Anh: Giáo viên phải làm việc hơn 60 tiếng mỗi tuần có quá nhiều?
Thông tin từ một kết quả một nghiên cứu về giờ làm việc của giáo viên Anh quốc cho thấy, có 1/4 giáo viên ở nước này phải làm việc hơn 60 giờ một tuần, vượt xa các đồng nghiệp của họ ở nhiều nước khác trên thế giới.
Tờ The Guardian vừa công bố kết quả nghiên cứu của Học viện Giáo dục UCL (Anh quốc). Theo đó, trong 5 năm thực hiện các giải pháp để giảm bớt khối lượng công việc đối với các giáo viên theo lộ trình của chính phủ, kết quả là số giờ làm việc quá cao của các giáo viên trong suốt 2 thập kỷ qua vẫn không hề được cắt giảm.
Nghiên cứu cũng cho thấy, giáo viên ở Anh làm việc trung bình khoảng 47 giờ/tuần trong suốt năm học, chủ yếu dành cho việc chấm điểm, lên kế hoạch bài giảng và giảng dạy, thời gian làm việc tăng lên 50 giờ trong những kỳ thi mùa hè.
Thời giờ làm việc này nhiều hơn khoảng 8 tiếng so với giáo viên khác ở các nước OECD. Trong khi mỗi giáo viên trung học ở Anh phải làm việc 49 giờ/tuần trong năm 2018 thì giáo viên ở Phần Lan chỉ phải làm khoảng 34 giờ/tuần.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, 2/5 giáo viên ở Anh thường xuyên phải làm việc vào buổi tối và 1/10 người phải làm thêm vào cuối tuần. Thời gian làm việc của một giáo viên trung học trung bình là 20,1 giờ/tuần cho công tác quản trị, lên kế hoạch cho các bài học, chấm điểm và 20,5 giờ/tuần cho việc giảng dạy trên lớp.
Số giờ làm việc thực tế của giáo viên tại Anh ở mức cao trong suốt 25 năm qua (ảnh: Telegraph)
Video đang HOT
Số liệu thu thập được từ việc thực hiện khảo sát đối với hơn 40.000 giáo viên cấp tiểu học và trung học ở Anh, trong thời gian 25 năm qua từ năm 1992-2017. Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, đây là nghiên cứu đầu tiên về thời gian làm việc của giáo viên trong khoảng thời gian dài như vậy.
Mặc dù Thư ký giáo dục ở các nhiệm kỳ liên tiếp đều đưa ra các cam kết với giáo viên về thời gian làm việc, tỏ rõ quyết tâm giảm thời gian làm việc bằng cách giảm bớt các gánh nặng về những công việc không cần thiết, cũng như thực hiện các biện pháp giám sát chặt chẽ về thời giờ làm việc của giáo viên. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu không cho thấy điều này.
Kết quả nghiên cứu này cũng được dùng để đánh giá các tác động về mặt chính sách đối với thực tế giờ làm việc của các giáo viên. Từ đó, chính phủ cần có biện pháp mạnh mẽ hơn để cho thấy họ thực sự nghiêm túc trong vấn đề giảm giờ làm cho giáo viên ở Anh sao cho cân bằng với các nước khác.
Liên đoàn giáo dục cũng cáo buộc các bộ trưởng đã không nỗ lực để giữ chân các giáo viên trong ngành. Khối lượng công việc của giáo viên quá nhiều là một vấn đề dai dẳng trong khi chính phủ thì luôn đặt kỳ vọng cao hơn đối với các trường học.
Có thể những yêu cầu về trình độ, thi cử, áp lực về hiệu suất với kết quả giảng dạy, việc cắt giảm ngân sách… là nguyên nhân của thực trạng này.
Còn Liên đoàn giáo dục quốc gia, tổ chức đại diện cho 450 nghìn giáo viên Anh quốc, cho biết, khối lượng công việc quá nhiều là nguyên nhân chính khiến 1/3 giáo viên bỏ nghề trong 5 năm qua. “Không có viễn cảnh nào cho thấy thực tế này sẽ thay đổi. Trong một cuộc thăm dò ý kiến các thành viên gần đây cho thấy, 40% cho biết họ sẽ không làm trong ngành giáo dục vào năm 2024″, Tổng thư ký Liên đoàn bày tỏ.
Trong khi đó, Phát ngôn viên của Bộ Giáo dục Anh thì cho rằng phía Chính phủ đã rất nỗ lực để thay đổi tình trạng này bằng cách giảm bớt các phần việc liên quan, khoảng 94% lãnh đạo các trường học cho biết họ đã cố gắng cắt giảm việc ở phần chấm điểm và hơn 3/4 cho biết đã cố gắng giảm phần việc lên kế hoạch của các giáo viên nước này.
Khánh Vân
Theo toquoc
Bạn đọc viết: "Mẹ ơi, lớp con đông, vui nhưng ồn lắm!"
Hôm vừa rồi, cậu con trai thứ hai của tôi vừa đi học về đã rối rít gọi mẹ để khoe chuyện lớp mình. Con bảo "Lớp con vừa có một bạn mới chuyển đến. Vậy là chẵn con số năm chục. Giờ lớp con rất đông, vui nhưng ồn lắm mẹ ạ!".
Ảnh minh họa
Con trai tôi năm nay học lớp 7. Từ đầu năm cháu đã phàn nàn về chuyện sĩ số lớp mình đông rồi. Bữa nào cô chủ nhiệm cũng phải lớn tiếng mới ổn định được nề nếp lớp. Khổ nhất là từ bữa học chính thức. Nhiều giờ học, lớp con rất ồn ào. Thế là ảnh hưởng đến việc nghe giảng của các con. Giờ con chỉ ước sĩ số lớp mình được ít hơn. Chứ tình trạng này, sức học của các con sẽ dần đi xuống mất.
Nghe con kể, tôi bắt đầu lo lắng cho các con. Rồi đây các con sẽ học hành ra sao trong tình trạng như vậy. Cả một bầy loi nhoi đang tuổi dở dở, ương ương. Gặp thầy cô khó còn nghiêm túc học chứ giáo viên dễ chắc gì học được. Tự nhiên tôi đâm ra lo sợ cho những ngày học hành sắp tới của con.
Bây giờ các trường đều thực hiện theo chính sách tinh giản biên chế, dồn lớp. Vì vậy mà sĩ số lớp nào cũng đông cả (chỉ trừ trường tư). Bình quân mỗi lớp gần năm chục học sinh.
Với số lượng như thế, đương nhiên là giáo viên cực kì vất vả rồi. Từ quản lí các em cho đến việc chấm bài, sửa bài... Mà lớp đông, chắc chắn việc quan tâm đến các em sẽ bị hạn chế. Chưa kể, lớp đông thường ồn ào ảnh hưởng đến chất lượng bài dạy. Cuối cùng sự thiệt thòi khổ nhất vẫn là những em học sinh.
Bản thân là một giáo viên nên tôi hiểu dạy ở lớp đông cực khổ vô cùng. Chỉ nhìn các em thôi cũng đủ ngộp rồi. Các em học sinh khối Trung học cơ sở đang ở tuổi dậy thì. Nhiều em lớn hơn độ tuổi rất nhiều. Mỗi khi vào lớp, giáo viên thường rất mất thời gian để ổn định nền nếp. Lớp đông, các em lại hay thưa gửi. Chỉ cần xử lí những việc không tên ấy cũng đủ cho giáo viên mệt đứt hơi rồi.
Lớp đông, thương nhất vẫn là những học sinh yếu kém. Thầy cô đâu có thời gian để kèm cặp thêm cho các em. Chưa kể, sĩ số đông, các hoạt động dạy học tích cực thường bị cắt bỏ. Chẳng hạn hoạt động nhóm giúp học sinh tự tìm hiểu kiến thức và rèn luyện khả năng tập thể rất tốt nhưng lại bị giáo viên bỏ qua. Lý do thì ai cũng biết lớp đông hoạt động nhóm thường rất ồn. Nếu thầy cô quản lí không tốt lớp học sẽ bị rối ngay. Thành thử để an toàn, không ít thầy cô đã bỏ qua nhiều hoạt động dạy học tích cực khác. Điều này rất thiệt thòi cho các em.
Tôi đã từng giật mình khi nghe một cô giáo trẻ tâm sự như thế này: Sĩ số đông, em chẳng dám vận dụng các hoạt động dạy học tích cực đâu. Sợ nhất là không quản nổi các em. Em đã từng khóc vì hò hét mãi mà trò không giữ trật tự. Thôi thì để an toàn em cứ cho các em ghi nhiều.
Như vậy, sĩ số đông, khổ cả cô lẫn trò. Với tình trạng sĩ số đông như hiện nay, chắc chắn việc học tập sẽ khó đạt được hiệu quả cao. Cuối cùng sự thiệt thòi đương nhiên sẽ thuộc về những em học sinh yêu thương của chúng ta.
Loát Trần
(Tây Ninh)
Theo Dân trí
Phú Yên: Lựa chọn môn thể thao thế mạnh địa phương vào chương trình GD Sở GD&ĐT Phú Yên hướng dẫn thực hiện môn Thể dục và hoạt động phong trào thể dục thể thao năm học 2019-2020. Ảnh minh họa/internet Theo đó, Sở GD&ĐT yêu cầu giáo án phải thể hiện rõ các thông tin: Tên bài, tiết chương trình, ngày soạn, mục tiêu, phương pháp, địa điểm phương tiện, tiến trình giảng dạy... và các bước...