Ảnh: Những đôi tay “vi khuẩn” bốc thức ăn cho “thượng đế”
Hình ảnh chủ quán dùng tay trần bốc thức ăn cho khách không xa lạ với ẩm thực đường phố ở Việt Nam.
Nghị định 115/2018 có hiệu lực từ ngày 20/10 có riêng một điều quy định mức xử phạt với hành vi vi phạm điều kiện bảo đảm trong kinh doanh thức ăn đường phố.
Cụ thể, mức phạt tiền từ 500.000 đến một triệu đồng sẽ được áp dụng với một trong các hành vi sau: Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật để bày bán thức ăn; thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.
Theo ghi nhận trên phố Hà Nội, rất nhiều người kinh doanh bán thức ăn bằng tay trần. Một người bán bún, phở gà trên phố cổ để ngay đồ ăn dưới đất, dùng tay trần bốc bún, phở cho thực khách.
Thịt gà không những không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn mà người bán hàng còn dùng tay trần (không đeo găng tay) bốc thịt gà, bốc rau thơm, hành cho thẳng vào bát phở của “thượng đế”.
“Tôi bán hàng bao nhiêu năm nay chưa bao giờ dùng găng tay, dùng găng tay khó bóc trứng cho khách”, người bán trứng cho biết. Trong ảnh: Một người bán trứng vịt lộn dạo trên phố Hà Nội đang bốc rau thơm, gừng cho vào bát trước khi đưa khách ăn.
Người bán bánh mì dùng tay trần làm đồ ăn cho những vị khách
Video đang HOT
Dùng tay không bẻ đôi quả trứng đã bóc trước khi cho vào bát đưa khách hàng
Nhân viên một hàng cơm trên phố Đinh Liệt (Hoàn Kiếm) dùng tay trần thái thịt, bên cạnh là những chậu thức ăn, nước chấm nhìn không bắt mắt và không được che đậy cẩn thận.
Trước khi nếm trọn từng vị ngon của món nem trộn nổi tiếng trên phố Cầu Gỗ, thức ăn của khách hàng đã dính “hương vị” của đôi bàn tay nhân viên.
Miến sau khi cho vào nước nóng ít phút, nhân viên dùng tay trần bốc cho vào bát, mang tới cho khách hàng thưởng thức.
Những sợi phở trắng ngần được đôi bàn tay của nhân viên bán hàng xáo trộn
Sợi bún dính cả vào tay nhân viên bán hàng bởi cắt vội mang tới cho khách
Trong lúc bê thức ăn cho khách, tay của nhân viên chạm sâu cả xuống thức ăn
Một người buôn bán hoa quả dạo dùng tay không cắt hoa quả
Khách hàng ngồi ăn phía trong, bên ngoài nhân viên rửa bát, đũa… trên miệng cống tại một quán bán bún, phở sau chợ Đồng Xuân.
Giấy ăn vứt đầy dưới bàn tại một quán phở trong ngõ phố Láng Hạ.
Cảnh nhếch nhác, đủ các loại xô, chậu, bát, đĩa… trước của một quán bán phở trên phố Gầm Cầu.
Người bán chả nước dùng tay trần bốc thịt nước cho khách, trong khi đó bếp nướng thịt cũng đen kịt, nhơ nhớp
Theo Danviet
Ổ vi khuẩn trên chiếc thớt ở căn bếp nhà bạn
Thớt chứa số vi khuẩn nhiều gấp 200 lần so với bồn cầu, đặc biệt là vi khuẩn Salmonella, E.coli, độc tố nấm aflatoxin.
Gia đình chị Nguyễn Thanh Nga (Hà Nội) sử dụng chiếc thớt gỗ đã ba năm. Hàng ngày, chị băm chặt kết hợp thức ăn sống và thức ăn chín trên thớt. Bề mặt thớt xuất hiện những vết mốc đen, vết dao lâu ngày, tạo thành khe kẽ nhỏ. Chị Nga không mua chiếc mới mà tận dụng tiếp mặt sau của thớt. Mỗi khi dùng xong, chị rửa lại bằng nước lạnh rồi treo lên, để ráo nước.
Thớt gỗ chứa vi khuẩn gấp 200 lần bồn cầu nếu không vệ sinh đúng cách.
"Dùng chiếc thớt quá lâu và chỉ dùng một thớt cho các loại thức ăn là sai lầm của nhiều người", phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết. Thớt là một hỗn hợp tất cả loại thực phẩm bám vào và không được vệ sinh sạch sẽ. Khi băm chặt thức ăn, mảnh vụn bám lại trên mặt thớt lâu ngày biến đổi thành các loại vi khuẩn nguy hiểm cho cơ thể. Trong số này có vi khuẩn Salmonella gây viêm dạ dày, viêm ruột, sốt thương hàn. Vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy. Đặc biệt, độc tố aflatoxin sinh ra từ nấm mốc được coi là nguy hiểm nhất.
"Aflatoxin hình thành các ảnh hưởng về mặt hóa sinh lên tế bào gây ung thư", ông Thịnh nhấn mạnh. Lau chùi rửa bình thường không thể làm sạch aflatoxin.
Ngoài ra, nếu chỉ dùng một chiếc thớt để thái cả thức ăn sống lẫn thức ăn chín, sẽ dễ bị nhiễm khuẩn chéo từ thức ăn sống sang thức ăn chín. Nhiều gia đình dùng thớt hai mặt, một mặt thái đồ sống, mặt thớt còn lại thái đồ chín, khả năng nhiễm khuẩn càng dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm, bệnh về đường tiêu hóa...
Tiến sĩ Thịnh khuyên:
- Mỗi gia đình nên có ít nhất 2-3 chiếc thớt. Thớt dùng cho thực phẩm tươi sống có màu đỏ. Thớt dùng cho thực phẩm nấu chín có màu xanh. Thực phẩm trung gian như rau sống, rau chín thì dùng thớt màu vàng.
- Sau khi dùng, rửa thớt bằng nước rửa chén pha chút nước ấm, sau đó rửa lại thật sạch. Sử dụng dung dịch dấm để vệ sinh thớt hàng tháng bằng cách rót dấm lên thớt, dùng bùi nhùi hoặc miếng bọt biển cọ sạch rồi dội lại với nước sạch.
- Không dùng thớt quá lâu. 6 tháng đến một năm nên thay thớt một lần.
- Đa số gia đình bố trí bếp ăn ở chỗ kín, không có nhiều ánh sáng nên thớt thường để những chỗ tăm tối. Ánh nắng mặt trời là nguồn diệt vi sinh vật hiệu quả. Vì vậy, khi thiết kế nhà, nên thiết kế cho ánh sáng trong bếp, thoáng khí để làm khô được đồ vật.
- Gia đình nông thôn nên phơi thớt thường xuyên. Đây là một cách tốt để thớt tránh nhiễm khuẩn.
Thúy Quỳnh
Theo Vnexpress
Vi phạm kinh doanh thức ăn đường phố: Tăng mức phạt e vẫn khó Ngày 20.10 tới Nghị định số 115/2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (ATTP) bắt đầu có hiệu lực. Thế nhưng, theo ghi nhận của phóng viên Báo NTNN, đến nay nhiều người bán đồ ăn trên phố không đủ tiêu chuẩn vệ sinh vẫn không biết quy định mới và vẫn ung dung "đến đâu...