Ánh Tuyết hát nhạc bolero bằng giọng Quảng
Nữ danh ca không ngần ngại dùng chất giọng ‘Quảng Nôm’ đặc sệt để hát các ca khúc trữ tình nổi tiếng.
Sau một thời gian chuẩn bị khá dài, ngày 19/1, album nhạc bolero chủ đề Duyên kiếp của Ánh Tuyết phát hành toàn quốc.
Bìa album “Duyên kiếp”.
Album nhạc bolero Duyên kiếp là tuyển tập 10 tuyệt phẩm của dòng này do những tên tuổi lớn sáng tác như: Lam Phương, Trúc Phương, Huỳnh Anh, Ngân Giang, Châu Kỳ, Minh Kỳ, Thanh Phương, Hoàng Nguyên… Ngoài ra, lần đầu tiên từ sau năm 1975, một bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Nguyên là Em chờ anh trở lạiđược Ánh Tuyết ghi âm. Chị đã tực tiếp trực tiếp làm hồ sơ xin phép cơ quan chức năng phổ biến nhạc phẩm này.
Bộ đĩa Duyên kiếp gồm hai CD. Nhạc phẩm ở hai CD này giống nhau, gồm các bài như: Duyên kiếp, Chiều cuối tuần, Chuyến tàu hoàng hôn, Tình bơ vơ, Nỗi buồn hoa phượng... nhưng được nữ danh ca thể hiện theo hai phong cách khác nhau.
Ở CD 1, các ca khúc được hát theo lối pha trộn giữa nét bi lụy rất quen thuộc của dòng bolero cùng cách hát thính phòng, đậm chất Bắc của giọng nữ cao Ánh Tuyết. Chị cố gắng cân bằng hai yếu tố “sang và sến” để có thể dung hòa sắc thái buồn chủ đạo của các nhạc phẩm, khiến chúng dễ dàng thấm vào lòng người nghe.
Điểm nhấn của Duyên kiếp nằm ở CD 2, được Ánh Tuyết gọi là “phiên bản đặc biệt” dành tặng khán giả, nhất là cho những người con sinh ra từ xứ Quảng.
Video đang HOT
Từ trước đến nay, các bài hát như: Duyên kiếp, Chiều cuối tuần, Đừng nói xa nhau, Chuyến tàu hoàng hôn, Tình bơ vơ, Mưa chiều kỷ niệm... nói riêng cũng như các nhạc phẩm tân nhạc nói chung thường được các ca sĩ thể hiện bằng giọng Bắc, dù họ sinh ra ở vùng nào trên cả nước. Lần này, bằng giọng Quảng với cách phát âm khá khác biệt, Ánh Tuyết thể hiện các bài hát với sự tự nhiên và hồn nhiên. Bởi tiếng Quảng mới thực là thứ tiếng “mẹ đẻ” với nữ ca sĩ, dù từ lâu chị định cư ở TP HCM.
Người nghe nhạc từng chấp nhận giọng Quảng Bình, Hà Tĩnh, giọng Huế, giọng miền Tây… trong các ca khúc. Nhưng dường như giọng Quảng Nam là thứ tiếng địa phương hiếm khi được thể hiện vào âm nhạc. Chất quê, chất địa phương, vùng miền của chất giọng này quá nặng, đôi khi gây khó nghe ngay trong đối thoại thường ngày chứ chưa nói đến ca hát. Thế nhưng, Ánh Tuyết đã mang đến một trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ cho khán giả qua cách phát âm chân chất, nhấn nhá nhẹ nhàng, trau chuốt trong từng câu hát.
“Album Duyên kiếp chứa đựng nhiều kỷ niệm của tôi với mảnh đất miền Trung, quê hương Quảng Nam – Đà Nẵng. Là người gốc Quảng, tôi thấy việc mình hát tiếng Quảng, dù là hát dân ca hay nhạc nhẹ – là điều bình thường và đương nhiên”, chị tâm sự.
Album này được nữ danh ca thực hiện hoàn toàn tại Đà Nẵng, trong phòng thu của nhạc sĩ “quái kiệt” một thời Minh Kèn, hay còn được gọi dân chơi nhạc tại Đà Nẵng gọi là Minh Mù. Gần 10 năm nay, anh không thể nhìn thấy gì nhưng với trí nhớ tốt và đôi tai cực thính đi cùng tâm hồn nhạy cảm, anh vẫn tận tụy gắn bó với âm nhạc. Người nghệ sĩ này từng là sinh viên Học viện Âm nhạc Huế, học sau Ánh Tuyết ba khóa. Minh Kèn là người soạn hòa âm và chơi hầu hết các nhạc cụ trong album.
Album còn có sự hợp tác của một “quái kiệt” khác – một nghệ sĩ của các Hội diễn nghệ thuật từ cuối những năm 70 tới suốt thập niên 80 – là nghệ sĩ violon Danh Thắng. Ánh Tuyết đã hoạt động cùng Đoàn Nghệ thuật Ca múa nhạc Quảng Nam – Đà Nẵng với anh từ năm 1978. Hai nghệ sĩ này cũng đã góp sức rất lớn vào bộ đôi album Ánh Tuyết hát Trịnh Công Sơn phát hành năm 2011.
Suốt hơn 6 tháng, Ánh Tuyết bay đi bay về Sài Gòn – Đà Nẵng để hoàn tất hàng chục bản ghi âm, sau đó chọn ra những bài ưng ý nhất cho album Duyên kiếp.
Ánh Tuyết trong một lần về thăm quê hương Quảng Nam.
Trước khi album ra mắt, một số bản “nháp” của phiên bản tiếng Quảng trong sản phẩm này “bị” bạn bè Ánh Tuyết đưa lên mạng.
Tình cờ nghe được các bản demo này, nhà văn xứ Quảng Nguyễn Nhật Ánh đã xúc động viết những dòng cảm nhận chia sẻ trên một tờ báo: “Ánh Tuyết chưa ra album, những bài hát demo kia đã phát tán trên mạng nhanh như gió. Và tôi đọc thấy biết bao lời chia sẻ đượm thương yêu, trìu mến của người Quảng đang lưu lạc ở khắp nơi trên thế giới. Họ cảm ơn Ánh Tuyết, cảm ơn những ca khúc hát bằng giọng Quảng đã giúp những người Quảng tha hương được một lần thổn thức hoài vọng quê nhà”.
Nhân dịp ra album mới, Ánh Tuyết có nhiều buổi giao lưu với khán giả:
- Tại Hội An: buổi giao lưu diễn ra vào 8h30 ngày 19/1 ở sân vườn café khách sạn Hội An. Buổi tối lúc 19h30 ngày 19/1 tại bùng binh An-Hội.
- Đà Nẵng: Lúc 8h30 sáng 20/1, tại café Trúc Lâm Viên, số 8-9 Trần Quý Cáp.
- Tại TP HCM: 20h ngày 25-26/1 tại phòng trà ATB. Ở hai buổi này, Ánh Tuyết mời cả hai người bạn nghệ sĩ của mình là Minh Kèn và Danh Thắng từ Quảng Nam vào TP HCM cùng chị biểu diễn, giao lưu với khán giả. “Chúng tôi sẽ chơi mộc hoàn toàn và không dùng đến nhạc cụ điện tử”, chị nói.
Thất Sơn
Theo VNE
Những giọng ngoại hát nhạc Việt nổi tiếng nhất
Không phải là những giọng ca xuất sắc, những gì Richard, Kyo hay Lee mang đến chỉ mới thỏa mãn cảm giác lạ nhưng như thế cũng đủ giúp họ có được vị trí trong lòng nhiều người yêu nhạc Việt Nam
Ngoài những nghệ sĩ thuộc lĩnh vực nhạc hàn lâm, yêu và quyết định lập nghiệp ở Việt Nam còn có các chàng trai Tây "rặt" mê nhạc trữ tình Việt, nhất là nhạc Trịnh và hát khá chuẩn. Hẳn nhiên, họ chỉ chiếm số ít nhưng vẫn đủ để tô điểm cho thị trường nhạc Việt hiện nay.
Từ thích đến đam mê
Yêu một cô gái Việt, chàng Tây theo học tiếng Việt để tiện giao tiếp, rồi học hát để tặng người yêu. Khi tình yêu nam - nữ tan biến thì chàng trai phát hiện bản thân anh đã gắn bó với mảnh đất này với một tình cảm lớn hơn. Đó là trường hợp của kỹ sư Kyo York (tên thật là Kyle Cochran).
Từ trái sang: Lee Kirby, ca sĩ Ánh Tuyết, Kyo York trình
diễn trong chương trình nhạc Trịnh Công Sơn tại Hà Nội.
Đặt chân đến Việt Nam lần đầu vào cuối năm 2009, theo dự án sinh viên Mỹ dạy tiếng Anh cho thanh niên ở tỉnh Hậu Giang, Kyo York nhanh chóng bắt nhịp với cuộc sống nơi xứ lạ. Sau khi chương trình kết thúc, các thành viên trong đoàn của anh người quay về Mỹ, người sang các nước khác để tiếp tục làm việc. Riêng Kyo chọn ở lại TPHCM để sinh sống. Quyết định này đưa anh rẽ sang bước ngoặt bất ngờ trong đời, đi hát như một ca sĩ thực thụ.
Trong một lần vô tình nghe ca khúc của Ngô Thụy Miên, Kyo cảm thấy mê mẩn và tìm bằng được lời ca khúc này, cố gắng tự học. Từ yêu thích, Kyo dần dần đam mê và dành rất nhiều thời gian học thuộc các ca khúc của Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Phú Quang, Trần Tiến, Trọng Đài, Nguyễn Cường, Phạm Duy...
Phôi pha (Trịnh Công Sơn) - Kyo
Tự tin khả năng và muốn thỏa mãn niềm đam mê của bản thân, Kyo tìm đến phòng trà của ca sĩ Siu Black để xin hát. Giọng hát tốt và sự bạo dạn đến ngộ nghĩnh của anh đã chinh phục được cô chủ Siu. Ngoài việc tham gia trình diễn tại các phòng trà, Kyo York còn xuất hiện trong nhiều live show của ca sĩ Ánh Tuyết, chương trình kỷ niệm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hằng năm.
"Kiếp trước, tôi là người Việt Nam. Tôi thấy nhiều thanh niên Việt Nam hiện nay thích nhạc nước ngoài dù không hiểu hết ý nghĩa của nó. Tôi rất muốn họ yêu nhạc Việt vì có rất nhiều bài hát hay, ý nghĩa" - Kyo nhận xét.
Là giám đốc điều hành của trường tư thục Ashbourne do cha, một tiến sĩ vật lý người Canada để lại, mẹ (người Anh lai Ý) là giáo viên văn học Anh nhưng Lee Kirby (nổi lên từ năm 2009 với video clip Diễm xưa trên YouTube) lại chọn Việt Nam để thử sức khả năng ca hát và để thỏa niềm đam mê nhạc Việt. Với Lee Kirby, đât nước Viêt Nam có môt sức hút kỳ lạ, khó cưỡng.
Cát bụi (Trịnh Công Sơn) - Lee Kirby và Ánh Tuyết
"Những bạn trẻ ở Hà Nôi rât thân thiên. Cây đàn guitar này đã giúp chúng tôi kêt nôi lại với nhau. Có những bạn biêt chơi guitar thì chúng tôi thay nhau đệm đàn và có thê hát suốt buôi"-Lee tâm sự.
Lee cho biết anh đã hoàn toàn bị thu hút bởi nhạc Trịnh. Anh nhận thấy các bài hát tiếng Việt có điểm đặc biệt: "Phần lớn những bài tôi thích, lời của nó đều rất phức tạp và có những hình ảnh độc đáo, đầy chất văn hóa Việt Nam". Lee Kirby bây giờ đã là một ca sĩ hát nhạc Trịnh trong các phòng trà ca nhạc tại Hà Nội và TPHCM.
Muốn trở thành người Việt
Không chỉ yêu thích nhạc Việt và quyết tâm trở thành ca sĩ, nhiều "ông Tây" còn muốn trở thành người Việt thực thụ như Richard Fuller. Không ai nghĩ cái tên Nguyễn Phong Phú là của Richard Fuller - một người Tây "rặt" đã có mặt tại Việt Nam trong những năm cuối thập niên 1960. Richard Fuller là một tín đồ nhạc Trịnh, ông đến Việt Nam và yêu nhạc Trịnh như duyên nợ. Chính ông đã dịch sang tiếng Anh các ca khúc Da vàng của Trịnh Công Sơn rồi gửi cho danh ca Joan Baez hát trong phong trào phản chiến. Từ yêu nhạc Trịnh, ông yêu mến Việt Nam và chọn cho mình cái tên rất Việt.
Một cõi đi về
Như nghệ danh Trần Phong Phú của mình, cuộc đời Richard Fuller là những chuyến rong ruổi khắp nơi. Ông đi đi về về giữa Việt Nam và nước Mỹ. Thỉnh thoảng trong những quán cà phê, phòng trà ca nhạc, công chúng yêu nhạc vẫn bắt gặp hình ảnh quen thuộc về một ông Tây ôm đàn guitar hát say sưa những ca khúc Trịnh Công Sơn.
Không phải là những giọng ca xuất sắc, những gì Richard, Kyo hay Lee mang đến chỉ mới thỏa mãn cảm giác lạ nhưng như thế cũng đủ giúp họ có được vị trí trong lòng nhiều người yêu nhạc Việt Nam. Họ hát chuyên nghiệp ở nhiều phòng trà có tiếng tại TPHCM: Đồng Dao, ATB, Saxn'art Jazz Club, Lio... với sự hỗ trợ của nhiều ca sĩ Việt. Khán giả không khỏi kinh ngạc mỗi khi nghe họ cất tiếng hát những ca khúc tiếng Việt thật trôi chảy và rất cảm xúc.
"Hát là một điều rất tự nhiên. Nó đến từ tâm hồn bạn. Đó là một ngôn ngữ quốc tế mà tất cả mọi người trên thế giới đều có thể cảm nhận và hiểu được. Đối với tôi, hát đã giúp tôi thay đổi cuộc đời" - Kyo thổ lộ.
Theo Người Lao Động
Hoàng Hiệp - 'nhà thơ' của những nhạc phẩm bất hủ Hồng Nhung, Mỹ Linh, NSND Thu Hiền và nhà văn Nguyễn Quang Sáng chia sẻ cảm nhận, kỷ niệm về người nhạc sĩ tài hoa. Hồng Nhung: "Nhạc phẩm của ông mãi sống trong lòng Hà Nội" Từ những ngày bé thơ khi sống ở Hà Nội tôi đã nghe đến ca khúc Nơi gặp gỡ tình yêu của nhạc sĩ Hoàng Hiệp....