Anh và EU bên bờ tranh cãi ngoại giao hậu Brexit
Hậu Brexit, Anh đẩy quan hệ với EU vào rủi ro với việc từ chối công nhận Đại sứ EU.
Vương quốc Anh đã có nguy cơ bắt đầu xung đột với Liên minh châu Âu, sau khi từ chối cấp quy chế ngoại giao đầy đủ cho nhà ngoại giao cấp cao nhất đại diện cho Liên hiêp châu Âu (EU) tại Anh – ông Joao Vale de Almeida.
Ông Joao Vale de Almeida được bổ nhiệm làm Đại sứ EU tại Anh nhưng London từ chối.
Cụ thể, Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh đã từ chối trao quy chế cho Đại sứ Joao Vale de Almeida, một chức vụ với các đăc quyền và quy chế miễn trừ nhiều trách nhiêm theo luât quốc tế.
Video đang HOT
Theo đó, London cho rằng, chức danh “Đại sứ” chỉ dành cho đại diên ngoại giao của các quốc gia, còn EU là môt tổ chức quốc tế, nên không có “Đại sứ”.
Quyết định của Anh khác hẳn cách nhìn nhân của 142 nước trên thế giới, coi đại sứ EU là nhà ngoại giao giống đại sứ, đăc sứ của các quốc gia có chủ quyền. Với việc khắt khe các quy định như vậy, phía EU đánh giá động thái của Anh như một thái độ gây hấn.
Ông Josep Borrell, Đại diên Ngoại giao co nhất của EU đã viết thư cho Bô trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab, bày tỏ lo ngại về vụ viêc và yêu cầu Anh “tôn trọng quy tắc chung” mà Anh khi còn là thành viên EU đã ký kết.
Phía EU nói khi còn trong EU, Anh đã ký Hiêp ước Lisbon, công nhân các đại diên ngoại giao của EU trên thế giới là các nhà ngoại giao có hàm đại sứ.
Các nhà ngoại giao EU, nhờ hiêp định này, được hưởng đăc quyền ghi trong Công ước Vienna, như miễn trừ trách nhiêm hình sự, miễn trừ thuế trong thời gian tại nhiêm sở.
Được biết, vấn đề này đã xảy ra và kéo dài từ tháng 11/2020 nhưng chính phủ Anh hiên nay, sau khi Anh đã không còn là thành viên EU, hâu Brexit, vẫn chưa xem xét thư của EU.
Trong khi đó, Bô Ngoại giao Anh xác nhân hai bên “đang thảo luân và không ai nên đưa ra các đồn đoán về thỏa thuân chung cuôc” trong vụ viêc này.
Hiệp định Thương mại và Hợp tác Anh-EU được chính thức phê chuẩn đã báo hiệu sự khởi đầu của việc “bình thường mới” trong mối quan hệ giữa EU và Vương quốc Anh. Tính biểu tượng của việc đạt được một thỏa thuận chính thức sau tất cả những bất ổn chính trị có thể là cơ sở cho hợp tác thực chất hữu hình ngoài vấn đề thương mại. Tuy nhiên, cần phải xem xét rộng hơn và sâu hơn những tính toán của London, Brussels và các quốc gia thành viên EU về những kỳ vọng cho mối quan hệ tương lai của họ.
Vương quốc Anh vẫn gắn bó với an ninh của châu Âu và có vai trò quan trọng trong sự ổn định và phát triển liên tục của Khối thị trường chung châu Âu (EEC) và Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone). Trong khi đó, EU có lợi ích lớn đối với sự thành công của “nước láng giềng mới” về kinh tế, tính toàn vẹn chính trị và tính gắn kết xã hội.
Mới đây, Anh đã công bố khoản bồi thường bổ sung 23 triệu bảng Anh (31 triệu USD) cho các doanh nghiệp đánh bắt cá có hoạt động xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) bị ảnh hưởng do việc thực hiện các biện pháp kiểm soát hậu Brexit, chỉ việc Anh rời EU.
Nhiều doanh nghiệp đã không thể xuất khẩu sản phẩm sang EU do các yêu cầu về chứng nhận đánh bắt, kiểm tra y tế và các tờ khai hải quan được thực hiện từ đầu năm nay, khi Anh chính thức ra khỏi khối.
Số tiền trên sẽ bồi thường cho những thiệt hại kể từ ngày 1/1/2021, hướng đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể thiệt hại trong việc xuất khẩu tới EU, với mức bồi thường tối đa là 100.000 bảng Anh cho mỗi doanh nghiệp.
Bộ trưởng Môi trường Anh George Eustice cho biết bộ này đang phối hợp chặt chẽ với các lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thủy sản để đảm bảo rằng họ sẽ được hỗ trợ và có thể tiếp tục hoạt động.
Theo thỏa thuận đạt được, hàng hóa của Anh vào EU vẫn được miễn thuế và hạn ngạch, nhưng các thủ tục hành chính được thực hiện đã ảnh hưởng đến hệ thống vận chuyển các hàng hóa dễ hỏng.
Doanh nghiệp Anh kêu gọi tăng thời gian chuẩn bị cho giai đoạn hậu Brexit
Các nhóm doanh nghiệp Vương quốc Anh kêu gọi chính phủ kéo dài thời gian để họ chuẩn bị cho việc "xứ sở sương mù" rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, sau khi lãnh đạo hai bên đồng ý tiếp tục các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại hậu Brexit.
Cờ Anh và cờ EU tại thủ đô London, Anh, ngày 9/1/2019. Ảnh: THX/TTXVN
Thủ tướng Anh Boris Johnson và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 13/12 đã để các nhà đàm phán tiếp tục nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận về các điều khoản thương mại trước khi giai đoạn chuyển tiếp Brexit kết thúc vào ngày 31/12.
Các tổ chức vận động hành lang tỏ ra bớt lo ngại trước viễn cảnh các bên vẫn có thể tránh được kịch bản Brexit không có thỏa thuận, đồng nghĩa với việc áp thuế và hạn ngạch tốn kém. Tuy nhiên, một loạt thay đổi mà Brexit kéo theo - từ các tiêu chuẩn cấp phép đến các yêu cầu về thủ tục giấy tờ - có nghĩa là các công ty Anh vẫn còn nhiều việc phải làm để điều chỉnh mối quan hệ mới của họ với đối tác thương mại lớn nhất của mình.
Trong một thông báo, Tổng giám đốc của Liên đoàn Công nghiệp Anh Tony Danker cho rằng chính phủ phải hành động với quyết tâm cao hơn nữa để tránh những ảnh hưởng bất lợi vào ngày 1/1/2021. Trong đó, các biện pháp phải bao gồm "thời gian gia hạn đã thương lượng để cho phép các công ty điều chỉnh theo kịch bản Brexit thỏa thuận hoặc không thỏa thuận".
Sau khi chính thức rời khỏi EU vào ngày 31/1/2020, Anh bắt đầu quá trình chuyển tiếp kéo dài đến ngày 31/12 tới để thảo luận với EU về thỏa thuận thương mại mới cho mối quan hệ thương mại có kim ngạch trao đổi song phương trị giá gần 1.000 tỷ USD/năm này. Trong trường hợp Anh và EU không đạt được thỏa thuận, hai bên sẽ phải áp dụng các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong quan hệ thương mại như áp đặt thuế quan và hạn ngạch.
'Thực đơn khó nhằn' trên bàn làm việc Brexit Thủ tướng Anh Boris Johnson và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã tham dự bữa tối làm việc kéo dài tới 3 giờ đồng hồ tại Brussels, Bỉ, trong nỗ lực gần như là cuối cùng nhằm giải quyết ba trở ngại chính đang cản trở hai bên đi đến một thỏa thuận điều chỉnh mối quan...