Anh lo lắng vì chỉ một nửa số học sinh tiểu học biết bơi
Gần một nửa trẻ em không biết bơi khi rời trường tiểu học khiến Bộ Giáo dục Anh phải đưa ra biện pháp.
Khả năng bơi 25 mét là một yêu cầu trong chương trình quốc gia của Anh đối với học sinh tiểu học. Tuy nhiên, 48% trẻ em 11 tuổi ở nước này không thể làm điều đó khi chuyển lên cấp THCS, Mirror ngày 21/10 đưa tin.
Trường tiểu học ở Anh sử dụng bể bơi công cộng để dạy bơi. Ảnh: The Guardian
Thực tế này khiến Bộ Giáo dục Anh phải hành động mạnh mẽ hơn. Theo đó, các trường sẽ được nhận nhiều hơn từ quỹ ngân sách 320 triệu bảng chi cho thể thao học đường để tăng cường các bài học bơi. Đồng thời, Bộ trưởng Giáo dục Damian Hinds yêu cầu các trường tư thục có hồ bơi mở cửa cho học sinh trường công lập lân cận học bơi cùng.
Video đang HOT
“Nhiều trường tư thục đã làm điều này nhưng cần có sự giúp đỡ nhiều hơn nữa từ các trường khác để giúp tất cả trẻ em trong cộng đồng”, ông Hinds nói và hy vọng nhìn thấy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trường để trẻ có tinh thần đồng đội từ những môn thể thao.
Chủ tịch hội đồng các trường tư thục Barnaby Lenon cho biết rất vui khi được khuyến khích thực hiện chương trình này để trẻ em tận hưởng những lợi ích của việc bơi lội.
Hiện 3/4 trường tiểu học ở Anh phải cho học sinh học bơi ở các hồ, bể công cộng. Trong 603 trường tiểu học tư thục có bể bơi, chỉ 304 trường đồng ý chia sẻ cơ sở vật chất cho trường khác.
Dương Tâm
Theo VNE
Học sinh 200 trường THPT tham gia thi tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến
1,1 triệu học sinh Thủ đô sẽ được phổ biến về dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực giáo dục, gồm nhiều thủ tục như cấp lại bản sao văn bằng, chỉnh sửa nội dung, xác minh văn bằng, thi THPT quốc gia...
Học sinh Hà Nội thi tìm hiểu kiến thức về dịch vụ công trực tuyến - ẢNH NGUỒN SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HÀ NỘI
Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội cho biết, để đẩy mạnh tuyên truyền việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến với tổ chức, người dân, Sở đã chỉ đạo các trường THCS, THPT trên địa bàn thành phố tổ chức cuộc thi tìm hiểu kiến thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng...).
Dự kiến hết tháng 11, Sở này sẽ tuyên truyền đến hơn 1,1 triệu học sinh cấp THCS, THPT về sử dụng, tiện ích của các dịch vụ công trực tuyến để các em học sinh có thể hướng dẫn bố, mẹ, người thân trong gia đình sử dụng việc đăng ký, giải quyết các thủ tục hành chính được nhanh gọn, góp phần tạo môi trường làm việc, môi trường kinh doanh của Thủ đô ngày càng thông thoáng, hiệu quả.
Đối với cấp THPT, theo kế hoạch, hơn 200 trường THPT cùng tổ chức cuộc thi cấp trường về tìm hiểu các dịch vụ công trực tuyến và chọn đội tham gia cuộc thi cấp cụm.
Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội cũng cho biết, theo chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội về đẩy mạnh tuyên truyền, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, từ 2017, Sở đã chính thức vận hành 15/49 dịch vụ công trực tuyến. Trong đó, ưu tiên các dịch vụ công liên quan đến học sinh, như cấp lại bản sao văn bằng, xác minh văn bằng chứng chỉ, các thủ tục hành chính về thi THPT quốc gia...
Qua 1 năm vận hành, đã có hơn 800 hồ sơ của tổ chức, công dân được đăng ký và giải quyết trực tuyến trên môi trường mạng. Dự kiến đến tháng 12, cùng với 15 dịch vụ công mức độ 3, 4 đã hoàn thành từ 2017, sẽ có 49/49 (100%) thủ tục hành chính, thuộc thẩm quyền Sở Giáo dục - Đào tạo quyết định, đạt dịch vụ công mức độ 3, 4, trong đó có 15% dịch vụ công đạt mức độ 4.
Theo thanhnien
Cô giáo 16 năm dạy trẻ khuyết tật Từ giáo viên dạy Văn cấp THCS, cô Ái Vân hạnh phúc khi được chuyển sang dạy trẻ khuyết tật, dù người thân lo lắng. "Tôi vẫn nhớ như in cảm giác xấu hổ, nghẹn ứ ở cổ khi trách nhầm một học sinh bị khuyết tật, nghĩ em bắt nạt mình. Đó là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với một đứa...