Ảnh hưởng kinh tế của COVID-19 là chưa có tiền lệ
Báo cáo mới của Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ nhận định đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới hơn bất cứ điều gì nhân loại chứng kiến trong nhiều thập niên.
Cụ thể, trong bảng báo cáo có tên “Dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu: Tác động của COVID-19″ đăng tải hôm 1-9, Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ (CRS) nhận định với những ảnh hưởng “vô tiền khoáng hậu”, đại dịch COVID-19 đang chồng thêm thách thức lên nền kinh tế thế giới vốn đã bị tổn hại vì thương chiến Mỹ-Trung.
Đại dịch do virus SARS-CoV-2 gây ra này cũng đã tạo ra nhiều khó khăn bất ngờ cho các nhà hoạch định chính sách.
Theo CRS, tùy vào mức độ suy thoái, thương mại toàn cầu có thể giảm 18%, kéo theo thiệt hại kinh tế nặng nề cho nhiều quốc gia. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng sẽ giảm từ 3% xuống 6,0% trong năm 2020 và chỉ hồi phục một phần vào năm 2021 với điều kiện đại dịch phải được kiểm soát tốt và không có làn sóng lây nhiễm tiếp theo.
Đại dịch COVID-19 đẩy nền kinh tế thế giới và làn sóng suy thoái mới. Ảnh: AP
Hồi cuối quý 2, các tổ chức kinh tế tài chính hàng đầu thế giới như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đồng loạt hạ dự báo kinh tế toàn cầu trong năm 2020 so với báo cáo trước đó, phản ánh tình trạng xấu đi nhanh chóng của nền kinh tế.
Cụ thể, IMF điều chỉnh dự báo kinh tế toàn cầu suy giảm -4,9% trong năm 2020, thay vì 3,4% như công bố hồi tháng 4. OECD hạ dự báo từ 2,9% xuống -6% đến -7,6%. Còn WB thì hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu từ 2,9% xuống -5,2%.
Trong nhóm dự báo trên, đáng chú ý là dự báo sóng đôi của OECD đưa ra vào ngày 10-6. Tổ chức này đã cập nhật rằng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm từ 6% đến 7,6% vào năm 2020, tùy thuộc làn sóng lây nhiễm mới có xuất hiện hay không. Nếu điều tồi tệ xảy đến, kinh tế toàn cầu có thể thu hẹp đến 7,6% trong năm nay và phục hồi với tốc độ tăng trưởng chỉ 2,8% trong năm 2021.
Video đang HOT
Kịch bản sóng đôi trên cho thấy sự không chắc chắn của OECD về sức khỏe nền kinh tế thế giới trong khoảng thời gian còn lại của năm 2020. Đây cũng là thực trạng mà nhiều nhà hoạch định chính sách trên thế giới đang phải đối mặt, bởi tương lai của dịch bệnh vẫn còn bất định.
Báo cáo của CRS chỉ ra sự bất định mà đại dịch COVID-19 phủ lên nền kinh tế xuất phát từ sự khó lường của virus SARS-CoV-2 khiến các tập đoàn trì hoãn quyết định đầu tư, nhiều công ty mấp mé bên bờ vực phá sản nhưng không tìm được chiến lược để tự cứu mình…
Ngoài ra, sự phức tạp của đại dịch lần này cũng làm giảm hiệu quả mà các chính sách kích cầu kinh tế đáng ra có thể mang lại, khiến thị trường dễ rơi vào tình thế bất trắc.
Cũng theo CRS, nhìn chung bản đồ kinh tế thế giới vẫn có vài điểm sáng. Một số quốc gia kiểm soát dịch hiệu quả hoặc có chính sách tài khóa và tiền tệ tốt đang bước đầu phục hồi nền kinh tế. Kinh tế toàn cầu có thể sẽ dần phục hồi từ quý 3 năm nay. Tuy nhiên, kết quả của mọi nỗ lực vẫn còn phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh.
Chi nhanh, chi dễ và chi đủ
Nhiều cuộc họp của Chính phủ đưa ra chủ trương, giải pháp hồi phục kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân chịu tác động của đại dịch. Thế nhưng, việc thực thi các chủ trương này vẫn còn xa so với điều kỳ vọng. Gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng mới giải ngân được 11.000 tỷ đồng, là minh họa cho việc thực thi những chủ trương của Chính phủ.
Tâm lý của người dân bình tĩnh hơn trong làn sóng thứ 2.
Chính sách đúng nhưng chưa đủ
Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra đến nay, thế giới đã bước vào làn sóng lây nhiễm thứ 2. Khoảng cách của các làn sóng này ở mỗi nước có sự khác nhau, nhưng quản lý tốt cũng chỉ cách nhau 99 ngày như ở Việt Nam.
Điều này nói lên những thay đổi trong diễn biến dịch bệnh là điều khó lường. Nó đòi hỏi các nhà hoạch định và thực thi chính sách phải thần tốc để ứng phó. Mỗi nước đều đưa ra các gói chính sách đến từng đối tượng khác nhau với những tên gọi khác nhau, nhưng tựu trung vẫn là mở rộng chính sách tài khóa và tiền tệ.
Nhìn vào chỉ báo đo lường tâm lý của con người trong thời gian diễn ra dịch bệnh với các làn sóng lây nhiễm, sẽ hiểu thêm lý do của những gói mở rộng chính sách tài khóa và tiền tệ này.
Thực sự tâm lý của con người đã trở nên ổn định hơn. Làn sóng lây nhiễm thứ nhất cho thấy tâm lý người dân lo sợ, hoảng loạn cao độ, tác động đến mọi hoạt động của nền kinh tế, các ngành đều bị ảnh hưởng. Giai đoạn này không gói kích thích nào có thể vượt qua được "nỗi sợ hãi".
Chính sách hỗ trợ 62.000 tỷ đồng là cần thiết nhưng có lẽ chưa đủ và chi không dễ, nên số giải ngân được không bao nhiêu. Điều này đã gây ra sự suy giảm mạnh trong tăng trưởng kinh tế quý II, thậm chí sang đến quý III.
Trong khi đó, các chính sách sách tiền tệ mới thực hiện được cơ cấu thời hạn trả nợ vay theo kế hoạch của Thông tư 01/2020/TT-NHNN. Tính đến nay, các khoản nợ được cơ cấu lại sẽ bắt đầu vào thời gian trả nợ, vì thời hạn cơ cấu tối đa 12 tháng kể từ khoản nợ phát sinh từ 23-1-2020.
Đây sẽ là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong thời gian tới phải đối mặt với tình trạng nợ xấu. Còn chính sách giảm lãi suất chỉ dừng lại bằng những công cụ bơm tiền trên thị trường mở, có tác động không đáng kể lên lãi suất cho vay.
Các doanh nghiệp đang phải gánh nặng chi phí lãi vay này phát sinh trong khoảng thời gian cơ cấu lại thời gian trả nợ. Áp lực chi trả nợ gốc và tiền lãi sẽ càng gia tăng khi đến hạn trả của Thông tư 01/2020.
Thành phần đóng góp trong tăng trưởng kinh tế các nước.
Không thể phòng thủ, né tránh
Thế giới và Việt Nam bước vào làn sóng lây nhiễm thứ 2, tâm lý của người dân đã bình tĩnh hơn, một số hoạt động kinh tế vẫn diễn ra bình thường hơn. Điều này không có nghĩa sự hồi phục trở lại của nền kinh tế, mà chỉ là diễn tiến tâm lý sợ hãi của người dân. Trong làn sóng lây nhiễm thứ 2, người dân chỉ giảm đi lại và ảnh hưởng vào những ngành như du lịch, vui chơi giải trí, vận tải...
Tâm lý này không mấy bị tác động đối với các hoạt động đi lại, làm việc, cuộc sống của người dân. Báo cáo Google Covid-19 Community Mobility Reports đã cho thấy hành vi tâm lý này của người dân.
Nghĩa là, đối mặt làn sóng lây nhiễm thứ 2, thậm chí có thể là thứ 3 khi chưa có vaccine hữu hiệu phòng ngừa, xu hướng tâm lý cũng sẽ bớt hoảng hốt và thích nghi với bối cảnh dịch bệnh hơn.
Do vậy, nhìn vào xu hướng này để hình thành các chính sách kích thích tiêu dùng, phục hồi sản xuất, thay vì phòng thủ và né tránh trách nhiệm của từng bộ phận của nền kinh tế.
Nhìn vào số liệu tăng trưởng kinh tế đóng góp từ các ngành trong nền kinh tế, cho thấy mức độ sụt giảm trong giá trị đóng góp của các ngành khác nhau (màu xanh là mức đóng góp lớn trong giá trị, màu đỏ mức đóng góp thấp hơn). Có nhiều ngành đã có mức tăng trưởng âm lớn.
Chẳng hạn, đóng góp trong tăng trưởng GDP quý II-2019 ngành công nghiệp 9,24%, nhưng đến quý II-2020 chỉ còn 0,22%. Từ mức đóng góp lớn về giá trị trong GDP quý II năm ngoái, năm nay chỉ còn đóng góp thấp về giá trị, cho thấy sự tổn thất lớn trong sự sụt giảm giá trị của ngành công nghiệp.
Hoặc ngành tài chính ngân hàng tăng trưởng ở mức 8,04% vào quý II-2019, có đóng góp giá trị trong GDP ở mức thấp (màu trắng). Đến quý II-2020 mức tăng trưởng giảm còn 0,27% và giá trị đóng góp trong GDP tụt xuống rất thấp (màu đỏ).
Ngành công nghiệp điện tử có mức tăng trưởng 10,76% và có mức đóng góp giá trị lớn (màu xanh) vào quý II-2019, đến quý II-2020 tăng trưởng âm 0,04% và đóng góp trong giá trị GDP đã giảm nhiều (chuyển sang màu đỏ).
Như vậy, tính cấp thiết phải kích thích kinh tế có tính tập trung vào các thành phần nếu xét theo đóng góp của các ngành kinh tế vào GDP. Cả yếu tố hành vi tâm lý đến tác động của các thành phần kinh tế đòi hỏi các chính sách của Chính phủ phải nhanh, kịp thời; phải dễ dãi trong hỗ trợ và phải đủ để kích thích nhằm duy trì và phục hồi nền kinh tế. Nếu chậm trễ sẽ đưa đến những hệ lụy lớn và gia tăng chi phí cho nền kinh tế sau này.
Hỗ trợ cung mới kích cầu Kích cầu tiêu dùng nội địa được xem là đòn bẩy để kích thích tăng trưởng nền kinh tế sau những tháng suy trầm do tác động từ dịch Covid-19. Trao đổi với ĐTTC, TS. VŨ ĐÌNH ÁNH, nhận xét so với giai đoạn 2009-2010, các biện pháp nhằm kích thích tăng trưởng nền kinh tế hiện nay đồng bộ và toàn diện...