Ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, học sinh Sài Gòn có thể được nghỉ
Trường hợp thời tiết diễn biến phức tạp, hiệu trưởng các trường báo cáo lãnh đạo Sở GD&ĐT TP.HCM và quận, huyện, cho phép học sinh nghỉ.
Thực hiện chỉ thị của UBND TP.HCM, chiều 18/11, Sở GD&ĐT TP.HCM có văn bản khẩn gửi các đơn vị trực thuộc, yêu cầu triển khai các phương án phòng tránh, ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên biển Đông.
Để tránh chủ quan, thiếu sót, bị động trong phòng, tránh, ứng phó với mọi tình huống và giảm thiểu tối đa các thiệt hại do áp thấp nhiệt đới trên biển Đông gây ra, sở yêu cầu các phòng giáo dục quận huyện và trường học theo dõi chặt chẽ thông tin về áp thấp nhiệt đới, xử lý kịp thời tình huống trước, trong và sau khi áp thấp nhiệt đới trên biển đi qua. Nguyên tắc là an toàn tuyệt đối về người, thiết bị, cơ sở vật chất trường học.
Học sinh TP.HCM có thể được nghỉ nếu thời tiết diễn biến phức tạp. Ảnh minh họa: Thanh Tùng.
Thủ trưởng các đơn vị được giao tổ chức lực lượng, phân công kiểm tra, bảo vệ cơ sở vật chất trường học; hiệu trưởng các trường phối hợp phụ huynh để quản lý học sinh chặt chẽ trong tình huống áp thấp nhiệt đới xảy ra trên địa bàn.
Video đang HOT
Khi diễn ra áp thấp nhiệt đới, trường học không tổ chức các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, tham quan, dã ngoại, tiết học ngoài trường cho đến khi cơ quan chức năng thông báo thời tiết đảm bảo an toàn.
Trường hợp thời tiết diễn biến phức tạp, không đảm bảo cho các hoạt động giáo dục, hiệu trưởng các trường chủ động báo cáo lãnh đạo sở giáo dục và các quận huyện, cho phép học sinh nghỉ học.
Áp thấp nhiệt đới được hình thành do bão Toraji suy yếu, đến 16h ngày 18/11, tâm áp thấp ngay trên vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Bà Rịa – Vũng Tàu.
Theo Zing
Harry Potter trở thành... giáo trình luật tại trường đại học Ấn Độ
Sinh viên tại một trường đại học luật tại Ấn Độ sẽ được học những kiến thức chuyên ngành thông qua những ví dụ trong bộ truyện nổi tiếng thế giới - Harry Potter.
Vào tháng 12 tới, một trường đại học luật hàng đầu Ấn Độ tại Kolkata sẽ bắt đầu cung cấp khóa học trong đó các sinh viên sẽ nghiên cứu pháp luật qua những tình tiết trong bộ truyện Harry Potter.
Khóa học có tên Sự tương tác giữa thế giới tiểu thuyết giả tưởng và luật, do giáo sư Shouvik Kumar Guha thiết kế.
Một số chủ đề trong khóa học bao gồm quyền của các tầng lớp xã hội tại Ấn Độ, sẽ được tìm hiểu qua câu chuyện các gia tinh trong bộ truyện nổi tiếng bị ép làm nô lệ.
Harry Potter trở thành... giáo trình luật tại trường đại học Ấn Độ
Một số tình tiết khác trong Harry Potter cũng sẽ được đem ra "mổ xẻ" như sự phân biệt đối xử với người sói; điều kiện bên trong các nhà tù Azkaban.
Các sinh viên cũng sẽ thảo luận về tội hành hung, gây án mạng, chiếm đoạt tài sản qua câu chuyện về "lời nguyền không thể tha thứ" hay việc nhân vật Sirius Black đã phải chịu án phạt nhiều năm tù oan uổng dù không làm chết người.
Các sinh viên đăng ký tham gia khóa học phải đạt điều kiện "đọc tất cả các tập truyện ít nhất 2 lần, nhiều hơn thì càng tốt".
Tuy tới tháng 12 mới bắt đầu, hiện khóa học đã nhận đủ 40 đơn đăng ký từ các sinh viên - sĩ số tối đa của lớp học. Rất nhiều sinh viên "chậm chân" đã tới gặp giáo sư Guha xin được tham gia.
Mục đích khóa học "lạ lùng" này nhằm khuyến khích các sinh viên thoát khỏi những cách tư duy đã thành lối mòn về các vấn đề xã hội tại Ấn Độ. Nạn phân biệt đối xử, ngược đãi... vẫn là những vấn đề nổi cộm tại nhiều khu vực ở Ấn Độ.
Vấn đề cộng đồng những người theo đạo Hindu - chiếm đa số tại Ấn Độ nên chung sống ra sao với các cộng đồng khác cũng sẽ được thảo luận thông qua việc người bình thường và phù thủy có thể cùng tồn tại ra sao trong bộ truyện phép thuật.
Hơn 500 triệu tập truyện Harry Potter đã được bán ra trên toàn thế giới. Bộ truyện cũng vô cùng nổi tiếng tại ấn Độ. Một số trường đại học tại Mỹ và Anh, trong đó có những học viện hàng đầu như Yale và Georgetown, cũng đã cung cấp các khóa học được truyền cảm hứng từ Cậu bé phù thủy. Tuy nhiên, chưa có đại học nào tại 2 quốc gia này áp dụng với khoa luật. Điều thú vị là đây là đại học luật thứ 2 tại Ấn Độ giới thiệu khóa học như vậy.
Theo Dân trí
Áp lực nghề giáo: Xếp ngang phi công, chữa cháy và y tế Tại hội thảo về "Áp lực lao động nghề nghiệp của giáo viên Việt Nam hiện nay", do Viện nghiên cứu Hợp tác phát triển giáo dục phối hợp tổ chức mới đây tại Hà Nội, PGS.TS Trần Kiều - Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam cho hay, một tổ chức ở Mỹ chọn 8 nghề áp lực...