Ảnh hiếm về một Iraq đã từng bình yên như thế
Nhắc tới Iraq, người ta nghĩ ngay tới một quốc gia thường xuyên chìm trong những cuộc xung đột của đạn dược và chiến tranh. Nhưng trước đó, vào những năm thế kỷ 20, Iraq từng là mảnh đất của bình yên.
Trái ngược hoàn toàn hình ảnh hỗn loạn trong cuộc nội chiến, hay sự hoành hành của Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS hiện tại, vào những năm đầu và giữa của thế kỷ 20, quốc gia vùng Trung Đông này từng là đất nước cổ kính và bình yên.
Iraq nằm ở phía tây nam của châu Á, giáp với Ả Rập Saudi, Kuwait về phía nam, Thổ Nhĩ Kỳ về phía bắc, Syria về phía tây bắc, Jordan về phía tây, và Iran về phía đông. Iraq có hai sông chính là Tigris và Euphrates, chảy về phía nam qua trung tâm của nước này và chảy vào Shatt al-Arab gần vịnh Ba Tư. Khu vực giữa hai sông Tigris và Euphrates thường được gọi là Lưỡng hà, nơi sản sinh ra chữ viết và các nền văn minh cổ nhất. Vùng đất này cũng khởi nguồn ra nhiều nền văn minh kể từ thiên niên kỷ thứ 6 TCN.
Kể từ những năm 1980, quốc gia này thường xuyên chìm trong các cuộc xung đột hay trừng phạt quốc tế. Cuộc chiến giữa Iraq và nước láng giềng Iran xảy ra vào thập niên 80, kết thúc năm 1988. Liên tiếp sau đó là cuộc tấn công Kuwait, Chiến tranh vùng Vịnh, sự xuất hiện của quân đội Mỹ ở đây kết thúc năm 2011, và tiếp đó là sự hoành hành của Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, biến nơi đây thành vùng đất không yên tiếng súng.
Ngược dòng thời gian quay lại những năm 1950-1959 của thế kỷ trước, Iraq từng là mảnh đất bình yên, trỗi dậy và phát triển với quá trình hiện đại hóa nhanh chóng.
Thành phố Baghdad hiện đại với những đại lộ được quy hoạch rộng thênh thang.
Một bể bơi công cộng trong lòng thành phố thu hút giới trẻ tới giải trí.
Các nữ sinh thời đó được khuyến khích tới trường, nơi họ được học tập, chơi các bộ môn thể thao như bóng chuyền.
Hình ảnh về những người đàn ông thuộc tầng lớp trung lưu thời đó.
Video đang HOT
Cảnh sát Iraq điều hành giao thông trên phố.
Nằm ở khu vực phía nam của Iraq, thành phố cảng Basra được ca ngợi như một “thành Venice của Trung Đông”.
Trong khu đầm lầy ở miền nam Iraq, dọc theo sông Tigris và Euphrates, những người dân Ả Rập vẫn sống theo lối sống cũ được duy trì từ nhiều thế kỷ trước.
Người Kurd ở miền bắc Iraq vẫn giữ được nét truyền thống văn hóa độc đáo của họ.
Và cuộc sống của người dân Iraq từng diễn ra thanh bình như thế…
Việt Hà
Theo PO
Lang thang dưới chân... tử thần!
Xa xa, ngọn khói trắng xám của Bromo cứ như dâng lên mãi, nhìn một lát bỗng thấy nỗi bất an dâng tràn. Biết đâu Bromo bỗng chuyển mình phun lửa thì mình sẽ chạy đi đâu, ngôi làng bình yên này rồi sẽ ra sao?
Đến Ceromo Lawang vào một buổi trưa mưa ủ ê, lạnh buốt để chờ sáng hôm sau leo núi lửa Bromo (thuộc Đông Java - Indonesia), lấy phòng ở một homestay, tôi suýt nhảy dựng khi đặt chân trần lên nền gạch lạnh như nước đá. Thế là leo ngay lên giường làm một giấc như chưa từng được ngủ.
Trở dậy sau một giấc ngủ sâu, mới hơn 4 giờ, mưa đã tạnh hẳn nhưng trời vẫn lạnh, tôi khoác áo ngoài, trùm khăn dạo phố.
Nói dạo phố cho sang chứ Ceromo Lawang không có gì ngoài những đồi hành, bắp cải nối tiếp nhau bao bọc lấy ngôi làng nhỏ xinh xắn, yên bình.
Ceromo Lawang thanh bình, yên ắng trong chiều bãng lãng
Không gian im ắng như thời gian đã ngừng lại. Trời không gió, những cuộn khói ngầu đục phun lên từ núi lửa Bromo như thẳng đứng rồi từ từ tan ra. Nhưng mặc cho tử thần nhả khói, mặc cho những tiếng ì ầm thi thoảng vọng tới, Ceromo Lawang vẫn mơ màng ngủ kỹ trong làn sương chiều bãng lãng.
Đất ở Ceromo Lawang là tro bụi núi lửa nên đen kịn và cực kỳ tơi xốp. Không chỉ rau màu mà cỏ dại ở đây cũng tươi non mơn mởn. Sau trận mưa, mọi thứ như được ướp lạnh, từ lá đến hoa đều phủ một lớp hơi nước mịn màng, trong vắt.
Đồi núi ở đây không có nơi nào để trống, tất cả đều phủ một màu xanh của rau cải. Giữa những chập chùng xanh ấy thi thoảng điểm xuyết vài bụi loa kèn nở hoa trắng muốt hay lấm tấm vàng e ấp của những khóm thì là tươi tốt.
Xanh huyền hoặc những đồi rau cải ở Ceromo Lawang
Vài đứa trẻ đi học về thấy tôi đua nhau "halo" (xin chào) rồi cười vang. Ở một góc phố, người đàn ông đứng bên đôi quang gánh nghi ngút khói, vài phụ nữ túm tụm cười nói râm ran. Tôi sà vào, hóa ra là bakso - giống như bò viên, ăn với cọng miến - vậy là làm ngay một tô.
Trời càng tối, cảnh vật càng liêu trai. Những dãy núi xanh như thoắt ẩn thoắt hiện rồi chìm dần trong làn sương trắng. Xa xa, ngọn khói trắng xám của Bromo cứ như dâng lên mãi, nhìn một lát bỗng thấy nỗi bất an dâng tràn.
Chẳng may trong phút chốc, Bromo bỗng chuyển mình phun lửa thì mình sẽ chạy đi đâu, ngôi làng bình yên này rồi sẽ ra sao?
Mấy anh chàng chạy xe ôm đang quấn mền tán gẫu ở góc đường cười nắc nẻ khi nghe tôi bày tỏ lo lắng. "Đừng lo, chỉ cần Bromo có biểu hiện lạ là chính phủ thông báo ngay. Bromo đang rất an toàn".
Vài ngôi nhà đã lên đèn, tỏa ánh sáng ấm áp, nỗi bất an theo đó tan biến...
Núi lửa Bromo ầm ừ nhả khói
Nhưng cuộc sống vẫn bình yên diễn ra dưới chân tử thần
Gánh bakso bình dị của người bán hàng rong
Là nơi tập kết khách du lịch đến để leo Bromo nhưng Ceromo Lawang không xô bồ như nhiều điểm du lịch khác. Mới 8 giờ tối, nhà nhà đóng cửa, cái lạnh dịu dàng ru ai nấy vào giấc ngủ sâu.
Sáng hôm sau, tôi dậy từ lúc 4 giờ để leo Bromo ngắm bình minh. Trong khi ở Bromo người đông nườm nợp thì trở về Ceromo Lawang, mọi thứ vẫn như hôm qua.
Giữa cái nắng trưa trời vẫn se lạnh, thi thoảng vài đợt mây bay qua mát lạnh. Ngồi chờ xe buýt rời Ceromo Lawang, ngắm những thửa hành, bắp cải xa tít tắp tôi cứ tiếc lịch trình quá kín không đủ để ở lại ngôi làng nhỏ bé này thêm 1 ngày nữa. Đành hẹn Ceromo Lawang ngày trở lại...
Hà Giang
Theo_Người lao động
Hâm mộ cặp uyên ương U90 trúng "tiếng sét bình yên" ngay lần đầu gặp Hỏi thật nhé, với các bạn tìm hoài vẫn chưa thấy mảnh tình vắt vai, hẹn hò có phải còn khó hơn lên trời? Thật ra cũng không hẳn là vậy, chỉ là thời điểm chưa đúng, đối tượng chưa xuất hiện thôi. Chuyện tình của cặp đôi đã muốn "gần đất xa trời" sau đây sẽ là minh chứng tốt nhất cho...