lại trò chuyện cùng bạn. Cuộc sống của một du học sinh sau một năm xa nhà như thế nào?
Cuộc sống của mình nói chung là ổn. Mình hòa nhập khá nhanh với môi trường mới. Việc học trong thời gian vừa rồi cũng khá tốt. Thời gian qua mình có thêm nhiều bạn mới nữa.
Còn nhớ cách đây 2 năm, sau khi đội vương miện Olympia Hân còn "đúp" luôn danh hiệu thủ khoa Đại học. Hân có thể chia sẻ cách học của mình không?
Kinh nghiệm học của mình là bám sát kiến thức trong sách giáo khoa, sách bài tập, nắm chắc lý thuyết, hệ thống hóa kiến thức và siêng năng rèn luyện bằng các bài tập trong sách giáo khoa cũng như các loại sách tham khảo khác.
Hân hệ thống kiến thức như thế nào để hiểu và nhớ lâu?
Mình hệ thống kiến thức dựa trên các đề mục trong sách giáo khoa. Thường thì mình học theo bảng hoặc sơ đồ, kết hợp so sánh giữa các mảng kiến thức tương đồng. Việc học theo bảng và sơ đồ sẽ giúp mình nhớ lâu hơn và hệ thống kiến thức tốt hơn, nhất là việc so sánh cũng rõ ràng hơn, dễ hiểu hơn.
Tâm lý của Hân ở trong phòng thi Đại học như thế nào? Và làm sao để vượt qua các áp lực thi cử?
Tâm lý của mình khi đi thi đại học khá thoải mái vì mình đã học khá kĩ và trước đó làm các đề thi thử đại học thì đều đạt kết quả tốt cả, với lại mình thi chủ yếu để thử sức mình nên chắc chắn tâm lý sẽ nhẹ nhàng hơn các thí sinh khác. Chỉ cần nắm chắc kiến thức thì mình nghĩ áp lực thi cử sẽ nhẹ hơn rất nhiều. Thêm một chút tự tin nữa là bạn nắm chắc phần thắng rồi đó .
Còn cách làm bài thi thì sao? Hân chọn làm những câu nào trước và có phương pháp làm bài đặc biệt không?
Mình đọc lướt qua toàn bộ đề thi một lượt, rồi chọn câu nào dễ để làm trước, khoanh tròn các câu khó hoặc những câu chưa chắc chắn lại, sau đó quay trở lại kiểm tra sau.Sau khi hoàn thành các câu dễ, ít nhất bạn cũng thoải mái hơn. Sau đó dành thời gian cho câu khó nhiều hơn. Kể cả khi không chắc chắn với kết quả của câu khó thì đã có các câu dễ ăn điểm rồi.
Hân có lời khuyên gì dành cho các sĩ tử năm nay?
Lời khuyên của mình là "nắm chắc lý thuyết, siêng năng rèn luyện". Khi hiểu hết lý thuyết thì việc làm bài tập cũng "dễ thở" hơn. Làm bài tập thường xuyên cũng giúp bạn củng cố lại lý thuyết nữa đấy! Chúc các sĩ tử năm nay "cá chép hóa rồng" .
Hân ngồi học tại khuôn viên trường.
Theo Pháp Luật XH
Trường có tỷ lệ chọi dưới 1 không có nghĩa "thi là đỗ"! Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, nhiều ngành học có tỷ lệ chọi dưới 1. Tuy nhiên, tỷ lệ này không có nghĩa thí sinh cứ thi là đỗ. Theo thống kê của Trường ĐH Nha Trang, hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) vào nhóm ngành hàng hải, nhóm kỹ thuật và khai thác thủy sản khá thấp, hầu...