[ẢNH] Những lưu ý dinh dưỡng phù hợp cho trẻ giai đoạn ‘tiền học đường’
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn ‘tiền học đường’ (từ 0 – 5 tuổi) ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Do đó, các bà mẹ cần nắm được một số lưu ý quan trọng sau giúp việc chăm con đạt hiệu quả hơn.
Ở trẻ được chia ra thành 2 giai đoạn phát triển nhanh về thể chất nhất đó là từ 0 – 2 tuổi và khoảng thời gian dậy thì
Chính vì thế, ngay từ khi còn bé, các bà mẹ cần cho trẻ ăn đủ chất để giúp quá trình phát triển này được diễn ra một cách tốt nhất
Tuy nhiên, cũng nên tránh việc cho con ăn các loại thực phẩm nhanh, được chế biến sẵn… tăng nguy cơ mắc một số bệnh như: còi xương, suy dinh dưỡng, béo phì…
Giai đoạn đầu đời từ 0 – 6 tháng tuổi, trẻ cần được bổ sung thực phẩm chính là sữa mẹ. Việc cho con bú kết hợp với việc kể những câu chuyện, đọc sách cho con hoặc chơi cùng con… kích thích sự phát triển não bộ ở trẻ nhỏ
Từ 6 – 12 tháng tuổi, đây là thời điểm kết hợp thức ăn dặm để bổ sung thêm các khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể của bé. Đặc biệt là bổ sung đầy đủ vitamin D
Khi có sự đan xen giữa thức ăn dặm và sữa mẹ, các bà mẹ cũng cần điều chỉnh lượng sữa cung cấp để tạo sự cân bằng
Tạo sự phong phú trong thực đơn đồ ăn dặm, từ đó giúp tăng sự hấp dẫn, giúp trẻ ăn tốt hơn
Video đang HOT
Sữa mẹ có thể duy trì trong 2 năm đầu, tùy vào sở thích và việc trẻ có hứng thú trong việc uống đều đặn hay không
Ở giai đoạn 1 – 2 tuổi, tập cho trẻ thói quen tự ăn, ăn đúng giờ để đảm bảo việc hấp thụ chất dinh dưỡng vào cơ thể đạt tốt nhất
Tiếp đến, từ 2 – 3 tuổi, trẻ có răng sữa, chính vì vậy các mẹ có thể cân nhắc việc cho trẻ ăn các loại thức ăn dạng thô, dạng đặc để tập nhai
Các loại thức ăn bổ sung ở giai đoạn phát triển này cần đa dạng, phong phú, để tránh tình trạng suy dinh dưỡng
Tuy nhiên, cũng không nên ép trẻ ăn quá nhiều bởi nó sẽ gây áp lực lớn lên dạ dày, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa
Lớn hơn một chút, ở giai đoạn từ 3 – 6 tuổi, trẻ nên được ăn nhiều các thực phẩm như: rau, củ, quả tươi và xanh
Kết hợp với đó là thực phẩm bổ sung chất đạm, vitamin, khoáng chất như: thịt, cá, trứng…
Trong thực đơn dinh dưỡng, ngũ cốc là thực phẩm chính giúp bổ sung các dưỡng chất, tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa… cho trẻ nhỏ
Đảm bảo việc cung cấp lượng sữa vừa đủ trong một ngày, tạo sự phát triển cân đối, hài hòa
Bên cạnh đó, hạn chế các đồ ăn quá nhiều dầu mỡ, đồ ăn nguội, thức ăn nhanh, snack…
Có thể chia nhỏ các bữa chính thành những bữa phụ, bổ sung thực phẩm ăn nhẹ như: sữa hộp, sữa chua, nước trái cây, đậu phộng… giúp duy trì nguồn năng lượng cần thiết
Từ 0 – 5 tuổi cũng là giai đoạn trẻ nhỏ có sự phát triển nhanh về cả thể chất và trí tuệ, chính vì thế, ngoài chế độ dinh dưỡng, các bậc phụ huynh nên cho trẻ chơi các trò chơi sáng tạo, phát triển trí thông minh
Phân bổ thời gian sinh hoạt, vui chơi hợp lý, đảm bảo việc ngủ đủ giấc giúp phát triển toàn diện
Những giai đoạn quan trọng bổ sung dinh dưỡng cho trẻ
Dinh dưỡng trong những năm tháng đầu đời ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Nhiều nghiên cứu đã xác định rõ mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng khi trẻ còn nhỏ đến sự phát triển thể chất, tinh thần, khả năng lao động cũng như nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp, ung thư của trẻ về sau.
Ảnh minh họa: IT.
Sai lầm của cha mẹ
Cho con ăn các thực phẩm ăn nhanh, chế biến sẵn, mì ăn liền, đồ đông lạnh... là những sai lầm mà nhiều cha mẹ Việt thường làm. Điều này khiến cho trẻ mắc những nguy cơ về sức khỏe nghiêm trọng như thừa cân béo phì, hoặc còi xương, suy dinh dưỡng...
Chị Hoàng Thị Yên (Hoàng Mai, Hà Nội) không quá bất ngờ khi các bác sĩ ở Viện Dinh dưỡng chẩn đoán con gái chị bị suy dinh dưỡng.
Đã 7 tuổi nhưng con gái chị mới được 22kg. Con chị chẳng chịu ăn uống gì, bữa cơm nào cũng kéo dài cả tiếng, vừa ăn vừa ngậm. Mẹ thúc giục, ép đủ cách nhưng cũng chỉ ăn cơm với nước canh, còn thịt, rau, hoa quả thì không chịu ăn.
Do không cung cấp đủ chất xơ nên con gái chị Yên thường xuyên bị táo bón. Chị đã tìm phương thuốc trị tạo bón, kích thích ăn ngon miệng nhưng vẫn không cải thiện được tình hình.
Do công việc bận rộn, chị Lê Thị Hương (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) để con trai 5 tuổi ở quê cho ông bà nội chăm sóc. Là cháu đích tôn nên ông bà nội hết sức cưng chiều. Mỗi lần cháu trai đòi ăn gì, ông đều mua cho, thậm chí còn trữ nhiều đồ ăn sẵn ở nhà vì... sợ cháu đói.
Con trai chị Hương thích ăn xúc xích chế biến sẵn, nước ngọt có ga, bánh kẹo... mà không thích ăn cơm. Dù cháu không suy dinh dưỡng nhưng đề kháng kém, thường xuyên ốm vặt hoặc bị rối loạn tiêu hóa.
Theo bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn, tác giả cuốn sách "Làm mẹ không áp lực", có nhiều nguyên nhân khiến trẻ thấp còi. Trong đó dinh dưỡng là yếu tố tác động lớn nhất.
Trẻ bị thiếu hụt năng lượng và các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển do không nhận đủ từ các bữa ăn hằng ngày. Sự thiếu hụt thường phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là dưới 3 tuổi bởi đây là giai đoạn các bé ăn uống chưa đa dạng, biếng ăn hoặc ăn lệch 1 món khiến bé giảm cơ hội lấy đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho tăng trưởng chiều cao.
Điều đáng lo ngại là nếu trẻ thấp còi lúc 3 tuổi sẽ ảnh hưởng tới chiều cao khi trưởng thành bởi theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chiều cao lúc 3 tuổi ảnh hưởng quyết định 60% chiều cao khi trưởng thành. Thiếu hụt đồng nghĩa với việc bé sẽ mất cơ hội này.
"Có hai vấn đề cần đặc biệt lưu ý khi chăm sóc trẻ thấp còi là giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu của từng giai đoạn độ tuổi để bắt kịp đà tăng trưởng và tăng cường miễn dịch (dưới 5 tuổi trẻ thường có những "khoảng trống miễn dịch" nên khả năng ốm và mắc bệnh cao hơn)", bác sĩ Anh Nguyễn khuyên.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Trẻ em có hai giai đoạn phát triển thể chất vượt trội, đó là giai đoạn 1.000 ngày đầu đời (từ khi trẻ được mang thai cho đến 24 tháng tuổi) và giai đoạn dậy thì. Hai giai đoạn này nếu trẻ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và có môi trường sống lành mạnh thì sẽ đạt được chiều cao và trọng lượng tối ưu.
Theo bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn, để có hiệu quả tốt nhất, can thiệp tình trạng thấp còi, suy dinh dưỡng cần được tiến hành sớm, tốt nhất trong giai đoạn trước 3 tuổi bởi trước 3 tuổi trẻ có một đợt tăng chiều cao tối đa của giai đoạn thơ ấu.
Tăng cường dinh dưỡng và thực phẩm bổ sung là những can thiệp có tác động tích cực đến chiều cao của trẻ. Một số vi chất dinh dưỡng tác động đến phát triển chiều cao ở trẻ, cha mẹ nên quan tâm đó là Vitamin A (trứng, sữa, bơ, gan, thịt động vật, rau có màu đỏ, vàng hoặc xanh lục đậm), thực phẩm giàu sắt (như thịt, hải sản, đậu đỗ, rau màu xanh đậm...); Kẽm (thịt bò, lợn, gà, hải sản có vỏ như ngao, hàu, tôm, cua, nấm, sữa, ngũ cốc nguyên hạt...); Canxi (trứng, tôm, cua, cá, nghêu, sò, hàu, đậu phụ, các loại đậu, rau màu xanh thẫm, sữa và chế phẩm từ sữa...).
Còn bác sĩ Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao (Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội) cho biết, các chuyên gia đã chia ra giai đoạn phát triển để bổ sung dinh dưỡng.
Giai đoạn 0 - 1 tuổi, thực phẩm bổ sung chính là sữa, sau đó, bổ sung thức ăn dặm theo đúng nhu cầu và đủ các hàm lượng vi chất, vitamin, khoáng chất. Giai đoạn từ 1 - 3 tuổi, trẻ bắt đầu có răng sữa, bé có thể chuyển sang thức ăn dạng đặc để tập nhai, đồng thời phải đa dạng hóa thức ăn vào cơ thể.
Ngay khi bắt đầu cho trẻ tập ăn, các mẹ nên rèn trẻ ăn đúng giờ, đúng bữa, không vừa ăn vừa chơi hoặc xem tivi..., không nên ép con ăn bằng mọi cách hoặc cho bé ăn rong ảnh hưởng tâm lý, dạ dày của bé.
Giai đoạn từ 3 - 6 tuổi, thức ăn của trẻ cần phong phú về thành phần, trong đó ngũ cốc đóng vai trò chính. Bé cần được ăn cá, thịt, gia cầm, trứng, thịt lợn nạc, ăn nhiều rau tươi, trái cây. Hạn chế uống nước ngọt, nước có gas, nên uống một lượng sữa ổn định hàng ngày.
Giai đoạn tuổi nhi đồng - thiếu niên, trẻ đã hình thành thói quen ăn uống phù hợp với nhu cầu sinh lý. Trẻ ăn đều đặn 3 bữa/ ngày, mỗi bữa cách nhau 4 - 6 giờ. Phân bổ lượng thức ăn trong 3 bữa theo tỷ lệ: Ăn sáng chiếm 25 - 30% tổng năng lượng cần cung cấp cho một ngày, ăn trưa chiếm 30 - 40%, ăn tối chiếm 30 - 40%.
Không nên ăn đồ ngọt thay cho thức ăn chính trong bữa tối. Thành phần dinh dưỡng hợp lý cho mỗi bữa ăn nên bao gồm các loại thực phẩm giàu protein, rau, trái cây, sữa tươi...
Điều trị ung thư ảnh hưởng đến dinh dưỡng như thế nào? Bài viết dưới đây bao gồm tất cả những điều bạn nên biết trước khi bản thân hoặc người thân trong gia đình bước vào quá trình điều trị ung thư. Trong quá trình điều trị ung thư, một trong những điều đặc biệt quan trọng bạn cần làm chính là xem xét loại bệnh ung thư, phương thức điều trị bệnh và...