Ánh sáng từ trái tim

Theo dõi VGT trên

Mỗi người, có thể mắt sáng, có thể khiếm thị, nhưng ánh sáng từ trái tim luôn giúp họ có đủ niềm tin, dũng khí bước lên phía trước.

Ông Phạm Đức Trung Kiên, Việt kiều Mỹ, luôn mang đến cho người đối diện cảm giác lúc nào cũng đầy ắp năng lượng và các dự định về giáo dục nước nhà, dù đôi mắt ông không còn thấy ánh sáng.

Ánh sáng từ trái tim - Hình 1

Ông Phạm Đức Trung Kiên và học sinh Trường Quốc tế ParkCity Hanoi Ảnh: ISPH

Không có giới hạn ngoài bầu trời

Ông Phạm Đức Trung Kiên sinh năm 1958. Ngày 30/9/1977, đại gia đình 36 người của ông đặt chân lên tiểu bang Colorado (Mỹ). Nhờ sự giúp đỡ của những người bạn Mỹ, ông làm công nhân để có thu nhập. Cuộc sống khó khăn, chưa có gì để có thể khẳng định gia đình ông có thể trụ được nơi xứ người. Đúng ngày sinh nhật thứ 20, ông được bác sĩ thông báo mắc căn bệnh thoái hóa võng mạc, chỉ vài năm nữa sẽ mù. “Đây là một ngày tôi không thể quên được, nó thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi” – ông Kiên chia sẻ.

Cơ hội làm công nhân cho một nhà máy sản xuất xe đẩy trẻ em cũng vụt mất khi ông chủ nhà máy biết căn bệnh của Kiên. Ước mơ đến giảng đường đại học dường như càng xa vời mãi mãi với Kiên. Lúc đó, những ân nhân của ông trên đất Mỹ một lần nữa mở rộng trái tim. Họ viết một lá đơn xin đặc cách cho ông đi học, gửi đến University of Colorado tại Boulder, trường đại học (ĐH) lớn nhất của tiểu bang Colorado.

Tháng 6/1978, ông được nhận vào học. Do mắt kém, ông đành từ bỏ giấc mơ trở thành kỹ sư thủy điện với mong muốn được trở về làm việc trên quê hương để chọn ngành thương mại quốc tế. Ở trường, ông tự ra tranh cử vào Ban đại diện sinh viên toàn trường và được bầu số phiếu cao nhất.

Với những cải cách về cơ chế cho sinh viên cùng với các hoạt động thiện nguyện, ông tạo được dấu ấn lớn và được nhận vào làm việc tại văn phòng của Thống đốc bang Colorado. Sau đó, ông được giới thiệu đến văn phòng Quốc hội làm trợ lý cho Thượng Nghị sĩ Gary Hart, ứng cử viên sáng giá của Đảng Dân chủ cho kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ năm 1984 và 1988.

Ông Kiên từng học cùng lúc 3 chương trình tại ĐH Stanford, một trong những trường ĐH hàng đầu thế giới. Ông còn nhớ, lúc đó ông thường xuyên trong tình trạng vừa ăn sáng, vừa đọc sách, vừa đi đến lớp. Ông cũng không hiểu mình vượt qua được thời gian đó như thế nào. Ở ĐH Stanford danh tiếng, ông để lại dấu ấn đặc biệt, trở thành một trong những cựu sinh viên xuất sắc nhất trong dịp ĐH Stanford kỷ niệm 100 năm ngày thành lập trường.

Con đường đến với Nhà Trắng của ông Kiên dưới thời Tổng thống Mỹ Reagan bắt đầu bằng chương trình đào tạo lãnh đạo trẻ của Nhà Trắng. Vượt qua khoảng 1500 ứng cử viên, năm 1985, ông là người Việt đầu tiên làm việc tại Nhà Trắng khi mới 27 tuổi. Năm 31 tuổi, ông được Tổng thống George Bush (cha) bổ nhiệm làm việc tại văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách về an ninh thế giới. Trong thời gian này, ông tham gia Ban chỉ đạo chiến lược của kế hoạch giải phóng Kuwait và tái lập ổn định tại vùng Trung Đông năm 1991.

Ông Kiên từng là một trong những nhà quản lý trẻ tuổi của Công ty Procter & Gamble (P&G) và là Phó Tổng Giám đốc phụ trách toàn khu vực Á Châu của Tập đoàn Tenneco, nằm trong danh sách Fortune 50 trên thế giới.

Có thể nói, từ những cơ hội mà cuộc đời ban tặng, ông Kiên đã có những giấc mơ lớn mà theo ông không có giới hạn nào khác ngoài bầu trời.

Xây cây cầu giáo dục Việt – Mỹ

Video đang HOT

Năm 2003, ông Phạm Đức Trung Kiên được Nhà Trắng giao xây dựng Quỹ Giáo dục Việt Nam (Vietnam Education Foundation – VEF) nhằm đào tạo các nhà khoa học trẻ tuổi Việt Nam tại các trường ĐH hàng đầu ở Mỹ.

“Khi tôi bắt đầu xây dựng VEF từ con số 0, rất nhiều người cho rằng Việt Nam không có những sinh viên ưu tú có đủ trình độ để được nhận vào những trường ĐH hàng đầu tại Mỹ như MIT, Harvard, Stanford, Berkeley… Những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục nói như vậy và họ đều cho rằng, chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cho Việt Nam của chúng tôi sẽ thất bại. Nhưng tôi tin rằng, dù nhiều khó khăn, Việt Nam vẫn có nhiều tài năng trẻ có thể cạnh tranh tại các trường ĐH nổi tiếng của Mỹ” – ông Kiên nói.

Sau khi xây dựng nền móng để VEF đi vào hoạt động ổn định, năm 2008, ông sáng lập và trở thành Giám đốc điều hành quỹ từ thiện Việt Nam, đồng thời xây dựng chương trình VEF 2.0 để tiếp nối sứ mệnh của VEF khi nó kết thúc chương trình vào năm 2016. Đến nay, VEF đã trao gần 700 học bổng đào tạo sau ĐH, nghiên cứu và giảng dạy. Hơn 400 sinh viên Việt Nam nhận được học vị tiến sĩ và hơn 130 sinh viên hoàn tất chương trình thạc sĩ.

Năm 1999, cùng với Hội Diễn đàn Việt, Hội Thiện nguyện y tế giáo dục, gia đình ông Kiên và những người bạn đã xây mới một trường tiểu học tặng cho học sinh xã Xuân Sơn (nay là phường Xuân Sơn). 20 năm nay, thông qua thư viện sách nói dành cho người khiếm thị tại TPHCM, ông Kiên cùng người thân và bạn bè hảo tâm đã tài trợ trên 5 tỷ đồng để trao tặng học bổng, máy vi tính xách tay… cho hàng trăm sinh viên khiếm thị. Từ năm 2006, ông Kiên về sống tại Việt Nam trong hai vai trò vừa là nhà đầu tư của nhiều tập đoàn, vừa là nhà hảo tâm.

Theo Tiền phong

Bà giáo U90 của lớp học 20 năm không bảng đen phấn trắng

Suốt gần 20 năm qua, người dân quanh khu vực An Dương Tây Hồ, Hà Nội đã quá quen với hình ảnh cụ bà tóc bạc, lưng còng, gạt nắng, đội mưa dưới trời sấm sét đến lớp để dạy chữ miễn phí cho học sinh khuyết tật. Bà là Nhà giáo Hồ Hương Nam (Tây Hồ, Hà Nội), nay đã ngoài 80 tuổi.

Bà giáo U90 của lớp học 20 năm không bảng đen phấn trắng - Hình 1

Bà Nam phân trình độ học sinh theo từng bàn và mỗi bàn lại áp dụng phương pháp dạy riêng.

Trước mỗi học trò là một bục giảng

Những học sinh trong lớp của bà Hồ Hương Nam, em thì khoèo tay, em khoèo chân, em khiếm thị, khiếm thính, em thì bị động kinh khi thì im lặng nhưng đột nhiên lại lăn ra hò hét, quậy phá... Những lúc như thế, bà Nam lại nhẹ nhàng đến ôm cậu học trò rồi xoa đầu, động viên để cậu tĩnh tâm lại ngồi học cùng chúng ban.

"Bài giảng" hàng ngày trong lớp của bà tùy thộc vào từng học trò, người thì bà dạy viết chữ, người thì bà giao làm bài tập, người thì bà vừa dạy viết chữ vừa xoa bóp chân cho,... Có em học sinh đang học lăn ra ngủ, thậm chí có người còn đi vệ sinh ngay trong lớp.

Học sinh của bà có hoàn cảnh đặc biệt khác nhau. Người cao tuổi nhất đã ngoài 30, người nhỏ nhất mới 8 tuổi. Có người bị liệt, người bị câm điếc hay thiểu năng trí tuệ,...

Một số em có hoàn cảnh rất đáng thương, như một em ở phường Phúc Xá đã vừa câm vừa điếc, bố lại nhiễm HIV, mẹ thì đi lấy chồng khác, em ở với bà ngoại. Một em khác ở phường Yên Phụ thì mồ côi mẹ từ nhỏ mà lại bị liệt nửa người . Em thì đã 38 tuổi vẫn bị liệt tứ chi, chân tay co quắp run rẩy,...

Hoàn cảnh gia đình của các học sinh bà Nam đa phần là nghèo khó. Có em 26 tuổi nhưng theo học ở đây đã lâu, "ra trường" được rồi nhưng vì bố mẹ mất sớm, em ở với anh trai nên 18 năm nay em vẫn đến lớp. Hàng ngày, anh trai đưa em đến đây vui cùng bà Nam và các bạn, hết buổi lại đón về.

Bà giáo U90 của lớp học 20 năm không bảng đen phấn trắng - Hình 2

Lớp học của bà Nam chủ yếu dạy học viết, đánh vần và những phép tính đơn giản.

Hay một em học sinh 10 tuổi, vừa câm vừa điếc, bố mẹ ly hôn, nhà không có điều kiện đến trường nên bà ngoại gửi đến lớp của bà Nam.

Có cậu học trò phải nửa tháng mới nhớ được chữ A, viết tròn trịa chữ O nên "giáo án" của bà Nam cũng vì thế mà linh động theo từng học trò. Lớp học là thế. Lớp học này đâu có thước với bảng. Bà Nam bảo, trước mỗi học trò là một bục giảng!!!

Để dạy cho học sinh câm điếc, bà Nam phải sang một trung tâm ở quận Thanh Xuân để học ngôn ngữ ký hiệu trong 15 ngày. Buổi tối về nhà, bà đọc và nghiên cứu sách về tâm lý của trẻ tự kỷ, khuyết tật.

Có tận mắt cảnh cụ bà mảnh mai, gầy guộc, tóc bạc phơ đang cặm cụi cầm tay một học sinh khuyết tật để luyện cho trò từng nét chữ mới thấy với không ít người chỉ cần sinh ra được là người bình thường thôi cũng đã là một hạnh phúc vô bờ.

"Đánh cược" để có trò!!!
Bà Hồ Hương Nam, sinh năm 1933, ở Đông Ba, Huế. Sau khi lấy chồng bà ra Hà Nội, về dạy ở Trường cấp II An Dương, phường Yên Phụ (Tây Hồ) cho đến lúc nghỉ hưu.

Khi nghỉ hưu, bà Nam tham gia các hoạt động đoàn thể ở địa phương, làm cộng tác viên dân số nên bà thấy ở địa phương có nhiều trẻ bị tật nguyền không được đi học.Sinh ra ở Huế nên bà thấu hiểu "Nón rất Huế mà đời không phải thế " vậy mà sau khi gặp trẻ khuyết tật bao đêm bà vẫn không thể nào ngủ được... Thế rồi lớp học tình thương ra đời. Bà tự mình
đi đến những nhà có trẻ khuyết tật để vận động gia đình họ cho con, em tham gia lớp học miễn phí do bà dạy.

Bà giáo U90 của lớp học 20 năm không bảng đen phấn trắng - Hình 3

Trong lớp học của bà, có những em 17 năm nay vẫn chỉ dừng ở học đọc, học viết.

Bà ki cóp những đồng lương hưu của mình để mua sách vở, bút viết cho các em.

Vậy mà ban đầu đâu có dễ được chấp nhận. Nhiều gia đình có trẻ tật nguyền không thích cho con đi học, vì nghĩ bà thương hại. Thậm chí, nhiều người còn nghi ngờ mục đích của bà nên không ít lần bà bị đuổi ra khỏi cổng. Có người còn nói bà bị "khùng", "ôm rơm nặng bụng",...

Thế là bà phải "đánh cược" với họ để có hai học trò đầu tiên cho lớp học tình thương.

Lớp học đầu tiên của bà chỉ có hai học sinh. Vậy mà bà vẫn dạy không nghỉ buổi nào. Thế rồi các em học về biết đọc - biết viết, biết đúng - biết sai..Lâu dần, học sinh đến với lớp của bà cứ tăng dần. Ngày lên lớp, đêm đến bà lại đi vận động, thấy bà thành tâm và những đứa trẻ học bà dạy rất tiến bộ nên nhiều gia đình trước đây xua đuổi bà đã đến xin lỗi và xin cho con đến lớp. Đến bây giờ, lớp học của bà đã có gần 100 trẻ khuyết tật.

"Mới đầu đi vận động từng nhà cho các cháu theo học, tôi bị xua đuổi nhiều lắm. Nhiều người không hiểu, lại mặc cảm cho rằng tôi khơi lại nỗi đau", bà Nam tâm sự.

"Yêu trường không phải trường to..."

Những ngày đầu "khai giảng", lớp học chỉ có ba cô trò, chỗ học không có, phải lót từng tầm ván để ngồi. Nhiều cụ già ở phường ví von như "lớp binh dân học vụ".

"Nhiều đêm trằn trọc không ngủ tìm nơi dạy học, không ít lần tôi khóc, lo sợ chuyện dạy học đứt gánh giữa đường", bà Nam tâm sự.

Bà giáo U90 của lớp học 20 năm không bảng đen phấn trắng - Hình 4

Bà giáo Hồ Hương Nam hướng dẫn một học sinh có đến ngót 20 năm gắn bó với lớp.

Rồi bà mượn được trụ sở tuần tra của cụm dân cư số 6, phường Yên Phụ để làm nơi dạy học. Thế nhưng, được 2 năm thì bà phải trả lại để xây dựng nhà văn hóa phường. Thấy nhà trẻ gần đấy có một phòng còn trống, bà lại dọn dẹp sạch sẽ, chỉn chu cho các cháu vào học . Sau nhiều lần, bà lên tận Phòng Giáo dục quận Tây Hồ để xin nơi dạy học.

Cảm nhận được sự thành tâm của bà, cô Trần Thị Vân, Hiệu trưởng Trường THCS An Dương đã đồng ý cho bà dạy tại trường.

Cứ đến thứ Sáu hàng tuần, bà thường trích một khoản từ lương hưu của mình mua bánh mì, bim bim, kẹo,... để thưởng cho các em. Học sinh của bà ai cũng háo hức, vui vẻ đón nhận. Nhiều học trò của bà nhớ trường, nhớ lớp đến mức nghỉ học là không chịu được, như em Nguyễn Thanh Thúy, bị liệt nửa người, bị bố ngăn cản, song hằng ngày em vẫn tìm cách trốn nhà đến lớp.

Giờ đây, không chỉ người dân ở trong phường An Dương gửi con em khuyết tật đến học chỗ bà mà những gia đình khó khăn ở phường Nhật Tân, Phú Thượng, phường Xuân Đỉnh (quận Tây Hồ) hay từ tận quận Hai Bà Trưng cũng đưa con cháu đến xin học.

Sau một thời gian theo học với bà giáo Nam, nhiều gia đình nhận thấy con mình có nhiều tiến bộ như biết đọc, biết viết, đi học về biết chào hỏi nên vô cùng phấn khởi. Tiếng lành đồn xa, ngày càng nhiều học sinh đến gõ cửa xin bà dạy chữ.

Nhờ có con chữ do bà Nam dày công luyện rèn nên nhiều em khuyết tật đã tìm được bến đỗ hạnh phúc, lấy chồng, lấy vợ, có công ăn việc làm ổn định. Tính đến nay học trò của bà đến cả trăm người.

Nhiều em tưởng như cuộc sống chỉ tẻ nhạt suốt đời nhưng bây giờ đã đọc được báo, truyện tranh, biết giao tiếp, chào hỏi mọi người,... Dù đã ngoài 80 tuổi nhưng bà vẫn đều đặn 5 buổi/tuần lên lớp dạy học và suốt gần 20 năm qua bà chưa bao giờ nhận một đồng tiền thù lao nào.

Những ngày gần đến ngày Nhà giáo Việt Nam, lớp học của bà Hương Nam càng rộn ràng vui vẻ...Tiếng cười của trẻ làm bà thêm khỏe, thêm vui. Với bà đó là phần thưởng cao quý nhất.

Nghe các cụ già ở phường nói về lớp học bà Nam, tôi nhớ đến mấy câu thơ khi về thăm trường cũ: "Yêu trường không phải trường to/ Mà vì cái chữ làm cho ấm lòng/ Kính thầy đâu phải nhiều bằng/ Kính thầy ở chính tấm lòng sáng trong"!

Theo vietimes

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn
17:34:26 21/11/2024
Diệu Nhi bị bắt gặp đã sinh con thứ 2?
15:24:31 21/11/2024
1 Hoa hậu và chồng ca sĩ Vbiz xác nhận đã âm thầm đón con đầu lòng
18:04:02 21/11/2024
Thêm 1 điều đặc biệt về thiếu gia Minh Đạt
19:08:04 21/11/2024
Vợ bầu của thủ môn Lâm Tây được khen khéo léo: Cực chiều bố mẹ chồng, tự tay xếp đồ cho Văn Lâm lên tuyển
15:20:19 21/11/2024
Thái Trinh xúc động nghẹn ngào bên ông xã kém 6 tuổi trong lễ cưới
17:51:52 21/11/2024
S.T Sơn Thạch bị khui lại vụ từ thiện nhưng không sao kê, netizen điểm tên thêm Lan Ngọc - Chi Dân
16:36:32 21/11/2024
Bạn gái Hồng Thanh xin lỗi, tuyên bố rút khỏi mạng xã hội
17:07:29 21/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Miss Intercontinental: Khánh Linh gặp sự cố, vẫn hơn đứt dàn đổi thủ 1 điều

Sao châu á

20:40:00 21/11/2024
Mới đây, cuộc thi Miss Intercontinental 2024 (Hoa hậu Liên lục địa) chính thức khởi động với sự tranh tài của 60 thí sinh. Trong đó, đại diện Việt Nam là người đẹp Bùi Khánh Linh nhận được sự ủng hộ của đông đảo khán giả.

Bức ảnh Hải Tú với chiếc "mũi lạ" gây hoang mang

Sao việt

20:31:55 21/11/2024
Lớp trang điểm của người đẹp sinh năm 1997 màu mè không kém bộ cánh. Đặc biệt là chi tiết chiếc mũi dựng đứng thẳng tắp của Hải Tú khiến cư dân mạng không khỏi hoang mang.

Bắt giữ sinh viên lấy trộm ô tô của giảng viên đại học ở Thái Nguyên

Pháp luật

20:31:21 21/11/2024
Công an TP Thái Nguyên đã bắt giữ một sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên vì đã lấy trộm ô tô của nữ giảng viên trường này.

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Thế giới

20:17:03 21/11/2024
Loại tên lửa này có tầm bắn hàng nghìn km và có thể được sử dụng để mang đầu đạn hạt nhân, mặc dù cũng có thể mang đầu đạn thông thường.

Lời nói dối đau lòng trên giường bệnh khiến bất cứ ai cũng rơi nước mắt: Hãy yêu thương gia đình khi còn có thể

Netizen

19:46:46 21/11/2024
Những ngày vừa qua, trên mạng xã hội không ngừng chia sẻ câu chuyện của bạn H.M.Q về những điều mà bạn đã vô tình chứng kiến trong bệnh viện cùng hình ảnh khiến bất cứ ai cũng nhói lòng.

Ứng cứu 5 thuyền viên tàu cá bị chìm trên biển

Tin nổi bật

19:46:26 21/11/2024
Ngay sau đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị đưa tàu CN09 của đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ tại đảo Cồn Cỏ tiếp cận, đưa 5 thuyền viên bị nạn lên đảo an toàn.

Ngủ khách sạn một đêm hết hơn 200 triệu đồng vì nhầm đồng won thành nhân dân tệ

Lạ vui

19:43:10 21/11/2024
Giá thuê phòng chỉ tương đương 940 nghìn đồng nhưng cô Xiao đã trả gần 214 triệu đồng do thanh toán bằng nhân dân tệ thay vì đồng won Hàn Quốc.

Gặp lại vợ cũ sau nhiều năm ly hôn, tôi bước đến châm chọc vài câu, không ngờ lại vác mặt sưng húp trở về

Góc tâm tình

19:41:48 21/11/2024
Rồi có một hôm, cô ấy đùng đùng đi khám bệnh và mang về cái bệnh án trầm cảm. Bố mẹ Lan biết chuyện nên đến tận nơi để chất vấn.

Doãn Quốc Đam, Duy Hưng và dàn diễn viên "Độc đạo" ngậm ngùi chia tay khán giả

Hậu trường phim

19:40:11 21/11/2024
Sau khi Độc đạo kết thúc, trên trang cá nhân, các diễn viên tham gia phim có nhiều bài chia sẻ thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Noo Phước Thịnh không để "bạo lực ngôn từ" làm tổn thương

Tv show

19:33:10 21/11/2024
Master of Master tập mở màn đầy cảm hứng với khách mời Noo Phước Thịnh không chỉ mang đến câu chuyện thành công, mà còn là bài học sâu sắc lòng kiên định và cách đối mặt với áp lực.

Tăng Duy Tân hứa tiết lộ nhiều "bí mật" của Tùng Dương ở concert Người đàn ông hát

Nhạc việt

19:31:14 21/11/2024
Từ TP.HCM, Tăng Duy Tân đã bay gấp ra Hà Nội để có buổi tập luyện với Tùng Dương. Cả hai đều chủ động chia câu, phân bè cho hợp lý với ca khúc song ca.