Anh em mồ côi với nỗi lo tiền nhập học
Cha mẹ vừa mất trong một vụ tai nạn oan nghiệt, hai anh em Nguyễn Như Quân (18 tuổi, tân SV Trường ĐH Mở TPHCM) và Nguyễn Như Vương (16 tuổi, vừa đậu điểm cao vào Trường THPT chuyên Lê Qúy Đôn, TP Quy Nhơn) đang canh cánh với nỗi lo chi phí nhập học…
Tai họa ập xuống
Hai anh em Quân và Vương ngụ ở tổ 11, khu vực 2, phường Nhơn Bình (TP Quy Nhơn). Ngôi nhà khá ngăn nắp là tài sản vô giá cuối cùng mà cha mẹ là ông Nguyễn Tấn Ngọ (59 tuổi) và bà Phạm Thị Thu Tâm (48 tuổi) để lại cho hai con sau vụ tai nạn giao thông oan nghiệt hồi đầu tháng bảy vừa qua.
Ngôi nhà thật vắng lặng, giữa gian chính ngôi nhà là bàn thờ cha và mẹ hai em. Thắp nén nhang lên bàn thờ cha mẹ, hai anh em Quân chỉ biết ngậm ngùi chua xót cho số phận mình, thương cha mẹ đã ra đi quá sớm.
Hai anh em Quân và Vương bên di ảnh bố mẹ đã mất do tai nạn giao thông.
Theo lời kể của người thân, tối ngày 7/7, hai vợ chồng ông Ngọ bà Tâm chở nhau đi xe máy đi làm từ nhà ra. Tuy nhiên, cả 2 vợ chồng vừa lên xe đi được một đoạn khoảng vài trăm mét thì gặp tại nạn do xe máy phía sau tông vào trong khi đang sang đường. Vụ tai nạn khiến ông Ngọ tử vong tại chỗ, còn bà Tâm bị thương nặng được mọi người đưa đi bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định cấp cứu. Do chấn thương qua nặng, bà Tâm đã mất sau 9 ngày cấp cứu.
Video đang HOT
Anh em Quân cùng bà ngoại ngậm ngùi kể lại sự việc.
Bà Nguyễn Thị Ký (71 tuổi) – bà ngoại 2 em ngậm ngùi tâm sự: “Thật tội hai đứa cháu, cha mẹ mất chẳng còn ai để lo cho ăn học. Bây giờ tôi già cả chẳng thể lo cho các cháu. Tôi chỉ mong được nhà nước, địa phương tạo điều kiện giúp đỡ để các cháu tiếp tục được đi học”.
Đường đến trường gập ghềnh
Khi cha mẹ còn sống, thương bố mẹ vất vả kiếm tiền cho ăn học nên hai anh em Quân và Vương luôn cố gắng học tập. Trong những năm học vừa qua, cả hai anh em đều là học sinh khá giỏi. Riêng Vương năm lớp 9 em còn đạt giải khuyến khích môn Hóa học cấp thành phố.
Đặc biệt, trong kỳ thi tuyển sinh đại học đợt 1 vừa qua, người anh Nguyễn Như Quân đã thi đỗ vào Trường ĐH Mở TPHCM với số điểm cao. Còn trong đợt thi thứ 2, ba mất, mẹ lúc đó đang nguy kịch nên Quân đã bỏ thi.
Còn người em trai Nguyễn Như Vương cũng vừa đỗ vào trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (TP Quy Nhơn) với số điểm cao 25 điểm.
Bây giờ, trước mắt hai em là chặng đường dài thật gian nan khi không còn cha mẹ. Đặc biệt, trước thềm năm học mới với nhiều khoản tiền đóng góp, nhập học mà hai anh em chưa biết xoay xở thế nào.
Trong khi đó, phía đàng nội ở quê, ông bà nội mất từ lâu, chú bác rất khó khăn. Còn phía ngoại, ông bà ngoại đã ngoài 70 tuổi, các dì em mẹ cũng khó khăn nên có lo cũng chỉ được phần nào.
Hai anh em Quân luôn nỗ lực học tập.
Chị Phạm Thị Thu Hà – người em kế bà Tâm nói trong ngậm ngùi: “Nhà có 4 chị em, chị ấy là đầu, tôi là dì các cháu, vì gia đình cũng khó khăn lại còn phải nuôi con nhỏ nên mấy chị em tôi có giúp cũng chỉ lo được bữa ăn chứ nuôi các cháu ăn học là không thể. Tôi chỉ mong chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm giúp đỡ các cháu trong lúc hoạn nạn”.
Bà Trần Thị Bích Hợp, Phó chủ tịch Hội khuyến học UBND phường Nhơn Bình cho biết: “Do bố mẹ bị tai nạn mất nên hoàn cảnh của 2 em thật sự là khó khăn. Hiện chúng tôi đang xem xét đề xuất lên Hội khuyến học TP Quy Nhơn hỗ trợ các em”.
Trước mắt hai anh em Quân và Vương là năm học mới đã đến nhưng các em chỉ biết nhờ cả vào người thân, bà con hàng xóm nên nguy cơ phải nghỉ học của Quân và Vương là rất lớn.
Doãn Công
Theo dân trí
Cậu học trò dân tộc Cơtu đậu 2 trường ĐH
Ating Toàn, cậu học trò mồ côi người dân tộc Cơtu, đậu vào Trường ĐH Quảng Nam (17 điểm) và Trường ĐH Ngoại ngữ Huế (22 điểm) khiến dân làng Gừng (thị trấn P'rao, huyện Đông Giang - Quảng Nam) hết sức tự hào.
Rất vất vả chúng tôi mới tìm được đến nhà Ating Toàn nhưng em không có nhà. Già làng bảo: "Chú ấy đi lên rẫy trẩy lúa rồi, tuần sau mới về".
Mất hơn 2 giờ đi bộ, chúng tôi đến nơi Toàn trẩy lúa. Gương mặt thấm đẫm mồ hôi, Toàn lạc giữa rẫy lúa chín vàng rực.
Ating Toàn trẩy lúa trên rẫy. Ảnh: Tr.Thường
Cha mẹ mất từ khi Toàn còn nhỏ. Những tưởng con đường học vấn đã ngừng lại nhưng với quyết tâm tìm con chữ, Toàn đã vượt qua và đạt thành tích 12 năm liền là học sinh giỏi.
Ông Ating Vẻ, già làng Gừng, nói: "Ating Toàn là niềm tự hào của làng. Lớp trẻ ngày nay nhiều đứa ham chơi lắm, mấy ai được như Ating Toàn. Lâu nay cả làng ai cũng khâm phục nghị lực vượt khó của Ating Toàn. Nghèo khổ là thế mà quyết tâm học giỏi. Rất xứng đáng làm tấm gương cho cả làng".
Đặc biệt, trong hai năm lớp 9 và lớp 10, Toàn đạt liền giải nhất và nhì Kỳ thi học sinh giỏi môn tiếng Anh toàn quốc tại Hội thi văn hóa thể thao các trường phổ thông dân tộc nội trú.
Năm lớp 12, Toàn vinh dự khi được thầy hiệu trưởng giao nhiệm vụ dùng tiếng Anh để giới thiệu về trường cho đoàn khách đến từ Trường phổ thông Hale (Úc).
Toàn kể 12 năm học là những tháng ngày hết sức khó khăn, nhất là những năm xa nhà về TP Hội An để học. Hằng ngày sau buổi học đến lớp, Toàn phải đi làm đủ mọi nghề để kiếm tiền ăn học.
Nói về dự định của mình, Toàn cho biết sẽ theo học ngành sư phạm tiếng Anh ở Trường ĐH Ngoại ngữ Huế. "Em biết phía trước là chặng đường hết sức khó khăn nhưng sẽ quyết tâm vượt qua. Khi đến Huế, em sẽ tiếp tục vừa học vừa làm" - Toàn tâm sự.
Cô giáo Đỗ Thị Phương Thu, giáo viên chủ nhiệm của Toàn ở Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Quảng Nam, cũng tỏ ra hết sức tự hào với cậu học trò của mình.
"Toàn là một học sinh ngoan, học giỏi và biết quan tâm giúp đỡ bạn bè. Mặc dù mồ côi, gia đình khó khăn nhưng em đã không ngừng nỗ lực học tập và rèn luyện hạnh kiểm để luôn đạt thành tích là học sinh giỏi, được thầy cô tin yêu, bạn bè quý mến. Kết quả thi ĐH vừa rồi của Toàn đã mang lại niềm vui cho nhà trường và tất cả thầy cô" - cô Thu nói.
Theo người lao động
Chàng tân sinh viên: Đứt gãy giấc mơ ĐH Đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia, Nguyễn Quốc Việt, quê làng Ngọc Trì, xã Đại Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) được tuyển thẳng vào trường Đại học Dược Hà Nội. Thế nhưng em đang đứng trước nguy cơ không thể nhập học vì bố bị bệnh hiểm nghèo, gia đình lại rất khó khăn. Bố nhập viện, con...