Anh thử nghiệm trên người vaccine chống Covid-19 từ tinh tinh
Đại học Oxford, Anh, ngày 23-4, cho biết đang triển khai thử nghiệm trên người một loại vaccine chống Covid-19 tiềm năng, với mục tiêu là sẽ có một loại thuốc thành công vào cuối năm nay.
Ảnh: Getty Images.
Theo Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh London, trong số hơn 100 dự án nghiên cứu trên khắp thế giới để tìm ra một loại vaccine chống lại virus SARS-CoV-2, được Liên hợp quốc mô tả là con đường duy nhất để thế giới trở lại “trạng thái bình thường”, có bảy dự án hiện đang được thử nghiệm lâm sàng trên người.
Các thử nghiệm như vậy đã được tiến hành ở Trung Quốc, Mỹ và dự kiến bắt đầu vào cuối tháng này tại Đức.
Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cho biết, Chính phủ Anh ủng hộ mạnh mẽ công việc của Đại học Oxford và các thử nghiệm đầu tiên ở người bắt đầu vào thứ Năm, 23-4. Ông ca ngợi đây là “sự phát triển đầy hứa hẹn” và chỉ ra rằng thông thường sẽ phải mất “nhiều năm” để đạt đến giai đoạn phát triển vaccine như vậy.
Trong giai đoạn đầu tiên, một nửa trong số 1.112 tình nguyện viên sẽ nhận được vaccine tiềm năng chống lại Covid-19, nửa còn lại là một loại vaccine chống bệnh viêm màng não đã được cấp phép để đối chứng.
Các tình nguyện viên ở độ tuổi từ 18 đến 55, có sức khỏe tốt, chưa được xét nghiệm dương tính với Covid-19 và không mang thai hoặc cho con bú. Các nhà khoa học cũng chọn ra 10 người tham gia để tiêm hai liều vaccine thử nghiệm, cách nhau bốn tuần.
Nhóm của Giáo sư Sarah Gilbert hy vọng tỷ lệ thành công 80% và dự định sẽ sản xuất 1 triệu liều vào tháng 9 để phổ biến rộng rãi vào mùa thu nếu thành công. Nhưng các nhóm thực hiện nghiên cứu này cho biết trên trang web của họ rằng thời gian biểu này là “rất tham vọng” và có thể thay đổi.
Giám đốc y tế của chính phủ Anh Chris Whitty thừa nhận hôm 22-4 rằng, khả năng có vaccine trong năm nay là “cực kỳ nhỏ”. “Nếu mọi người đang hy vọng nó sẽ đột ngột chuyển từ nơi chúng ta đang bị khóa sang nơi đột nhiên biến mất mọi thứ, đó là một kỳ vọng hoàn toàn phi thực tế”, ông cảnh báo.
Phát triển vaccine từ adenovirus của tinh tinh
Vaccine của Đại học Oxford dựa trên adenovirus của loài tinh tinh, được biến đổi để tạo ra protein trong tế bào người nhằm chống lại Covid-19. (Adenovirus lần đầu được phát hiện từ năm 1953, gây bệnh cho động vật có vú, là một trong những nguyên nhân gây viêm đường hô hấp ở người, nhất là đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ). Người ta hy vọng vaccine sẽ dạy cho hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận ra protein và giúp ngăn chặn virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào người.
Vaccine adenovirus phát triển một phản ứng miễn dịch mạnh mẽ với một liều duy nhất và không phải là virus sao chép, vì vậy không thể gây nhiễm trùng, giúp an toàn hơn cho trẻ em, người già và bệnh nhân mắc các bệnh tiềm ẩn như bệnh tiểu đường.
Video đang HOT
Chính phủ Anh vốn đang chịu sự chỉ trích của giới truyền thông về việc xử lý khủng hoảng, đã thành lập một đội đặc nhiệm vào cuối tuần trước để phối hợp các nỗ lực nghiên cứu và phát triển khả năng sản xuất hàng loạt vaccine ngay khi có sẵn.
Anh cũng đang hỗ trợ nghiên cứu vaccine tại Trường Imperial London, nơi hy vọng sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vào tháng 6. Nghiên cứu của họ tập trung vào một loại vaccine khai thác một nguyên tắc khác, sử dụng RNA, các phân tử truyền tin xây dựng protein trong tế bào, để kích thích hệ thống miễn dịch.
Tuần trước, Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Antonio Guterres cảnh báo: “Tìm một loại vaccine là cách khả thi duy nhất để đưa thế giới trở lại “tình trạng bình thường” và kêu gọi tăng tốc các dự án.
Hôm thứ Hai, 20-4, Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết kêu gọi quyền truy cập “công bằng, hiệu quả và nhanh chóng” vào một loại vaccine chống Covid-19 nếu có thể tìm ra.
HOÀNG DƯƠNG
Chuyên gia Đức đưa ra dự báo gây choáng về thời gian kết thúc đại dịch SARS-CoV-2
Đại dịch Covid-19 do chủng mới của virus corona có tên gọi SARS-CoV-2 gây ra có thể sẽ kéo dài lâu hơn mọi dự đoán được đưa ra trước đó.
Trái ngược với thực tế là bệnh viêm phổi do chủng mới của virus corona gây ra được cho là sẽ bị đánh bại trong vài tháng hoặc thậm chí vài tuần, mốc thời gian này có thể bị kéo dài hơn nhiều.
Giới chuyên môn đã biết rằng SARS-CoV-2 là một trong những đại dịch mạnh nhất trong lịch sử hiện đại. Vì vậy theo một trong những trung tâm hàng đầu ở Đức, đây sẽ là một vấn đề cấp bách đối với nhân loại trong... hai năm tới.
"Bằng cách lây lan trong không khí, virus corona mới có thể tồn tại trong vài năm. Đúng, tốc độ lan truyền của làn sóng này rất khó tính toán", giả định trên được đưa ra bởi giám đốc của Viện Robert Koch (RKI) - ông Lothar Wheeler.
Theo nhà khoa học người Đức, đại dịch SARS-CoV-2 sẽ kéo dài thêm hai năm nữa, và thậm chí việc tạo ra một loại vắc xin sẽ ít ảnh hưởng đến số lượng các trường hợp mắc phải.
Tuy nhiên việc tạo ra một loại vắc xin sẽ giúp hạn chế đại dịch, cho nên rõ ràng nó được tạo ra càng sớm thì càng tốt và hạn chế số ca nhiễm cũng như tử vong.
Ông Lothar Wheeler thậm chí còn cho rằng trong hai năm tới, khoảng 60 - 70% dân số thế giới sẽ bị nhiễm virus corona mới, sau đó loài người sẽ phát triển khả năng miễn dịch chống lại virus này.
Nhà khoa học tin rằng thời gian xảy ra đại dịch sẽ phụ thuộc vào một loạt các yếu tố, bao gồm số lượng ca bệnh, sự phát triển miễn dịch với virus và thời gian tiêm vắc xin.
Ông Wheeler không cam kết dự đoán mức độ tử vong trong đại dịch SARS-CoV-2, ông cũng không loại trừ khả năng các biện pháp được nhiều quốc gia đưa ra nhằm hạn chế sự lây lan sẽ không bị hủy bỏ cho đến khi đại dịch kết thúc.
Các chuyên gia nói rằng dịch bệnh có thể ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu, bởi vì cho đến nay, giao thông hàng không, đường bộ đã bị phong tỏa và biên giới của nhiều quốc gia đã bị khóa.
"Ngày nay chúng ta có thể quan sát đại dịch SARS-CoV-2 tiến triển như thế nào trên phạm vi toàn cầu. Các đường biên giới đã bị khóa, vận tải hàng không chỉ được thực hiện trong khu vực hạn chế, giá dầu tiếp tục giảm nhanh chóng".
"Tất cả những điều này sẽ dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với bất kỳ nền kinh tế nào, nếu tình hình không sớm thay đổi", ý kiến từ các chuyên gia lưu ý.
Trong diễn biến mới nhất, giới chức y tế Mỹ xác nhận đã có thử nghiệm lâm sàng đầu tiên để đánh giá tác dụng của một loại văc xin phòng chống virus SARS-CoV-2 ở thành phố Seattle, Mỹ vào ngày 16/3 (giờ địa phương).
"Người tham gia đầu tiên đã được tiếp nhận loại văc xin thử nghiệm này trong ngày hôm nay", tuyên bố của Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) khẳng định trong ngày 16/3 về loại văc xin được đặt tên là mRNA-1273.
Cuộc thử nghiệm sản phẩm từ nghiên cứu của NIH với hãng công nghệ sinh học Moderna (đặt tại Cambridge, bang Massachusetts) sẽ được tiến hành trên 45 tình nguyện viên là người trưởng thành khỏe mạnh ở độ tuổi từ 18 - 55 trong thời gian khoảng 6 tuần.
Những người tình nguyện sẽ còn phải trải qua các giai đoạn đánh giá khác để xác thực xem văc xin có thực sự hiệu quả và an toàn cho người sử dụng hay không, nếu như mọi việc tốt đẹp cũng phải mất tới 12 - 18 tháng để sản xuất đại trà.
Bạch Dương
Theo anninhthudo.vn
Anh thử vắc-xin Covid-19 trên người Bộ Y tế Vương quốc Anh vừa công bố kế hoạch bắt đầu thử nghiệm vắc-xin ngừa Covid-19 trên người vào thứ Năm tới (23/4). Vắc-xin ngừa Covid-19 sẽ được thử nghiệm trên người ở Anh vào thứ Năm tuần này 23/4. Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock hôm 21/4 cho biết, vắc-xin Covid-19 đang được phát triển bởi các nhà khoa...