Anh và Italy nới lỏng một số quy định phòng dịch
Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock ngày 22/6 thông báo tình hình COVID-19 ở nước này đang ghi nhận những tín hiệu khả quan, cho thấy hoàn toàn có thể dỡ bỏ phong tỏa vùng England như đúng kế hoạch vào ngày 19/7.
Người dân di chuyển trên phố Oxford ở London, Anh ngày 7/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trên đài phát thanh BBC, ông Hancock khẳng định hiện nước Anh đang trên đường mở cửa trở lại vào ngày 19/7 và nhà chức trách nước này sẽ theo dõi sát sao tình hình COVID-19, đặc biệt là bắt đầu vào tuần tới. Tuy nhiên, số liệu thống kê trong hơn tuần qua cho thấy tín hiệu rất tích cực, đặc biệt là số ca tử vong ở mức “rất, rất thấp”, cho thấy hiệu quả của vaccine.
* Trong bối c ảnh số ca mắc mới và nhập viện do COVID-19 giảm dần, Chính phủ Italy thông báo sẽ dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang bắt buộc ở ngoài trời từ ngày 28/6 – thời điểm các chuyên gia dự đoán toàn bộ nước này sẽ trở thành “vùng trắng” (vùng có nguy cơ thấp về COVID-19). Quy định này được áp dụng từ tháng 10/2020, khi “đất nước hình chiếc ủng” bắt đầu đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ 2 dịch COVID-19.
Italy là một trong những quốc gia châu Âu từng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch COVD-19. Từ tháng 4 vừa qua, chính quyền của Thủ tướng Mario Draghi đã liên tục dỡ bỏ các hạn chế, cho phép các nhà hàng, quán bar, rạp chiếu phim và phòng tập thể dục hoạt động trở lại, cũng như cho phép đi lại tự do trên khắp đất nước. Đeo khẩu trang là một trong số những quy định còn đang được áp dụng và người dân sẽ vẫn phải đeo khẩu trang đặc biệt tại những khu vực công cộng trong nhà.
Trong 24 giờ qua, nước này chỉ ghi nhận 21 ca tử vong và 495 ca mắc mới COVID-19. Kể từ khi đại dịch bùng phát vào đầu năm 2020, Italy đã ghi nhận 127.291 ca tử vong trong số khoảng 4,25 triệu ca mắc. Đến nay, 30% người trên 12 tuổi tại Italy đã được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, tương đương khoảng 16 triệu người trong tổng số 60 triệu dân. Hơn 46 triệu liều vaccine đã được sử dụng ở Italy.
Video đang HOT
* Cũng trong ngày 22/6, Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) triển khai tiêm miễn phí vaccine ngừa COVID-19 cho du khách.
Theo Công ty dịch vụ Y tế Abu Dhabi (SEHA), du khách được Abu Dhabi cấp thị thực và những người mang hộ chiếu đủ điều kiện cấp thị thực du lịch khi đến UAE qua Abu Dhabi đều có thể đăng ký tiêm vaccine miễn phí. Những người có thẻ cư trú hoặc thị thực nhập cảnh đã hết hạn cũng được phép tiêm vacine miễn phí.
Thống kê trong tháng này cho thấy, gần 85% dân số UAE đã được tiêm ít nhất 1 liều vaccine ngừa COVID-19. Số ca nhiễm mới tại UAE đã tăng cao trong tháng trước và Abu Dhabi vẫn thực thi các hạn chế nhập cảnh, trong đó có việc cách ly tại nhà và xét nghiệm PCR định kỳ sau khi nhập cảnh.
Hiện SEHA đang triển khai việc tiêm phòng COVID-19 cho người dân ở Abu Dhabi bằng vaccine của Sinopharm (Trung Quốc) và vaccine của Pfizer/BioNTech.
* Ngày 22/6, Nokia thông báo nhân viên của hãng có thể chọn chế độ làm việc từ xa 3 ngày/tuần. Tuyên bố của Nokia nêu rõ COVID-19 đã buộc các tổ chức phải thay đổi và công nghệ đã mang lại công cụ để đổi mới.
Tính đến cuối năm 2020, Nokia có khoảng 92.000 nhân viên làm việc tại 130 nước. Tháng 3 vừa qua, hãng thông báo kế hoạch cắt giảm 10.000 việc làm trong vòng 2 năm để giảm chi phí và đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu. Bên cạnh đó, Nokia có kế hoạch thiết kế lại các văn phòng để bố trí 70% không gian trong một số địa điểm để làm việc theo nhóm và họp hành, và dành ít diện tích hơn cho không gian làm việc.
Anh cam kết tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người nhập cư bất hợp pháp
Chính phủ Anh ngày 8/2 cho biết người nhập cư không có giấy tờ hợp pháp ở nước này sẽ vẫn có thể được tiêm vaccine ngừa COVID-19 mà không bị kiểm tra tình trạng định cư.
Nhân viên y tế tiêm mũi thứ hai vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer-BioNTech cho người dân tại Greater Manchester, Anh, ngày 7/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đó, tất cả những ai ở Anh đều có thể đăng ký tiêm vaccine ngừa COVID-19 và chăm sóc y tế miễn phí. Một số thông tin sẽ được Bộ Nội vụ Anh, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý biên giới và điều tra tình trạng nhập cư trái phép, tiếp cận. Tuy nhiên, Bộ Y tế đã khẳng định với Cơ quan Dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS) rằng những người được tiêm vaccine ngừa COVID-19, cũng như được xét nghiệm và điều trị, sẽ không bị kiểm tra tình trạng định cư.
Anh đang nỗ lực đẩy nhanh chương trình tiêm chủng quy mô lớn nhất từ trước đến nay với hy vọng có thể dập tắt đợt dịch nghiêm trọng hiện nay. Tính đến thời điểm này, hơn 11 triệu người ở Anh đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech hoặc Oxford/AstraZeneca. Chính phủ Anh đặt mục tiêu đến cuối tuần này tiêm phòng cho 15 triệu người thuộc nhóm dễ bị tổn thương nhất.
Hiện chưa rõ ở Anh có bao nhiêu người không có tình trạng cư trú hợp pháp. Theo một số nguồn tin, con số này là khoảng 1,3 triệu người.
* Ngày 8/2, Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran cho biết ông vẫn khuyến cáo sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca do vaccine này cung cấp sự bảo vệ cần thiết chống lại "gần như tất cả" biến thể của virus SARS-CoV-2.
Phát biểu trên được Bộ trưởng Veran đưa ra khi ông tiếp nhận liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca tại một cơ sở y tế ở thành phố Melun trong một sự kiện được phát sóng trên truyền hình.
Trước đó cùng ngày, ông Edward Argar - quan chức y tế cấp cao của Anh, đã lên tiếng bảo vệ vaccine ngừa COVID-19 do AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford phát triển, trong bối cảnh có những ý kiến nghi ngại về tính hiệu quả của loại vaccine này, nhất là sau khi Nam Phi quyết định tạm thời ngừng sử dụng. Ông Argar nêu rõ không có bằng chứng nào về việc vaccine của Astrazeneca không có hiệu quả trong việc ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 khiến người bệnh phải nhập viện điều trị hoặc có nguy cơ tử vong.
* Ngày 8/2, Bộ Y tế Séc cho biết sẽ đưa ra khuyến nghị sử dụng các liệu pháp điều trị COVID-19 có chứa kháng thể casirivimab/imdevimab và bamlavinimab. Cả hai phương pháp điều trị này đang được Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) xem xét cấp phép thông qua.
Bộ Y tế Séc sẽ đợi ý kiến của các chuyên gia tại cơ quan quản lý dược phẩm quốc gia SUKL trước khi công bố quyết định cuối cùng.
Tháng 11/2020, Mỹ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với liệu pháp kháng thể COVID-19 của công ty dược phẩm Regeneron Pharmaceuticals. Theo đó, các kháng thể đơn dòng casirivimab/imdevimab được phối hợp sử dụng trong điều trị COVID-19 cho người lớn và trẻ em bị mắc bệnh ở thể nhẹ và trung bình. Hai dòng kháng thể này cũng có thể điều trị cho bệnh nhân có nguy cơ chuyển biến nặng, bao gồm những người trên 65 tuổi và những người mắc bệnh mãn tính. Liệu pháp này sau đó đã được sử dụng để điều trị cho Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump.
Trong khi đó, liệu pháp kết hợp hai kháng thể bamlanivimab và etesevimab của công ty dược Eli Lilly cũng cho thấy hiệu quả trong việc giảm 70% nguy cơ tử vong do COVID-19.
Pháp và Argentina phát hiện nhiều trường hợp nhiễm biến thể mới Ngày 8/2, giới chức Pháp cho biết biến thể mới của virus SARS-CoV-2 từ Nam Phi đã xuất hiện ở thành phố Eaubonne, phía Bắc thủ đô Paris, khiến một trường học phải tạm thời đóng cửa. Chuyên gia Anh cảnh báo một biến thể mới đáng lo ngại Quốc gia tiêm vaccine COVID nhiều nhất thế giới chật vật vì các biến...