Ảnh hưởng dịch Covid-19, trường đại học tuyển sinh như thế nào?
Vòng đầu tiên của kỳ tuyển sinh đại học ở Nhật Bản diễn ra ngày 25/2. Các trường công lập có cách xử lý khác nhau với thí sinh chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Theo Mainichi, ngày 13/2, website chính thức, ĐH Tokyo (Nhật Bản), tuyên bố sẽ không cho phép thí sinh nhiễm virus corona tham gia kỳ thi tuyển sinh. Trường cũng không có kế hoạch tổ chức kỳ thi bổ sung cho những người này. ĐH Osaka, ĐH Nagoya, ĐH Kyushu cũng áp dụng chính sách tương tự.
Thí sinh Nhật Bản tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia hồi tháng 1. Ảnh: Mainichi.
Trong khi đó, ĐH Hokkaido, Viện Công nghệ Nagoya, ĐH tỉnh Osaka và một số khoa thuộc ĐH Saga quyết định tuyển sinh đầu vào dựa trên kết quả kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia diễn ra hồi tháng 1 hoặc cho điểm theo bảng khảo sát thí sinh nộp cùng kết quả trên cùng một số phương án đặc biệt khác.
ĐH Kyoto và ĐH Tohoku đang xem xét cách tuyển sinh phù hợp trong tình hình dịch bệnh.
“Hiện tại, dịch bệnh chưa lan rộng. Chúng tôi cũng nhận phản hồi từ khoa Y để đưa ra đánh giá toàn diện”, đại diện ĐH Osaka giải thích.
Lãnh đạo ĐH Nagoya cho biết trường có thể thay đổi quyết định liên quan tuyển sinh đầu vào “dựa trên tình hình cụ thể trong tương lai”.
Video đang HOT
Khi kỳ thi tuyển sinh đại học bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, ngày 30/1, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản kiến nghị các trường đại học trong nước “cân nhắc phản ứng linh hoạt dựa trên tình hình thực tế mỗi trường với mục tiêu đảm bảo cơ hội trúng tuyển của thí sinh tương lai”.
Dù bộ đề cập việc tổ chức kỳ thi bổ sung và dùng kết quả từ kỳ thi tuyển sinh đại học toàn quốc như một phương án để cân nhắc, các trường có quyền tự đưa ra cách giải quyết riêng.
Theo Zing
Giáo dục Nhật Bản: Thứ hạng vẫn đứng xa so với kỳ vọng
Năm 2013, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đề ra mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, nhằm đưa ít nhất 10 trường đại học (ĐH) nước này nằm trong top 100 tổ chức giáo dục (GD) tốt nhất thế giới trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, Nhật Bản vẫn cần nỗ lực hơn nữa để đạt được kết quả như mong muốn.
Trường ĐH Tokyo, Nhật Bản
Chặng đường dài phía trước
Mặc dù, chính phủ Nhật Bản nỗ lực cải cách nền GD, bao gồm việc tạo ra quỹ 7,7 tỷ yên (982 triệu USD) cho các trường ĐH, tháng trước, kết quả từ Bảng xếp hạng ĐH quốc tế thế giới (THE) 2020 cho thấy, chỉ có 2 trường ĐH Nhật Bản lọt top 200 các trường có chất lượng tốt trên thế giới. Con số này thậm chí còn thấp hơn so với năm 2013, khi có tới 5 trường của Nhật Bản nằm trong top 200.
Theo bảng xếp hạng này, Trường ĐH Tokyo đứng ở vị trí thứ 36, ngang hàng với Trường ĐH King London. Trường ĐH Kyoto chỉ khiêm tốn ở hạng 65, sau Trường ĐH Quốc gia Seoul. Mặc dù có tổng cộng 604 cơ sở GDĐH, nhưng thứ hạng thấp của các trường tại Nhật Bản đang là một vấn đề nhức nhối suốt nhiều năm. Chia sẻ với SCMP, 5 chuyên gia GD Nhật Bản nhận định, nguyên nhân của tình trạng này là do sự thiếu sót trong việc kết hợp đổi mới tiếng Anh, tài trợ ĐH và quốc tế hóa.
Bảng xếp hạng của THE đánh giá các trường theo 5 yếu tố: Giảng dạy hoặc môi trường học tập; Nghiên cứu, cả về khối lượng, thu nhập và danh tiếng; Thành quả được công nhận; Triển vọng quốc tế, đối với cả nhân viên, SV, nghiên cứu; Thu nhập của ngành. Mỗi hạng mục sẽ được tính điểm riêng và sau đó được cộng lại với con số tối đa là 100.
Ông Yasushi Matsunaga, GS về chiến lược nghiên cứu tại Trường ĐH Waseda nhận định, tại Nhật Bản, phần lớn các nghiên cứu vẫn được xuất bản bằng tiếng Nhật và chỉ có một số học giả người nước ngoài có thể hiểu được. "Trong các lĩnh vực khoa học như kỹ thuật, nghiên cứu hầu hết được viết bằng tiếng Nhật. Điều này cũng xảy ra tương tự trong ngành khoa học xã hội, do nghiên cứu được đánh giá bằng tiếng Nhật", ông Matsunaga nói.
Nhà lãnh đạo THE, ông Phil Baty cho biết, nhiều ý kiến khuyến nghị rằng, bảng xếp hạng nên dựa trên nhiều tiêu chí khác, chẳng hạn như số cựu SV thành công, hoặc các khía cạnh xã hội dựa trên số lượng người nhận học bổng và trợ cấp. Tuy nhiên, ông Baty cho rằng, tiêu chí chung vẫn là yếu tố tốt nhất.
Lý giải nguyên nhân
Ông Jeff Kingston, Giám đốc nghiên cứu châu Á tại Trường ĐH Temple Nhật Bản cho biết, mặc dù các trường phải tăng số lượng nghiên cứu bằng tiếng Anh, nhưng các học giả hầu như không có động lực để thực hiện điều đó. Cũng theo ông Kingston, các công ty công nghệ Nhật Bản như
Softbank và Sony là những công ty hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển trên toàn quốc. "Các công ty này vẫn cạnh tranh và có động lực để làm như vậy, trong khi các trường ĐH là bộ máy được điều hành bởi các quản trị viên không chú trọng vào nghiên cứu học thuật", ông khẳng định.
Một vấn đề khác lý giải cho nền GD không có sự đột phá của Nhật Bản là thiếu công quỹ. Năm 2016, chính phủ Nhật Bản chỉ sử dụng 1,6% chi tiêu dành cho GDĐH - một trong những mức thấp nhất trong số các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), khi con số trung bình là 2,9%. "Chính phủ đầu tư rất ít vào GDĐH mà vẫn hy vọng các tổ chức này sẽ leo lên thứ hạng cao", ông Kingston bức xúc cho biết.
Trong khi đó, PGS Yuto Kitamura tại Trường ĐH Tokyo nhận định, các cơ sở GDĐH tại Singapore có điểm số triển vọng quốc tế rất cao vì nền GD của quốc gia này có sự đa dạng văn hóa hơn Nhật Bản. "Chắc chắn là các trường Singapore sẽ không chỉ có người học là công dân Singapore. Tuy nhiên, điều này không thể áp dụng cho ĐH Tokyo", PGS Kitamura chia sẻ
Theo báo cáo của "Tổ chức xúc tiến và hỗ trợ các trường tư thục Nhật Bản", trong năm 2018, có tới 40% trường CĐ, ĐH tư thục không thể đáp ứng chỉ tiêu tuyển sinh do chính phủ đề ra. Mặc dù số liệu từ Tổ chức Dịch vụ SV Nhật Bản cho thấy, số lượng SV quốc tế đã tăng 77,8% từ năm 2013 - 2018, nhưng hầu hết những người này đều đến để học tiếng Nhật. Trong số 298.980 SV nước ngoài đến Nhật Bản trong năm 2018, chưa đến 30% người ghi danh vào các trường ĐH địa phương.
Connie Look đến từ Mỹ - cựu SV của Trường ĐH Ngoại ngữ Tokyo cho biết, nền GD Nhật Bản cần có sự sáng tạo hơn. "Giáo viên chỉ dạy tiếng Anh dựa trên sách giáo khoa và SV học theo giống như người máy. Chúng ta cần phải nghĩ xa hơn sách giáo khoa và bài kiểm tra. Đó là những gì Nhật Bản đang thiếu", cô Look chia sẻ.
Phát biểu với truyền thông, ông Kingston cho rằng, hầu hết tổ chức GD Nhật Bản chưa sẵn sàng thực hiện những công việc cần thiết để tăng thứ hạng. "Họ cần tuyển nhiều SV và nhà nghiên cứu nước ngoài cũng như chú trọng hơn vào thành tích", ông khẳng định.
Một số học giả Nhật Bản nhận định, thay vì chạy theo các bảng xếp hạng quốc tế như THE, các trường ĐH Nhật Bản nên chú trọng vào việc tham gia các bảng xếp hạng khu vực và đặc thù của ngành. "Có rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu đang phải đối mặt với tình trạng tương tự ở các quốc gia không nói tiếng Anh. Tôi nghĩ chúng ta có thể tạo ra bảng xếp hạng của riêng mình", GS Matsunaga nhấn mạnh.
Vân Huyền
Theo SCMP/GDTĐ
Sốt hàng robot tâm sự với người cao tuổi cô đơn Chính quyền TP Saijo - Nhật Bản triển khai dịch vụ cho thuê robot tâm sự với người cao tuổi sống một mình và nhận được phản ứng tích cực ngoài mong đợi nhưng chi phí sở hữu chúng không hề rẻ. Bà Setsuko Saeki, 87 tuổi, đã sống với một con robot trong một năm qua trong ngôi nhà ở TP Saijo,...