Ảnh vệ tinh hé lộ máy bay siêu thanh tốc độ 7.400 km/h của Mỹ?
Dựa vào hình ảnh chụp từ vệ tinh, một chuyên gia theo thuyết âm mưu phỏng đoán Washington đã hoàn tất việc chế tạo máy bay do thám siêu thanh SR-72. Với tốc độ lên tới 7.400 km/h cùng khả năng tấn công mạnh mẽ, SR-72 hứa hẹn sẽ trở thành biểu tượng mới của Không quân Mỹ.
Vật thể khoanh tròn màu đỏ nghi là máy bay siêu thanh SR-72 (Ảnh: Youtube)
Theo Dailymail, hãng Lockheed Martin vào giữa năm ngoái đã tiết lộ thông tin về SR-72 – phiên bản mới của chiếc SR-71, một trong những máy bay do thám hàng đầu của Mỹ. Dự án SR-72 được bắt đầu phát triển vào những năm 2000 và đến thời điểm năm ngoái đã có những bước tiến mới.
Lockheed tuyên bố họ đang trong giai đoạn chế tạo và phát triển SR-72. Tuy nhiên, chuyên gia thuyết âm mưu Tyler Glockner cho rằng dường như hãng sản xuất máy bay hàng đầu nước Mỹ đã hoàn tất việc chế tạo. Dựa vào hình ảnh vệ tinh chụp tại bang Florida, anh Glockner đã chỉ ra một vật thể màu bạc, có hình dạng tương tự hình ảnh mà Lockheed phác họa SR-72 trên các bản vẽ thiết kế. Video anh Glockner đăng tải đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của người xem, với 400.000 lượt truy cập.
Hình ảnh phác thảo SR-72 do hãng Lockheed Martin cung cấp (Ảnh: Lockheed Martin)
Video đang HOT
Theo Sputnik, nếu giả thuyết của anh Glockner là chính xác thì Lockheed dường như đã quá sơ hở trong việc bảo mật thông tin về địa điểm của máy bay khi đặt nó ở trên bãi biển Florida, nơi bất kỳ ai cũng có thể quan sát được máy bay chỉ với công cụ vệ tinh của Google.
SR-72 dự kiến đạt vận tốc cực đại là hơn 7.400 km/h (Mach 6), nhanh gấp 6 lần tốc độ âm thanh. Ngoài ra SR-72 khả năng trinh sát và tấn công. Ông Brad Leland, giám đốc dự án công nghệ siêu thanh của Lockheed Martin, chia sẻ: “ Máy bay siêu thanh SR-72, được tích hợp tên lửa siêu thanh, có thể xâm nhập và tấn công bất kể vị trí nào trên khắp thế giới trong vòng thời gian chưa đầy một giờ”.
“Chim đen” SR-71 là một trong những chiếc máy bay nổi tiếng huyền thoại của Lockheed Martin và quân đội Mỹ. Hiện tại SR-71 đã về hưu nhưng đây vẫn là chiếc máy bay nhanh nhất thế giới với vận tốc hơn 3.500 km/h. Với tốc độ này, SR-71 hoàn toàn bay nhanh hơn cả tên lửa không đối đất. SR-71 từng đạt độ cao 25.000m, gần tới rìa không gian. Đây cũng là độ cao kỷ lục một máy bay từng đạt được.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Li kì điệp viên KGB đánh cắp tên lửa Mỹ gửi bưu điện về Moscow
Lợi dụng trời tối, nhóm điệp viên dùng xe cút kít chở quả tên lửa AIM-9 ra ngoài.
Tên lửa AIM-9B gắn trên máy bay Mỹ.
Trong một trận không chiến năm 1957, máy bay Mig-17 của Trung Quốc đã dính một quả tên lửa AIM-9 từ tiêm kích F-86 của Đài Loan. Kì lạ thay, quả tên lửa này không phát nổ. Sau đó, phi công Trung Quốc hạ cánh an toàn. Quả tên lửa AIM-9 được tách ra và chuyển giao cho các kĩ sư Liên Xô.
Những kĩ sư Liên Xô đánh giá chiến lợi phẩm này là "trường đại học thiết kế tên lửa" vì nó sở hữu nhiều bí mật công nghệ không tưởng với người Liên Xô. Dù quả tên lửa được Mỹ thiết kế rất đơn giản nhưng rất hiệu quả. Các kĩ sư Liên Xô quyết định sao chép toàn bộ công nghệ này và cho ra đời tên lửa tương tự mang tên K-13 vào năm 1960.
Chỉ trong khoảng 5 năm sau, tên lửa K-13 của Liên Xô được xuất khẩu và trang bị cho 20 quân đội khác nhau. Tuy nhiên, cuộc chiến ở Trung Đông và Đông Nam Á đã chứng minh tên lửa này vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Đứng trước yêu cầu cần mẫu tên lửa mới nhất của Mỹ, Liên Xô đã cắt cử một điệp viên KGB tại Tây Đức đánh cắp một mẫu tên lửa AIM-9 gửi về nước. Tối ngày 22.10.1967, điệp viên Manfred Ramminger cùng 2 người khác đột nhập vào kho vũ khí của căn cứ không quân Neuburg.
Hai người trên xe dùng xe cút kít chở quả tên lửa AIM-9 ra ngoài và Ramminger đang chờ sẵn trên chiếc xe Mercedes của mình. Quả tên lửa dài gần 3 mét và khiến Ramminger phải đập vỡ cửa kính ô tô để nhét. Phần thừa nhô ra ngoài được che lại bằng một tấm vải đỏ.
Tên lửa K-13 của Liên Xô.
Sau đó, Ramminger lái xe về nhà và không gặp bất cứ khó khăn gì. Ông tự tay tháo rời từng bộ phận, giữ lại ngòi nổ rồi trao trực tiếp bộ phận này cho các điệp viên trong hệ thống của mình. Phần còn lại, ông đóng gói, gửi qua đường bưu điện về Moscow.
Để tránh rắc rối, Ramminger ghi trên bìa hàng rằng đây là hàng phế phẩm xuất khẩu. Trọng lượng của bưu kiện là 9 kg và chi phí là gần 80 USD. Thời điểm đó, vận chuyển bằng hàng không thường xuyên xảy ra sai sót và gói hàng của Ramminger cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Chuyến hàng vòng vèo qua nhiều thành phố và mất 10 ngày mới tới đích an toàn.
Điệp viên KGB nhận phần ngòi nổ từ tay Ramminger đã phải thốt lên rằng: "Anh quả là thiên tài". Sau khi gói bưu kiện về tới Liên Xô, các kĩ sư nước này đã nhanh chóng sao chép phiên bản AIM-9 và cho ra đời phiên bản K-13 cải tiến.
Tên lửa K-13M của Liên Xô được cải tiến từ phiên bản AIM-9 "chôm chỉa".
Phiên bản K-13M mới có nhiều cải tiến về hiệu suất, tốc độ và phần mũi tên lửa. Nó được trang bị đầu dò radar để tìm mục tiêu, tránh bị đánh lạc hướng bởi bẫy nhiệt của đối phương.
Cuối năm 1968, vụ việc bại lộ và 3 người tham gia kế hoạch đánh cắp tên lửa bị bắt. Ramminger bị án 4 năm tù nhưng được thả vào năm 1971 trong một chương trình trao đổi điệp viên 2 nước.
Theo Danviet
Nga sẽ hạn chế các chuyến bay giám sát quân sự của Mỹ Bắt đầu từ năm sau, Nga sẽ hạn chế các chuyến bay giám sát của Mỹ để đáp trả động thái tương tự trước đó Ngày 27.12, hãng thông tấn RIA dẫn lời ông Georgy Borisenko, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Moscow sẽ hạn chế các chuyến bay giám sát quân sự của Mỹ trên vùng...