Anh ra mắt giấy thông hành điện tử giống của Mỹ
Vương quốc Anh ngày 9/3 thông báo triển khai cơ chế cấp Giấy Thông hành Điện tử ( ETA). Hành khách đến từ Qatar sẽ là những người đầu tiên được sử dụng loại giấy tờ này từ tháng 10 tới.
Chính phủ Anh cho biết việc cấp ETA sẽ giúp các cửa khẩu biên giới hoạt động hiệu quả hơn và an ninh hơn. Bộ trưởng Di trú Robert Jenrick cho biết: “Củng cố biên giới là một trong những ưu tiên cao của chính phủ. ETA sẽ tăng cường an ninh biên giới bằng cách tăng sự hiểu biết của chúng tôi về người muốn đến Anh và ngăn chặn những đối tượng đặt ra mối đe dọa”.
Theo ông Jenrick, ETA cũng giúp cải thiện đi lại cho những du khách hợp pháp, những người đến từ các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) là những người đầu tiên được hưởng lợi từ quy định mới này.
Video đang HOT
Theo kế hoạch, đến cuối năm 2024, ETA sẽ là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các du khách nước ngoài có đủ điều kiện miễn thị thực trong thời gian lưu trú ngắn ngày, bao gồm cả những người đến từ châu Âu. Hiện nay, người đến từ châu lục này và các nước như Mỹ và Australia không cần điền bất cứ một giấy tờ nào để được vào Anh.
Mỹ cũng có một cơ chế tương tự, mang tên Hệ thống điện tử cấp giấy phép du lịch vào Mỹ (ESTA). Chính phủ Anh cho biết giống như với ESTA, quá trình nộp hồ sơ sẽ diễn ra qua mạng Internet. Hầu hết du khách sẽ nộp hồ sơ qua ứng dụng trên điện thoại và nhận được “quyết định rất nhanh”. Khi được cấp ETA, các cá nhân sẽ có thể nhập cảnh nhiều lần vào Anh trong vòng 2 năm, song chính phủ không nêu rõ chi phí nộp hồ sơ sẽ như thế nào.
Sau thời gian thử nghiệm ban đầu với Qatar, cơ chế này sẽ được mở rộng cho các du khách đến từ các nước khác trong GCC và Jordan từ tháng 2/2024. Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch khởi động một loại giấy phép điện tử tương tự vào năm tới.
Trung Quốc nới lỏng quy định nhập cảnh với Nhật Bản và Hàn Quốc
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân khẳng định các biện pháp phản ứng liên quan tới COVID-19 phải "dựa trên cơ sở khoa học và có tính chất cân xứng," "không chính trị hóa."
Hành khách xếp hàng để làm thủ tục tại sân bay quốc tế ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 8/1/2023. (Ảnh: THX/TTXVN)
Các nhà ngoại giao, các quan chức chính phủ và doanh nhân của Nhật Bản và Hàn Quốc là nhóm đối tượng được cấp thị thực nhập cảnh Trung Quốc trong trường hợp khẩn cấp.
Hãng tin Kyodo dẫn lời một quan chức ngoại giao cấp cao Trung Quốc trong cuộc họp báo ngày 16/1 cho biết đây là quy định điều chỉnh của Trung Quốc nhằm áp dụng linh hoạt chính sách nhập cảnh mà nước này được công bố tuần trước.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân khẳng định các biện pháp phản ứng liên quan tới COVID-19 phải "dựa trên cơ sở khoa học và có tính chất cân xứng," "không chính trị hóa."
Ông đồng thời kêu gọi các nước hợp tác với Trung Quốc để nối lại hoạt động giao lưu nhân dân và qua lại biên giới bình thường.
Nhật Bản và Hàn Quốc là hai trong số nhiều nước ban hành quy định tăng cường kiểm soát biên giới, đặc biệt đối với người nhập cảnh từ Trung Quốc do lo ngại dịch bệnh COVID-19 sau khi Bắc Kinh mở cửa biên giới và gỡ bỏ các biện pháp phòng dịch từ ngày 8/1 vừa qua.
Sau đó, Cục Xuất nhập cảnh Trung Quốc thông báo tạm ngừng chính sách miễn thị thực quá cảnh có thời hạn 72/144 giờ cho các công dân Hàn Quốc và Nhật Bản.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Seoul thông báo Trung Quốc tạm dừng cấp thị thực ngắn hạn cho người Hàn Quốc./.
Vượt qua Đức, một quốc gia Trung Đông sở hữu tấm hộ chiếu quyền lực nhất thế giới Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng quyền lực nhờ tấm hộ chiếu có thể dễ dàng đi đến những quốc gia khác trên thế giới. Một góc thành phố Dubai vào buổi tối. Ảnh: AFP Kênh truyền hình RT cho hay công dân UAE đang nắm trong tay hộ chiếu quyền lực nhất...