Ánh mắt học trò khiến cô Thúy vượt qua cảnh ‘một chốn, bốn quê’
Hạnh phúc có con sau thời gian dài chờ đợi chưa được bao lâu, cô Thúy phải nén lòng để lại con nơi nhà ngoại để lên đường gieo chữ trong dãy Trường Sơn
Như lời thầy Phạm Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Thanh (Hướng Hóa, Quảng Trị), cô giáo Lê Thị Thúy là một trong những giáo viên có hoàn cảnh rất đặc biệt ở mảnh đất khó như xã Thanh.
Không chỉ vượt qua nghịch cảnh của bản thân, cô Thúy còn đảm bảo tốt công tác giảng dạy, làm bạn với học trò ở vùng biên giới còn quá nhiều khó khăn như xã Thanh.
Dành cả thanh xuân tại những ngôi trường vùng khó, cô giáo Lê Thị Thúy đã có thâm niên 14 năm giảng dạy ở xã Thanh.
Người bạn đời của cô cũng là một thầy giáo dạy ở xã Xy, một xã vùng biên giới khác cũng đặc biệt khó khăn.
Hai người song hành từ những ngày trường học và cuộc sống của bà con vô cùng vất vả, điều kiện học tập cho học sinh hết sức thiếu thốn.
Cô giáo Lê Thị Thúy và học trò Hồ Thị Ơn. Ảnh: LC
Cô giáo Thúy cũng như nhiều thầy cô giáo khác cũng từng đi qua những ngày tháng mà trường lớp chỉ là những phòng học tranh tre, nứa lá, bàn ghế chỉ là những phiến gỗ đóng tạm.
Không chỉ vượt qua những khó khăn của những điều kiện thiếu thốn trong công việc, hai người cũng phải chờ đợi dòng dã 11 năm sau ngày cưới mới có tin vui, khi cô Thúy sinh hạ được hai bé song sinh.
Khi hai đứa trẻ song sinh ra đời, hạnh phúc đã vỡ òa không chỉ với vợ chồng cô giáo Thúy mà còn là hạnh phúc của bạn bè, đồng nghiệp.
Thế nhưng, hạnh phúc bên con với cô giáo Thúy thật ngắn ngủi khi điều kiện nhà chồng neo đơn, thầy phải về quê công tác, hương khói cho mẹ già đã khuất, cô Thúy phải để con ở nhà ngoại, một mình vượt đèo vào sâu trong dãy Trường Sơn tiếp tục sự nghiệp “gieo chữ, chồng người”.
Ở trường Trung học cơ sở Thanh, có lẽ không nhiều thầy cô giáo phải gặp cảnh “một chốn, bốn quê” như cô giáo Lê Thị Thúy khi các con ở nhà ngoại ở huyện Cam Lộ, chồng dạy ở huyện Hải Lăng, còn cô giáo Thúy, hàng tuần về thăm con rồi lại ngược 75km trở lại trường với học trò.
Chia sẻ với chúng tôi, cô giáo Thúy cho biết: “Cũng vì hoàn cảnh thôi ạ, vợ chồng cũng động viên nhau, thay vì chán nản hoàn cảnh khó khăn, cùng động viên nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cố gắng vì con và cũng vì học trò của mình, lấy đó làm hạnh phúc và động lực để mình vượt qua”.
Học trò ở xã Thanh còn vất vả nên nhiều em phải đi rừng, đi suối với cha mẹ thay vì phải đến lớp học. Ảnh: LC
Chúng tôi thắc mắc, điều gì khiến một cô giáo nhỏ bé có thể vượt qua rất nhiều nghịch cảnh, khắc phục khó khăn để tiếp tục bám trường, bám lớp, hoàn thành tốt nhiệm vụ của một nhà giáo, một người vợ, một người mẹ? và câu trả lời của cô giáo Thúy là vì học trò.
“Em thì thương học trò ở đây lắm, các em hoàn cảnh khó khăn, đặc thù của cha mẹ ở vùng này rất khó để trẻ có thể sẻ chia, bầu bạn nên thầy cô giáo không chỉ là người thầy mà còn là người bạn để các bạn chia sẻ.
Trong nhiều điều kiện hoàn cảnh khó khăn, tuổi cũng mới lớn, các em thường chán nản và đi vào vòng luẩn quẩn khi kết hôn sớm, nghèo lại quấn trong cái nghèo.
Những câu chuyện chia sẻ với các em ngoài giờ trên lớp cũng giúp các em rất nhiều trong việc thay đổi nhận thức”, cô giáo Thúy cho biết.
“Cũng có lúc nghĩ đến ánh mắt học trò cần mình nên cũng cố vượt qua hoàn cảnh của bản thân để ở lại với trường. Các em ở đây nhiều lúc ảnh hưởng ngoài xã hội nên rất dễ chệch hướng, đặc biệt là các em học sinh độ tuổi Trung học cơ sở, tuổi chuyển biến về tâm lý. Thiếu nguồn động viên của người lớn, các em rất dễ bỏ học, bỏ trường, bỏ lớp”, cô Thúy tâm sự.
Video đang HOT
Ngồi cạnh cô giáo Thúy, cô học trò Hồ Thị Ơn (học sinh lớp 9B), một trong những học sinh học tốt nhất trường, hỏi Ơn về ước mơ, Ơn bảo, em sẽ là cô giáo như cô giáo Thúy.
Khi được hỏi cô giáo quá vất vả như vậy em có muốn theo không, Ơn bảo, em biết cô giáo Thúy vất vả lắm nhưng em chỉ thích làm cô giáo thôi.
Em sẽ cố học thật giỏi để được làm cô giáo như cô Thúy.
Không nhiều học trò ở vùng đất khó như xã Thanh có được ước mơ và xác định ước mơ như em Hồ Thị Ơn.
Dẫu là ít nhưng đó cũng là động lực để cô giáo Thúy cùng nhiều thầy cô giáo ở lại với núi rừng Trường Sơn, gắn bó với dòng Xê – Pôn “gieo chữ, trồng người”.
Bữa cơm học trò vùng khó, cái nghèo có thể khiến các em phải nghỉ học bất cứ lúc nào.
Nói về công tác ở vùng khó, cô giáo Thúy cho biết, cái khó lớn nhất của các thầy cô giáo ở xã Thanh không hẳn là điều kiện cơ sở vật chất, đường xá đi lại mà cái khó lớn nhất là nếp nghĩ của đồng bào dân tộc.
Đã không ít lần cô giáo Thúy gặp câu hỏi khó của học trò, “Em học xong thì làm gì ạ? Bạn em bằng tuổi em không đi học, ở nhà, bạn có chồng, có con, có nhà. Còn em đi học xong về vẫn chẳng có gì?”.
Trước những câu hỏi khó ấy, cô Thúy kiên trì thuyết phục học trò bằng tất cả tấm lòng của nhà giáo có.
Những sự chuyển biến có thể chưa đến ngay, nhưng cô Thúy tin rằng với chân tình của người làm nghề giáo, học trò sẽ đổi thay.
Xã Thanh là một xã vùng biên giới khó khăn của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Tại xã Thanh đồng bào dân tộc Vân Kiều chiếm 94,16%, hộ nghèo vẫn còn chiếm 70% dân số toàn xã, dẫu còn nhiều khó khăn trong đời sống kinh tế nhưng bà con dân tộc Vân Kiều vẫn cố gắng cho con em mình học lấy cái chữ.
Tại Trường Trung học cơ sở Thanh hiện có 391 em học sinh các khối, đến từ 7 thôn. Trong đó thôn xa nhất là cách trường 7km.
Trần Phương
Theo giaoduc.net
Giấc mơ con ở điểm trường Mầm non A Sau
Khi bảo được chụp ảnh, những đứa trẻ người Pa Kô, Vân Kiều tranh nhau đi rửa mặt, xếp hàng ngay ngắn và cười rất tươi bên cạnh cô giáo.
Sau chụp ảnh, các con sẽ ngủ trưa trong những chiếc chăn ấm áp để "lấy sức" cho buổi học chiều....
Lớp học mầm non ở thôn A Sau không lúc nào ngơi tiếng cười tiếng khóc của con trẻ.
Các trung tâm xã A Sau (Huyện Đakrông, Quảng Trị) gần 30km, để đến với thôn A Sau, thầy giáo người Vân Kiều đã đưa chúng tôi xuyên rừng Trường Sơn huyền thoại.
Đường vào A Sau mùa này đương vào mùa hoa lau, mùa hoa đót, chỉ vài ngày tới thôi, trên các sườn đồi giữa muôn trùng điệp của Trường Sơn sẽ rộn rang người đi hái đót, một nghề kiếm kế sinh nhai quan trọng của đồng bào Pa Kô, đồng bào Vân Kiều nơi đây.
Cô giáo Hà và những đứa trẻ ở A Sau.
Nhiều năm về trước, những đứa trẻ ở A Sau vẫn như hòn đất núi vẫn lăn lóc theo cha mẹ đến những sườn đồi để thu hái đót, giờ đây bố mẹ chúng có thể yên tâm lên đồi, gửi con ở nơi an toàn ấm áp nhất bản, đó là điểm trường Mầm non A Sau.
Giữa trùng điệp của núi rừng, hai phòng học Mầm non khang trang đã được những nhà hảo tâm kết hợp với chính quyền địa phương dựng lên. Từ khi có lớp học mầm non, giáo dục ở A Sau đã có nhiều đổi thay.
Bữa cơm kham khổ của học sinh Tiểu học nơi vùng biên giới Quảng Trị
Những năm trước, do hủ tục lạc hậu và thiên sự khắc nghiệt của thiên nhiên, đời sống của bà con Pa Kô và Vân Kiều rất nghèo khổ, tụt hậu so với miền xuôi.
Những hủ tục mà chúng tôi nghe khắp dọc đường đi khiến nhiều người phải giật mình.
Trước kia, những người phụ nữ Pa Kô và phụ nữ Vân Kiều có tục lệ là khi tới ngày sinh thì người mẹ phải tự lo toan, tự ra ngoài cất một cái chòi rồi đẻ con
Đứa bé mới lọt lòng bị mẹ bỏ lại bên rừng bên suối. Nếu có khả năng chống chọi tốt thì nó sẽ sống, bằng không mẹ cứ bỏ mặc đấy, hai ba ngày sau quay lại mà bé chưa chết thì mới mang về nuôi.
Cô giáo Phon vừa nói chuyện vừa trông chừng giấc ngủ chưa cho các con.
Người ở miền rừng này quan niệm, những đứa trẻ ấy, sau ngày bị mẹ bỏ lại, chúng đã qua được sự đào thải tự nhiên như vậy thì sau này sức đề kháng của nó rất là mạnh, nó chống chịu được với khí khậu và sự khắc nghiệt của thiên nhiên.
Và những đứa trẻ ấy cứ lớn lên như lá cây, ngọn cỏ ngoài rừng, thiếu đi sự chăm sóc, giáo dục.
Những năm gần đâu, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng mà trong đó, giáo dục mầm non đóng một vai trò quan trọng trong việc chăm sóc con em đồng bào dân tộc, mọi thứ dần dần thay đổi.
Trong lớp học ở A Sau, chúng tôi gặp 2 cô giáo, một cô người Vân Kiều và một cô giáo người Pa Kô.
Các cô giáo từ các vùng thuận lợi hơn, tình nguyện đến những vùng bản khó khăn như nơi "cùng trời" cuối đất này để góp phần cho giáo dục, làm thay đổi nhận thức của đồng bào mình.
Trong cái lạnh buốt thịt của núi rừng Trường Sơn những ngày cuối năm, cô giáo Lê Thị Hà (sinh năm 1981), cô giáo người Vân Kiều nói về từng học sinh của mình như những đứa con do chính cô đẻ ra.
Từ tính cách, nết ăn từng bạn, đến từng cử chỉ hành động của các bạn khi cô tiếp khách.
Cô giáo Hà đã vượt qua hoàn cảnh của bản thân khi chồng mất sớm để lại đàn con thơ lên với các con trên A Sau.
Giữa miền rừng núi, không gian học tập sạch sẽ của các em nhỏ được các cô tạo dựng.
Cô Hà bảo thương các con mình đẻ ra nhưng cũng thương các con ở A Sau nhiều lắm. Các con của cô ở nhà đã biết tự lập, biết lo cho mình nên cô cũng yên tâm công tác hơn.
Những ngày mới đến A Sau công tác, cô Hà gặp rất nhiều khó khăn, vất vả bởi những quan điểm, hủ tục lạc hậu ở địa phương.
Bằng tấm chân tình của một nhà giáo và bằng tấm lòng của một người con dân tộc Vân Kiều, cô Hà dần thuyết phục được phụ huynh.
Cũng như cô Hà, cô giáo Hồ Thị Phon, cô giáo người dân tộc Pa Kô cũng gửi con nhỏ, ngược rừng Trường Sơn đến với A Sau để dạy hát, dạy múa cho con trẻ người đồng bào mình.
Cô Hà và cô Phon, hai đồng nghiệp, hai mảnh đời, hai số phận cùng nương tựa vào nhau trên mảnh đất A Sau gian khó.
Nói về việc lên vùng khó A Sau công tác, cả 2 cô đều bảo, các cô mong muốn những đứa trẻ miền cao này được học chứ không phải lang thang lếch thếch nơi bờ nơi bụi để rồi một ngày nào bỏ cha bỏ mẹ lại mà đi.
Tuy còn thiếu thốn về điều kiện, cơ sở vật chất nhưng đến nay 25 đứa trẻ trong độ tuổi mầm non người dân tộc Pa Kô được 2 cô chăm sóc đầy đủ, thiết kế không gian học tập, giảng dạy hiện đại đáp ứng đúng, đủ chương trình giáo dục mầm non.
Nhìn lũ trẻ tíu tít quanh sân trường, sau giờ ăn chuẩn bị đi ngủ mới thấy hạnh phúc tuy nhỏ nhưng các cô từng vất vả vô chừng.
Nhìn những đứa trẻ yên giấc trong chăn ấm giữa cái lạnh giá của miền đồng rừng, hai cô giáo mới yên tâm dùng bữa trưa.
Hai cô giáo ở A Sau cũng đã và đang góp phần nhỏ bé của mình để thay đổi những mảnh đời, những số phận ở A Sau.
Đi rửa mặt để chuẩn bị chụp ảnh nào...
Niềm vui... đi ngủ.
Đường đến với điểm trường mầm non A Sau.
Bữa cơ các con còn đơn sơ, thiếu thốn.
Dẫu còn khó khăn nhưng nụ cười không khi nào tắt trên môi các em.
Trần Phương
Theo giaoduc.net
Lớp học nơi đỉnh trời của thầy giáo người Vân Kiều Trên đỉnh thôn Hùn 2 có 10 nóc nhà, nơi đó có một lớp học của thầy giáo người Vân Kiều. Để đến được với điểm trường, người ta phải đi qua con đường đau khổ. Đoạn đường từ điểm trường Măng Sông (Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đến điểm thôn Hùn 2...