Ảnh: Vẻ đẹp hút hồn rừng ngập mặn duy nhất trên vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á
Rú Chá (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được biết đến là khu rừng ngập mặn duy nhất còn tồn tại trên hệ đầm phá Tam Giang.
Rú Chá là tên của một khu rừng nguyên sinh đặc biệt nằm tại làng Thuận Hòa (xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế), cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15km. Nơi đây được biết đến là khu rừng ngập mặn duy nhất còn tồn tại trên hệ đầm phá Tam Giang – hệ đầm phá lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á.
Với vẻ đẹp hoang sơ pha chút bí ẩn của mình Rú Chá thường được các bạn trẻ ở Huế chọn làm nơi “trốn phố về rừng” để tham quan và check-in, sống ảo. Đây cũng là một trong những lý do khiến Rú Chá lọt vào top 20 điểm du lịch nổi tiếng ở cố đô Huế.
Rừng ngập mặn Rú Chá ở Huế có tổng diện tích khoảng 5 ha. Địa danh này hấp dẫn du khách ngay từ cái tên hoang sơ, đầy bí ẩn và ma mị của nó. Dân địa phương giải thích, từ “Rú” có nghĩa là rừng rú còn “Chá” là loại cây đặc trưng nhất tại đây, chiếm đến hơn 90% diện tích.
Video đang HOT
Men theo những con đường bê tông nho nhỏ, quanh co nối nhau như một tấm lụa đào, đưa bước chân du khách thưởng ngoạn tuyệt cảnh non nước thanh bình. Hàng trăm nghìn cây chá mọc lên khẳng khiu, đan xen với nhau, để lộ bộ rễ đầy hàng trăm năm tuổi, bảo vệ người dân qua mùa mưa bão, ngăn chặn sự xâm nhập mặn từ biển vào.
Trong rừng Rú Chá hiện có một hộ dân duy nhất sinh sống là cặp vợ chồng ông Nguyễn Ngọc Đáp (ngoài 70 tuổi). Dân địa phương thường gọi ông Đáp là “người rừng” vì dù có gia đình đầm ấm, đông con cháu nhưng do bản tính thích sống gần với thiên nhiên nên suốt 30 năm qua ông dựng lều cùng vợ sống ở rừng Rú Chá. Trong hình là túp lều ông Đáp dựng lên trong rừng Rú Chá để cùng vợ sinh sống suốt mấy chục năm qua.
Trong rừng Rú Chá cũng xuất hiện một ngôi miếu cổ thờ bà Đức Thánh Mẫu được dân địa phương cho rằng cực kỳ linh thiêng và tôn kính. Theo truyền thuyết của dân làng Thuận Hòa kể lại, ngày xưa trong một trận lụt lớn, bát nhang của Đức Thánh Mẫu ở điện Hòn Chén trôi về nằm ở đây, đân làng thấy thế, bèn lập miếu thờ.
Từ tháng 2 kéo dài tới tháng 9 là thời điểm thích hợp cho khách du lịch dễ dàng di chuyển và khám phá trọn vẹn vẻ đẹp của toàn bộ 5 hecta rừng ngập mặn. Riêng đến mùa thu tầm tháng 8 và tháng 9, du khách đến đây có thể tự hào khoe bộ ảnh mùa lá vàng vô cùng lãng mạn.
Cách đây khoảng vài năm, một đài quan sát cao hàng chục mét đã được xây dựng ở giữa khu rừng mênh mông. Đứng từ trên tầng cao nhất, bạn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng một khung cảnh thiên nhiên đẹp mê hồn, với thảm rừng xanh bát ngát và phá Tam Giang nên thơ, trữ tình.
Đến Rú Chá du khách cũng có thể chọn cách đi thuyền len lỏi vào sâu bên trong khu rừng, cảm nhận vẻ đẹp hoang sơ và khám phá hệ sinh thái rừng vô cùng độc đáo nơi đây.
Lào Cai - top 5 kỳ quan thiên nhiên của Đông Nam Á
Tạp chí Forbes của Mỹ đã bình chọn Lào Cai (Việt Nam) trong Top 5 kỳ quan thiên nhiên của Đông Nam Á, bên cạnh những cái tên: Vườn quốc gia sông ngầm Puerto Princesa (Philippines), hồ Sen Đỏ (Thái Lan), đỉnh Kinabalu (Malaysia), quần đảo Komodo (Indonesia).
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam, giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc. Phía Bắc Lào Cai giáp Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái. Tỉnh lỵ là TP Lào Cai, cách Hà Nội 330km.
Thị trấn Sa Pa, Lào Cai. Ảnh: Lam Thanh
Có vị trí địa lý thuận lợi, trong những năm qua, ngành du lịch Lào Cai đã phát triển mạnh mẽ với các loại hình đa dạng, từ du lịch văn hóa, sinh thái, tâm linh cho đến du lịch thể thao, nghiên cứu.
Đầu cầu Cốc Lếu ngày xưa có một khu chợ. Người Pháp xuất hiện dựa vào người H'Mông để tiếp xúc, buôn bán, vận chuyển khoáng sản, vũ khí và tránh mặt giới chức Việt địa phương. Dần dần người ta mở mang thêm một phố chợ mới. Phố chợ cũ thì người Hoa gọi là Lão Nhai, người Kinh gọi là Phố Cũ, theo tiếng H'Mông là Lao Cai, Dupuis viết là Lao-kai. Phố chợ mới thì gọi là Tân Nhai (Phố Mới ngày nay). Trong bản đồ Bắc Kỳ năm 1879 thì Jean Dupuis ghi rõ tên là "Lao-kai, residence du Chef des Pavillone noirs" (Lao-kai, dinh thủ lĩnh quân Cờ đen), và sau này người Pháp quen dùng nên thành tên của thủ phủ vùng từ 1872. Danh từ "Lào Kay" đã được người Pháp sử dụng trong các văn bản và con dấu còn người Việt khi đọc, biến âm theo tiếng Việt thành Lào Cai và trong giao tiếp và dân gian người ta vẫn gọi là Lao Cai.
Nói đến danh lam thắng cảnh Lao Cai phải nói đến thị xã Sa Pa cổ kính, luôn ngập trong sương mờ. Phong cảnh thiên nhiên, khí hậu mát lạnh của Sa Pa kết hợp với sức sáng tạo của con người đã biến địa danh này trở thành một bức tranh thiên nhiên có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn.
Tên Sa Pa có nguồn gốc từ tiếng Quan Thoại. Trong tiếng Quan Thoại phát âm là SaPả hay SaPá tức "bãi cát" do ngày trước khi có thị xã Sa Pa thì nơi đây chỉ có một bãi cát mà dân cư bản địa thường họp chợ. Từ hai chữ "Sa Pả", người phương Tây phát âm không dấu, thành Sa Pa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó thành "Cha Pa" và một thời gian rất dài sau đó người ta dùng "Cha Pa" như một từ tiếng Việt. Về sau, từ này viết được thống nhất là Sa Pa.
Thị xã Sa Pa ở độ cao 1.600m so với mực nước biển, cách TP Lào Cai 38km và 376km tính từ Hà Nội. Ngoài con đường chính từ TP Lào Cai, để tới Sa Pa còn một tuyến giao thông khác, quốc lộ 4D nối từ xã Bình Lư, Tam Đường, Lai Châu. Mặc dù phần lớn cư dân thị xã Sa Pa là những người dân tộc thiểu số, nhưng thành phố lại tập trung chủ yếu những người Kinh sinh sống bằng dịch vụ du lịch và trồng trọt.
Bắc Hà cũng là điểm du lịch nổi tiếng của Lào Cai. Cùng với những cảnh sắc thiên nhiên ban tặng như các dãy núi hùng vĩ, sông suối và hang động, con người hiền hậu mến khách, vùng đất này còn là nơi hội tụ các sắc màu văn hóa dân tộc những đặc sản riêng của Miền Tây Bắc, tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt níu giữ chân khách thập phương khi đến.
Phiên chợ Bắc Hà diễn ra vào Chủ nhật đang ngày càng cuốn hút khách du lịch trong và ngoài nước. Người ta chứng kiến người dân kéo nhau về thị trấn Bắc Hà để họp chợ với muôn vàn mặt hàng khác nhau. Phiên chợ chủ yếu là nơi trao đổi, mua bán của bà con dân tộc thiểu số thuộc các bản, làng lân cận. Tại phiên chợ Bắc Hà, bạn có thể tìm thấy những món đồ khác lạ của người dân tộc, cũng như thưởng thức đặc sản vùng cao, như thắng cố, rượu ngô, rượu thóc hay trà hoa tam thất... Đến giờ thì địa danh Simacai của Lào Cai đang trở thành điểm đến của những người thích mạo hiểm và chụp ảnh. Cánh đồng tam giác mạch Lử Thẩn, đang mang lại thành công về mặt kinh tế và quảng bá du lịch cho Lào Cai nói chung và cho khu vực Bắc Hà - Simacai nói riêng.
Lào Cai còn biết đến với tư cách là địa chỉ du lịch - mua sắm bởi Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai là 1 trong 3 cửa khẩu quốc tế quan trọng trên tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam cùng với Cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn) và Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh). Các bạn có thể làm thủ tục xin cấp giấy thông hành để qua Hà Khẩu (Trung Quốc) chơi với thủ tục nhanh gọn và chi phí hợp lý.
Trải nghiệm thú vị ở rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam Du khách sẽ được thỏa sức ngắm nhìn những cánh rừng đước, mắm bạt ngàn cùng nhiều loài động thực vật quý hiếm tại khu rừng ngập mặn nguyên sinh lớn nhất Việt Nam. Huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau) được thiên nhiên ưu ái với những cánh rừng đước, mắm xanh bạt ngàn cùng hệ sinh thái đa dạng. Đây được xem...