Ảnh: Giấc ngủ tạm của trẻ nhỏ miền biển Thừa Thiên – Huế tại nơi trú bão
Những ông bố, bà mẹ ngồi canh giấc ngủ cho con tại nơi trú bão nhưng vẫn lo lắng cho ngôi nhà đơn sơ của họ liệu có an toàn sau khi siêu bão Noru đi qua.
Nhiều năm qua, trường THCS Thuận An (phường Thuận An, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) là địa chỉ quen thuộc để người dân vùng biển tìm đến trú ẩn mỗi khi bão chuẩn bị đổ bộ vào đất liền.Nhiều năm qua, trường THCS Thuận An (phường Thuận An, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) là địa chỉ quen thuộc để người dân vùng biển tìm đến trú ẩn mỗi khi bão chuẩn bị đổ bộ vào đất liền.
Năm nay, lo ngại sức mạnh của siêu bão Noru, hàng chục người dân cũng bỏ lại nhà cửa, dắt díu nhau tới trường THCS Thuận An trú bão.
Những người sơ tán đến đây chủ yếu là trẻ em, người già và phụ nữ.
Các em nhỏ ngủ ngon lành trên chiếc chiếu trải tạm dưới nền phòng học.
Những chiếc bàn thường ngày để phục vụ công tác giảng dạy thì nay trở thành giường giúp những đứa trẻ có những giấc ngủ ngon trong đêm siêu bão Noru dự kiến đổ bộ.
Video đang HOT
Những người bố, người mẹ ngồi canh giấc ngủ cho con nhưng ánh mắt vẫn nhìn xa xăm lo lắng cho ngôi nhà đơn sơ của họ liệu có an toàn sau khi bão đi qua.
Chị Kiều Diễm (trú phường Thuận An, TP Huế) cho biết, sau khi chằng chéo xong nhà cửa thì chị đưa 2 con nhỏ đến trường THCS Thuận An để trú bão. Đến gần 22h, chị mới được ăn cơm vì bận lo cho các con và chờ chồng mang đồ ăn tới. Bữa cơm ở nơi tránh bão của người phụ nữ miền biển chỉ là bát cơm trắng bên nồi cá kho nghệ.
Chị Đăng Linh (trú phường Thuận An, TP Huế) ôm con trai mới 8 tháng tuổi, nở nụ cười và gửi lời cảm ơn chính quyền và trường Thuận An cho hai mẹ con chị có nơi trú bão an toàn. Chị kể, bản thân chị đưa con đi trú bão, còn chồng vẫn phải ở nhà để bảo vệ tài sản và nhà cửa.
Một số đứa trẻ chưa ngủ thì tụ tập lại để cùng nhau vui đùa, nói chuyện.
Ghi nhận của PV VTC News, hiện tại khu vực ven biển Thừa Thiên – Huế có mưa to và gió giật mạnh, nước biển dâng cao và hầu hết các hộ dân đều cửa đóng then cài, hạn chế ra khỏi nhà để đảm bảo an toàn.
Siêu bão Noru áp sát đất liền: Nước biển dâng cao, dân Huế không dám ra khỏi nhà
Lo sợ sức mạnh của siêu báo Noru, hầu hết người dân ở phường Thuận An (TP Huế) sau khi chằng chống nhà cửa xong đều hạn chế ra ngoài để đảm bảo an toàn.
Đêm 27/9, ghi nhận của PV VTC News, tại phường Thuận An (một phường ven biển của TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đang có mưa rất to kèm theo gió giật mạnh cấp 5 - 6.
Mặc dù 21h cùng ngày Thừa Thiên - Huế mới thực hiện lệnh cấm đường nhưng từ sớm người dân ở phường Thuận An đã hạn chế ra ngoài, đường phố hầu như không có ai qua lại.
Hầu hết các gia đình ở phường Thuận An sau khi chằng chống nhà cửa để bảo vệ tài sản bên trong đều di tản đến nơi an toàn hoặc ở trong nhà nhằm đảm bảo an toàn khi bão đổ bộ.
Chỉ còn lác đác một số nhà mở cửa nhưng đều chuẩn bị sẵn các biện pháp an toàn.
Các cửa hàng ở bãi biển Thuận An đều "cửa đóng then cài" và hầu hết mọi người đều di tản, chỉ còn một số cửa hàng được xây dựng kiên cố cắt cử người lại để trông coi tài sản.
Bãi biển Thuận An hiện có gió giật rất mạnh. Nước biển hiện cũng dâng lên rất cao so với mức bình thường và khả năng tràn vào khu vực hàng quán của người dân ven biển.
Ông Ngọc là một trong số ít nguời còn ở lại bãi biển Thuận An (nơi được đánh giá là nguy hiểm khi não Noru đổ bộ) chia sẻ, mặc dù biết bão mạnh nhưng vẫn phải ở lại để bảo vệ tài sản. Cùng với đó, nhà hàng cũng được xây dựng kiên cố nên có khả năng chịu đựng được sức công phá của bão.
Những đồ đạc, tài sản tại các hàng quán ven biển Thuận An đều được đưa lên các vị trí an toàn, nhằm giảm thiểu thiệt hại sau bão.
Tuyến phố trung tâm phường Thuận An chỉ còn lác đác nhà sáng điện, ngoài đường vắng người qua lại.
Trong đêm 27/9, ông Võ Lê Nhật - Chủ tịch UBND TP Huế (mặc áo mưa, đứng trước) đến kiểm tra công tác phòng, chống bão tại phường Thuận An và đến trường THCS Thuận An, nơi có hàng chục người dân (chủ yếu là người già, trẻ em và người khuyết tật) đang trú bão để thăm hỏi, động viên bà con.
Lúc 19h ngày 27/9, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão số 4 mạnh cấp 13-14 (134-166km/giờ), giật cấp 16, cách đất liền khu Đà Nẵng - Quảng Ngãi khoảng 180km về phía Đông.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ và suy yếu dần.
Đến 7h ngày 28/9, vị trí tâm bão trên đất liền Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (89-117km/giờ), giật cấp 13. Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, di chuyển sang Lào và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 19h ngày 28/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới trên khu vực Nam Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (39-61km/giờ), giật cấp 8.
Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi sâu vào đất liền, suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ).
Ảnh: Siêu bão Noru chưa đổ bộ, hơn trăm nhà tan nát sau lốc xoáy Dù chưa đổ bộ vào đất liền nhưng ảnh hưởng của siêu bão Noru đã làm sập, tốc mái hơn 30 ngôi nhà ở thị trấn Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị) cùng 3 người bị thương. Chiều 27/9, dù chưa đổ bộ vào đất liền nhưng bão số 4 (bão Noru) đã gây mưa to kèm gió giật mạnh khiến nhiều nơi...