Anh tài trợ các dự án sáng tạo sử dụng công nghệ 5G
Chính phủ Anh đã công bố một quỹ trị giá 30 triệu bảng mới với tên 5G Create tìm cách giúp các dự án sáng tạo sử dụng công nghệ 5G.
Chính phủ Anh muốn đầu tư mạnh vào cơ sở mạng 5G
Theo Neowin, gói 30 triệu bảng bao gồm 16,4 triệu bảng từ chính phủ được hỗ trợ bởi các tổ chức. Khoản đầu tư này là một phần của chương trình 5G Testbeds & Trials (5GTT) rộng hơn trị giá 200 triệu bảng.
Một số dự án sẽ được hưởng lợi từ nguồn đầu tư mà chính phủ vạch ra, ví dụ hệ thống đèn giao thông do Manchester kiểm soát làm giảm ô nhiễm và tắc nghẽn sẽ được thử nghiệm. Tại Brighton, tiềm năng cho các lễ hội âm nhạc từ xa sử dụng 5G sẽ được Brighton Dome thử nghiệm. Tại Liverpool, một mạng 5G riêng đang được phát triển để cung cấp tư vấn video NHS từ xa cho các gia đình có thu nhập thấp không có khả năng kết nối tốt và BT Sport đang khám phá cách 5G có thể cho phép mọi người xem thể thao thông qua thực tế ảo.
Cho đến nay, chính phủ đã tài trợ cho 24 thử nghiệm 5G trên khắp Vương quốc Anh, nơi đã thử nghiệm khoảng 70 công nghệ, sản phẩm và ứng dụng 5G. Chính phủ Anh cho biết họ sẽ tài trợ cho vòng thứ hai của dự án mới thông qua 5G Create, sẽ được công bố vào vài tháng tới.
Video đang HOT
Công nghệ 5G - nền tảng cho các công ty khởi nghiệp sáng tạo
Công nghệ 5G mở ra cơ hội cho các công ty, startup Việt Nam sáng tạo ra dịch vụ, sản phẩm mới.
Nhằm góp phần kiến tạo hệ sinh thái khởi nghiệp 5G tại Việt Nam, Qualcomm triển khai cuộc thi Thử thách đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam 2020 (QVIC 2020). TS. Trần Mỹ An, Giám đốc Kỹ thuật cấp cao Tập đoàn Qualcomm, cho biết: "Công nghệ 5G tại Việt Nam được tiếp sức mạnh mẽ bởi chính công ty khởi nghiệp. Thực tế này tạo động lực thúc đẩy Việt Nam chuyển sang nền kinh tế định hướng đổi mới sáng tạo thông qua cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ".
Kiến tạo hệ sinh thái 5G
Bà An chia sẻ thêm, Qualcomm đặt mục tiêu tìm kiếm và nuôi dưỡng tài năng, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam thông qua sự hỗ trợ chuyên môn, kinh nghiệm từ cuộc thi. Các công ty tham gia có thể tiếp cận công nghệ, kỹ thuật của Qualcomm để phát triển ứng dụng 5G và thử nghiệm sản phẩm.
Bên cạnh đó, tập đoàn đào tạo quản lý sản phẩm - tài chính, chiến lược gọi vốn giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm khác biệt; đào tạo sở hữu trí tuệ, hỗ trợ nhà khởi nghiệp tăng hiểu biết về loại hình này. "Qualcomm tài trợ tối đa 5.000 USD cho mỗi công ty khởi nghiệp đăng ký bằng sáng chế, xây dựng hệ sinh thái. Thành công của họ là thành công của chúng tôi", TS. An nói.
Tiến sĩ Trần Mỹ An, Giám đốc Kỹ thuật cấp cao của Qualcomm, nhận định mạng 5G tạo nền tảng vững chắc cho startup.
Theo ông Nguyễn Phong Nhã - Phó cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ TT&TT - việc Qualcomm xây dựng trung tâm R&D đầu tiên của Đông Nam Á tại Hà Nội giúp doanh nghiệp nghiên cứu sản xuất thiết bị và ứng dụng công nghệ 5G, tạo cơ hội cho công ty khởi nghiệp viễn thông - công nghệ thông tin. Chương trình QVIC 2020 là bước tiếp theo khẳng định sự đồng hành của Qualcomm với quá trình chuyển đổi số quốc gia.
"Khả năng xây dựng ứng dụng trên nền tảng 5G rất quan trọng. Sự hỗ trợ của Qualcomm cho phép doanh nghiệp và cộng đồng startup tiếp cận chipset, bản quyền để sản xuất thiết bị mạng lưới, thiết bị đầu cuối, IoT... Nhờ vậy, họ sớm hiện thực hóa mục tiêu tạo ra sản phẩm 'make in Vietnam', góp phần đưa chương trình chuyển đổi số đến thành công", ông Nhã nói.
Cú hích cho bước tiến 5G tại Việt Nam
Năm 2018, Việt Nam cấp phép thử nghiệm 5G. Ba công ty viễn thông đầu tiên bắt đầu thử nghiệm trên các băng tần 2.6 GHz, 3.5 GHz, 26 GHz tại nhiều thành phố và nhận kết quả về vùng phủ, tần số khác nhau. Dựa trên kết quả này, Việt Nam xây dựng, thiết kế mạng 5G theo đặc tính thị trường, xác định mô hình kinh doanh, hệ sinh thái phù hợp. Đặc biệt, các nhà sản xuất có cơ hội thử nghiệm thiết bị trên mạng lưới Việt Nam.
Theo ông Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc Qualcomm Việt Nam, nền tảng 5G mang lại cơ hội lớn cho ngành công nghiệp viễn thông và công ty công nghệ, tạo mô hình kinh doanh, nguồn thu mới. Theo dữ liệu của Qualcomm, công nghệ 5G sẽ tạo giá trị kinh tế 1.000 tỷ USD trong năm 2022, dự báo tăng cấp số nhân lên 13.200 tỷ USD vào năm 2035 nhờ cung cấp nền tảng mạnh mẽ cho ứng dụng phát triển.
Ông Thiều Phương Nam nhận định mạng 5G mở ra nhiều cơ hội cho công ty viễn thông và công nghệ.
"Các nhà mạng cấp quốc gia không còn lo lắng về thiết bị đầu cuối khi triển khai 5G. Hiện tại, Qualcomm cung cấp nhiều công nghệ bản quyền, chipset cho các đối tác phát triển thiết bị này", ông Nam cho biết.
Theo ông Nam, 5G có băng thông rộng gấp hàng chục lần so với 4G, hỗ trợ triển khai IoT ở quy mô lớn hơn. Nền tảng 5G cho phép hàng chục tỷ thiết bị IoT kết nối, độ trễ thấp, tạo ra dịch vụ mới mà trước đây không thể thực hiện. Đặc biệt, vai trò của điện toán đám mây nâng cao và mở rộng, những ứng dụng mới dễ dàng triển khai như video streaming, y tế từ xa, ôtô tự lái...
"Công nghệ 5G giúp thiết lập nền tảng để tất cả thành phần kinh tế, doanh nghiệp sáng tạo, khởi nghiệp cung cấp dịch vụ đặc biệt với tính năng nổi trội, tìm ra hướng đi và cách thức kinh doanh mới", ông Nam nói.
Amazon ra mắt quỹ 2 tỷ USD cho các dự án chống biến đổi khí hậu Ngày 23/6, Amazon đã tuyên bố sẽ ra mắt quỹ đầu tư mạo hiểm trị giá 2 tỷ USD để hỗ trợ cho các công ty phát triển công nghệ bền vững và khử cacbon nhằm chống lại sự biến đổi khí hậu. Amazon cho biết, Quỹ Cam kết chống biến đổi khí hậu của Amazon (Amazon Pledge Fund) sẽ đầu tư vào...