Anh văn Hội Việt Mỹ VUS trao tặng học bổng tiếng Anh toàn phần cho 85 Tân Thủ Khoa
Chương trình nhằm tôn vinh, trao học bổng cho các tân thủ khoa và sinh viên đạt thứ hạng cao đầu vào các trường đại học, học viện trong cả nước, có hoàn cảnh khó khăn.
Sáng 29-11, tại Hội trường Thành ủy TPHCM, Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Báo Tiền Phong tổ chức vinh danh và trao học bổng “Nâng bước thủ khoa 2020″ cho 85 sinh viên (mỗi suất 10 triệu đồng và nhiều phần quà giá trị khác), là tân thủ khoa đầu vào các trường đại học từ Thừa Thiên – Huế trở vào Cà Mau.
Chương trình “Nâng bước thủ khoa” là một hoạt động thường niên trong chuỗi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam (T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh), do báo Tiền Phong làm thường trực và Anh văn hội Việt Mỹ VUS là đơn vị đồng hành.
Qua 5 năm tổ chức, chương trình học bổng này đã “nâng bước”, giúp đỡ, tôn vinh hơn 300 em sinh viên là thủ khoa đầu vào của các trường đại học, nhiều em nhờ có học bổng của chương trình nên đã yên tâm học hành, giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Cũng không ít em trong số đó hiện đã tốt nghiệp với điểm số khá cao, có việc làm ổn định…
Năm nay, theo dự kiến ban đầu, Ban Tổ chức sẽ trao 67 suất học bổng (nhân dịp kỷ niệm 67 năm ngày báo Tiền Phong ra số đầu tiên) cho các tân thủ khoa và sinh viên đạt thứ hạng cao đầu vào các trường đại học, học viện từ Thừa Thiên – Huế trở vào; mỗi suất 10 triệu đồng tiền mặt và 1 suất học bổng tiếng Anh toàn phần trị giá tương đương 10.000.000 đồng tại Hệ thống Anh Văn Hội Việt Mỹ VUS và nhiều hiện vật giá trị khác.
Tuy nhiên, trước tình hình các tỉnh miền Trung liên tiếp phải hứng chịu nhiều thiệt hại nặng nề do bão lũ, sạt lở đất, nhiều gia đình lâm vào cảnh trắng tay khiến việc học của các bạn tân sinh viên có khả năng bị đứt đoạn, ban tổ chức đã quyết định nâng số suất học bổng lên 85 suất, trong đó có chú ý đến tân sinh viên các tỉnh miền Trung.
Chương trình còn gây xúc động với những câu chuyện truyền cảm hứng sống cho thế hệ trẻ với những tấm gương vượt nghịch cảnh, biến ước mơ thành hiện thực của cậu sinh viên Nguyễn Bá Toàn bị bệnh nhuyễn xương nuôi ước mơ vào giảng đường Đại học hay cô gái nghèo dân tộc Thái – Đào Thị Xoan muốn trở thành tiếp viên hàng không bay lượn khắp trời: ” Em thích được “bay lượn” và khám phá những vùng đất mới, tìm hiểu cuộc sống và con người ở đó. Với những cô bé ở tỉnh lẻ nhưng em, chắc ít người mơ về nghề nghiệp đó. Nhưng em tin, nếu bản thân nỗ lực thì chắc chắn sẽ đạt được ước mơ” , Xoan tâm sự.
Chương trình “Nâng Bước Thủ Khoa” với 85 Suất học bổng tiếng Anh toàn phần là một hoạt động trong chuỗi các chiến dịch vì cộng đồng của Quỹ Vì Tương Lai Tươi Sáng do VUS sáng lập. Năm 2020 quỹ đã thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa như:
- Tiếp sức tuyến đầu chống dịch với 1000 suất học bổng và 20.000 khẩu trang cho Sở Y tế TP Hồ Chí Minh
- Trao tặng 400 suất học bổng cho sinh viên ngành Y, thanh niên tình nguyện phòng chống Covid – 19.
- Phối hợp cùng CĐ Saigon Co.op hỗ trợ học bổng tiếng Anh trợ giá từ 25% – 50% cho toàn bộ đoàn viên hoặc người nhà của đoàn viên.
Video đang HOT
- “Góp suất ăn trưa gửi học sinh miền Trung” với 600 phần quà (tổng tương ứng với 387.532.000 triệu đồng) gửi đến 7 điểm trường tại vùng rốn lũ miền Trung.
- Tiếp tục đồng hành cùng The Library Project mang đến 7.469 đầu sách mới và 1.248 CD cho giáo viên và các em học sinh tại các tỉnh xa.
Đôi nét về quỹ “Vì Tương Lai Tươi Sáng”
Được ra đời năm 2017, quỹ “Vì Tương Lai Tươi Sáng” do VUS khởi tạo mang theo sứ mệnh sẻ chia giá trị tích cực đến cộng đồng, từ đó đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.
Với phương châm “Yêu thương cho đi là yêu thương còn mãi”, kể từ khi thành lập đến nay, quỹ đã mang đến nhiều dự án ý nghĩa. Phải kể đến như liên tục kết hợp cùng Tổ chức The Library Project đem thư viện khang và đầu sách ý nghĩa đến các em nhỏ vùng sâu, vùng xa; kết hợp cùng Tổ chức Ánh sáng núi rừng đem đến mái trường vững chắc cho trẻ em vùng cao ở Nậm Vì, Điện Biên; đồng hành cùng các Y Bác Sĩ tuyến đầu vững vàng chống Covid; …
Nghiên cứu sinh Việt ở Harvard và những 'đáng lẽ' của tuổi trẻ
Theo Cao Bảo Anh, nghiên cứu sinh tại ĐH Harvard, để chinh phục học bổng, cần vượt qua những cái "đáng lẽ" của tuổi trẻ và kể lại câu chuyện của mình một cách mạnh mẽ và thuyết phục...
Cao Bảo Anh - nghiên cứu sinh ngành miễn dịch học tại ĐH Harvard là cựu học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM). Bảo Anh từng được báo chí trong và ngoài nước nhắc đến khi trở thành thủ khoa và choàng quốc kỳ Việt Nam trên vai trong lễ tốt nghiệp của ĐH Toronto năm 2015.
Cao Bảo Anh và quốc kỳ Việt Nam trong lễ tốt nghiệp ĐH Toronto (Canada) năm 2015
Còn giữa năm nay, Bảo Anh cho ra đời cuốn sách Hệ miễn dịch - kiệt tác của sự sống. Cuốn sách được nhắc tới nhiều trong mùa dịch Covid-19 bởi cách chia sẻ kiến thức khoa học giản dị, hấp dẫn.
"Bằng cách xem mỗi tế bào như một sự sống có mục đích có trí tuệ thay vì một thứ vô tri vô giác, xem mỗi tương tác là một cuộc hội thoại thay vì những cuộc giao dịch hóa học hay vật lý, những kiến thức trước đây vốn phức tạp bỗng trở nên gần gũi như những câu chuyện đời thường. Và ngược lại, khi nhận ra có một cộng đồng đang ở ngay trong mình, tôi nhận ra rằng bản chất của đời sống là hợp tác, là cùng nhau cộng sự và cống hiến cho những điều cao cả hơn bản thân mình" - Bảo Anh chia sẻ.
Sách Hệ miễn dịch - kiệt tác của sự sống. Ảnh: Zenbooks.
Không để tuổi trẻ "chết" hoài phí
Nhắc lại bài nói chuyện với học sinh năng khiếu về "Những đáng lẽ của tuổi trẻ", Bảo Anh cười và nói rằng đây cũng chính là thông điệp Bảo Anh dành cho chính mình: Phải cố gắng thật nhiều để không phải kết thúc trong muôn vàn cái đáng lẽ khác nhau.
"Đầu tiên là "Đáng lẽ nên bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân" ".
Bởi "Thất bại đầu tiên của rất nhiều bạn trẻ là không bao giờ tìm ra được khả năng đích thực của mình. Có thể các bạn luôn đi theo định hướng của gia đình, hay đi theo trào lưu xã hội trong khi hoàn toàn bỏ mặc năng lực tiềm ẩn trong mình. Do đó, bước đầu tiên luôn là tìm ra một mảng chuyên môn, một chủ đề phù hợp với năng lực và niềm đam mê của bản thân. Gọi là vùng an toàn vì đó là nơi chúng ta có chỗ đứng, được khuyến khích, được động viên để phát triển.
Nhưng khi tìm được vùng an toàn, đạt được một số thành tích nhất định, thử thách tiếp theo là có dám bước ra để tiếp tục phát triển tiếp hay không. Không dám bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân mình là bắt nguồn từ nỗi sợ thất bại là thử thách tiếp theo.
Điều này rất phổ biến ở các bạn đạt được các thành tích từ rất sớm - như tôi hay các em học sinh chuyên chẳng hạn. Nếu như vùng an toàn là điểm khởi đầu, điểm xuất phát thì dám bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân chính là bắt đầu cuộc hành trình thực sự - cuộc hành trình của sự phát triển bản thân".
Nghiên cứu sinh Cao Bảo Anh
Điều thứ hai, là "Đáng lẽ nên học cách hợp tác tốt hơn".
Theo Bảo Anh, với một học sinh chuyên, hay có lẽ nói chung trong suốt những năm học phổ thông đều cho rằng thành tích là thành tích cá nhân. Do đó, tính cạnh tranh hay tâm lý thành công của người khác là thất bại của mình hay thành công là phải đẩy người khác đến thất bại rất phổ biến. Nhưng đi học lên cao, hay đi làm, mới thấm thía là mọi nỗ lực, mọi công việc đều là hợp tác.
"Bản chất của sự sống là hợp tác. Những thành công lớn lao đều đến từ những nỗ lực của những con người cùng chung lý tưởng. Do đó, chúng ta cần phải tìm được những người cùng chí hướng, học cách hợp tác và chiến đấu vì một chiến thắng chung, một chiến thắng cao hơn chiến thắng của bản thân" - Bảo Anh đúc kết.
Và "đáng lẽ" thứ ba, đó là "nên theo đuổi lý tưởng thay vì đơn thuần chỉ là thành tựu trước mắt".
Nếu chỉ tập trung vào những thành tựu trước mắt - được công nhận là giỏi, vì thành tích, vì tiền bạc, vậy thì khi những điều này biến mất chúng ta cũng không đi tiếp được.
"Lấy từ kinh nghiệm của bản thân mình, luôn có động lực được khen là giỏi, vậy khi bắt đầu bị chê là hoảng lên, đau khổ, muốn bỏ cuộc. Hay những câu chuyện khởi nghiệp nổi tiếng cũng vậy - động lực tiền bạc chắc chắn là có, những những người tiên phong họ luôn theo đuổi một lý tưởng nào đó lớn hơn tiền bạc. Điều này giúp họ đứng lên được sau mỗi thất bại - khi họ không những không kiếm được tiền mà còn phải mất tiền chẳng hạn".
Do đó, Bảo Anh cho rằng các em học sinh ít nhất cũng phải cố gắng trả lời câu hỏi: "Tại sao mình làm điều này? Mình hướng đến lý tưởng nào?". Có thể chưa tìm được câu trả lời đúng ngay, nhưng cứ tiếp tục tìm thì sẽ càng gần với câu trả lời đúng hơn. Còn ngược lại, khi dừng tìm câu trả lời, từ bỏ hoàn toàn lý tưởng của mình, để theo đuổi những thành công trước mắt, theo đuổi những xu hướng của xã hội, đó chính là lúc chúng ta đang phí hoài tuổi trẻ.
Không có công thức cụ thể cho Harvard
Trở thành nghiên cứu sinh của ĐH Harvard có lẽ là mơ ước của rất nhiều người trẻ.
Khi học thạc sĩ ở Canada, anh vẫn luôn hướng tới Harvard. Tuy nhiên, Bảo Anh gặp không ít khó khăn.
"Đó là vấn đề đến từ tư duy của bản thân. Học xong đại học, tôi vẫn có tư duy "đánh nhanh thắng nhanh, trong khi đó, khi làm nghiên cứu rồi mới thấy nhiều vấn đề, thực sự khó khăn và vất vả. Khi đó, tôi không đủ khả năng đối diện với khiếm khuyết nên rơi vào khủng hoảng".
Tuy nhiên, với sự cố gắng và quyết tâm cao, Bảo Anh đã may mắn được nhận vào Harvard.
Cao Bảo Anh trong phòng thí nghiệm tại Boston
Nhìn lại quãng đường đã trải qua, Bảo Anh khẳng định: Không có công thức cụ thể cho Harvard.
Trước hết, để tìm được học bổng đều cần 3 yếu tố: Thành tích - Kinh nghiệm - Thư giới thiệu.
"Ba yếu tố trên đều phải được tích tũy từ rất sớm. Do đó, các bạn học sinh muốn theo đuổi con đường này phải xác định từ sớm - thường là năm 2 hay năm 3 chẳng hạn. Có người thậm chí đã đi làm, hay dành vài năm sau tốt nghiệp để xác định hướng đi tiếp theo, đồng thời chuẩn bị hồ sơ cho mình" - anh đưa lời khuyên.
Cái khó ở đây, theo Bảo Anh, việc rất nhiều người giỏi, có kinh nghiệm, được giới thiệu bởi những thầy cô có tiếng nộp vào Harvard khiến cho độ cạnh tranh cao hơn.
"Nhưng dù khó hay dễ, điều đầu tiền đều phải bắt đầu chuẩn bị để vượt qua những cái "đáng lẽ" của tuổi trẻ và kể lại câu chuyện của mình một cách mạnh mẽ và thuyết phục... Đừng sợ thất bại và phải cố gắng hết sức.
Học bổng "Nâng bước thủ khoa 2020": Tiếp thêm lửa động lực cho 85 tân sinh viên "Học bổng "Nâng bước thủ khoa 2020" đã tiếp thêm động lực cho mình trên con đường học tập phía trước". Đó là chia sẻ của Nguyễn Khắc Quý Hương (năm thứ nhất, trường ĐH Ngoại thương, Cơ sở 2) trong buổi lễ trao học bổng sáng 29/11, tại Hội trường Thành ủy TP. HCM.Chương trình do báo Tiền Phong, Quỹ Hỗ trợ...