[ẢNH] Những lưu ý có lợi cho sức khỏe khi ăn rau sống
Rau sống là món ăn phổ biến. Với đặc điểm dễ ăn, dễ chế biến và có thể đảm bảo được các chất dinh dưỡng nên rau sống được ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày của phần lớn gia đình người Việt.
Xin mời độc giả tham khao bài dưới đây về những lưu ý khi ăn rau sống để có lợi nhất cho sức khỏe khi ăn.
Rau củ sống có thể giữ nguyên chất xơ, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và cung cấp sinh lực cho cơ thể
Nhiều loại rau sống cung cấp protein cần thiết, giúp phục hồi nhiều nhóm cơ và kiểm soát sự thèm ăn của cơ thể.
Rau sống cung cấp Carbohydrate đơn, dễ tiêu hóa và hấp thụ nhanh, giúp cơ thể chuyển hóa protein, đường hay chất béo…. giúp cơ thể cân bằng dinh dưỡng.
Vitamin trong rau sống không bị mất đi, kèm theo là hàm lượng chất béo thấp khiến đây chính là một món ăn trong chế độ ăn lành mạnh của nhiều người.
Rau sống có hàm lượng cholesterol và natri thấp làm giảm mạnh nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, giúp cho người thường xuyên sử dụng có một trái tim khỏe mạnh hơn.
Video đang HOT
Khoa học chỉ ra rằng chất xơ trong rau sống thường cao hơn các món ăn khác từ rau chế biến, vì vậy ăn nhiều rau sống giúp cơ thể điều hòa tiêu hóa tốt hơn, làm giảm lượng thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày.
Nhưng nếu rau sống không được sơ chế kỹ, rửa sạch trứng giun, bụi bẩn, hóa chất thì có thể đây chính là mầm bệnh gây viêm nhiễm hệ tiêu hóa, giun sán hoặc ngộ độc thực phẩm.
Rau sống sạch nhất khi được rửa trực tiếp dưới dòng nước chảy liên tục. Các loại trứng giun sán, hóa chất còn nằm trên rau sẽ được rửa trôi.
Ngâm rau sống trong dung dịch thuốc tím loãng được nhiều người sử dụng, cần lưu ý không ngâm quá 10 phút để tránh mất đi các chất dinh dưỡng từ rau.
Nhiều người chọn lựa cách ngâm rau sống vào giấm hoặc nước muối loãng để loại bỏ trứng giun, tuy nhiên sau khi ngâm người ăn phải rửa lại bằng nước sạch nhiều lần để tránh việc muối và giấm vẫn bám trên rau.
Rau sống sau khi rửa nên để khô tự nhiên, nhiều người thưởng vẩy rau rồi ăn trực tiếp có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ hay những người mắc các bệnh về tiêu hóa.
Những người mắc các bệnh về hệ tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, hội chứng kích thích ruột, viêm đại tràng hoặc người bị suy thận nên tránh ăn rau sống thường xuyên để tránh ảnh hưởng tới tình trạng bệnh.
Người thường đổ nhiều mồ hôi hoặc có mùi cơ thể nặng nề cần tránh sử dụng rau sống vì rau sống cũng chứa các dưỡng chất kích thích tuyến mồ hôi, khiến cơ thể luôn ướt đẫm mồ hôi và có mùi cơ thể nặng hơn.
Phụ nữ đang mang thai hoặc trẻ nhỏ không nên ăn rau sống bởi chúng có thể mang nhiều vi khuẩn gây hại, các mầm bệnh cho cơ thể và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ăn thịt lợn nên hạn chế ăn 4 bộ phận bẩn nhất kẻo "vui miệng" quá lại hại thân
Thịt lợn là loại thực phẩm rất dễ mua ngoài chợ và các bộ phận của con lợn cũng được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, có một số phần trên con lợn lại được khuyến cáo không nên ăn vì chúng chưa chắc đã được làm sạch sẽ khi đến tay người mua.
Với mức sống của người dân ngày càng nâng cao thì chúng ta sẽ thường quan tâm đến việc cân bằng đủ các loại thực phẩm đa dạng trong mâm cơm hàng ngày. Do đó, thịt gà, vịt, cá, lợn, bò... cũng trở thành những nguồn nguyên liệu quen mặt để chế biến thường xuyên.
Trong số đó, các sản phẩm từ thịt lợn thường được nhiều người ưa chuộng hơn vì hàm lượng đạm tương đối cao mà giá thành lại rẻ. Vậy nhưng, nó cũng là loại thịt dễ nhiễm vi khuẩn, giun sán và ngấm chất hóa học trong quá trình chăn nuôi. Đặc biệt, những phần nội tạng trên con lợn lại chẳng hề sạch sẽ chút nào. Tốt nhất, bạn đừng nên ăn quá nhiều 4 bộ phận sau từ lợn để cơ thể được an toàn.
1. Cổ lợn
Ai cũng biết phần thịt cổ lợn có chứa nhiều hạch bạch huyết, là cơ quan thải độc nên có thể tiềm ẩn nhiều vi khuẩn, độc tố, ăn vào không hề tốt cho sức khỏe. Nhưng nhiều người bán hàng vì muốn che mắt người mua đã trộn thịt cổ lợn với phần thịt nạc khi bán hoặc rao bán với giá rẻ để đẩy hàng nhanh. Nếu chúng ta không biết mà ăn phải thì rất dễ tích trữ vi khuẩn và virus trong cơ thể.
2. Phần nhân trắng bên trong cật lợn
Cật lợn thường được nhiều bà nội trợ mua về thái mỏng rồi xào lên ăn hoặc nấu với cháo. Nhưng phần nhân trắng bên trong quả cật lợn lại chính là tuyến thượng thận của lợn, khi ăn vào có thể gây buồn nôn, chóng mặt, tức ngực, khó thở.
Đặc biệt, mùi của phần nhân này còn rất hôi và khó ngửi nên bạn cần chú ý loại bỏ thật sạch trước khi mang ra chế biến.
3. Phổi lợn
Phổi là cơ quan hô hấp của con lợn nên nó lưu giữ khá nhiều bụi bẩn lẫn chất độc từ không khí bên ngoài. Trong phổi có nhiều phế nang nên càng khiến chất bẩn dễ được lưu giữ lại. Thêm nữa, loài lợn còn có thói quen hít thở sát đất nên không chỉ đem theo bụi bẩn thông thường mà phổi lợn còn ẩn chứa nhiều kim loại nặng từ lòng đất.
Để làm sạch phổi lợn hiệu quả nhất, bạn không nên chế biến cả miếng mà hãy thái thành từng lát mỏng, chần qua với nước sôi rồi tiếp tục nấu chín. Bước này sẽ giúp lọc các chất độc hại trong những nang phổi hiệu quả hơn.
4. Gan lợn
Chẳng riêng gan lợn mà nhiều loại gan động vật khác cũng đều chất chứa khá nhiều vi khuẩn. Nguyên nhân là do gan chịu trách nhiệm thải độc của cơ thể nên nó thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại. Nếu ăn lâu dài có thể làm tăng cao nguy cơ mắc ung thư nội tạng.
Ngoài ra, việc ăn nhiều gan lợn cũng có thể làm tăng lượng cholesterol nạp vào cơ thể nên dễ gây ra các vấn đề tim mạch khi lớn tuổi. Do đó, tốt nhất thì bạn nên hạn chế ăn gan lợn để bảo vệ sức khỏe cơ thể.
Nấu thịt ở nhiệt độ thấp sẽ tốt hơn cho tim Theo một nghiên cứu mới, nấu thịt đỏ ở nhiệt độ cao có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Cũng giống như trứng và cà phê, vai trò của thịt đỏ trong chế độ ăn lành mạnh đang bị tranh cãi, với nhiều nghiên cứu khuyên nên ăn thịt bò, thịt lợn và thịt cừu ít hơn...