Anh cung cấp hệ thống phòng không trị giá gần 5 tỷ USD cho Ba Lan
Công ty quốc phòng MBDA của Anh đã ký hợp đồng cung cấp cho Ba Lan hệ thống phòng không mặt đất nâng cao có khả năng phóng tên lửa siêu thanh với tầm bắn hơn 40km trị giá 4,9 tỷ USD.
Hệ thống phòng không CAMM-ER của Anh. (Nguồn: Military Leak)
Ngày 7/11, Anh và Ba Lan đã ký một thỏa thuận trị giá hơn 4 tỷ bảng Anh (4,9 tỷ USD) cung cấp hệ thống phòng không thế hệ mới, như một phần trong giai đoạn tiếp theo của chương trình phòng không tương lai Narew của Ba Lan.
Đây là thỏa thuận thương mại lớn nhất giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ hợp tác về an ninh và quốc phòng ngày càng chặt chẽ hơn giữa hai thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) này.
Theo Bộ Quốc phòng Anh, công ty quốc phòng MBDA của nước này đã ký hợp đồng phụ với công ty quốc phòng PGZ của Ba Lan tham gia chương trình cung cấp cho Ba Lan hệ thống phòng không mặt đất nâng cao có khả năng phóng tên lửa siêu thanh có tầm bắn hơn 40km nhằm vô hiệu hóa các mối đe dọa trên không, như tên lửa hành trình và máy bay chiến đấu.
Video đang HOT
Hệ thống này gồm hơn 1.000 tên lửa module phòng không thông thường – với tầm bắn mở rộng (CAMM-ER) và 100 bệ phóng iLauncher.
Các tên lửa này sẽ được Anh và Italy cùng phát triển. Hệ thống phòng không cũng sẽ sử dụng Hệ thống Chỉ huy Chiến đấu Tích hợp của Mỹ và các radar của Ba Lan.
Thỏa thuận này là hợp đồng xuất khẩu lớn nhất từ trước đến nay của MBDA và tiếp nối hợp đồng trị giá 1,9 tỷ bảng Anh mua tên lửa tầm ngắn được thỏa thuận vào tháng 4 năm nay như một phần của chương trình Narew.
Đây cũng là kết quả của nhiều năm hợp tác chặt chẽ Anh-Ba Lan, góp phần tăng cường khả năng quân sự của Ba Lan, đồng thời thực hiện ưu tiên của Thủ tướng Anh là phát triển nền kinh tế và tiếp tục thể hiện nước này là đối tác quốc phòng hàng đầu toàn cầu.
Đầu năm nay, Anh và Ba Lan đã công bố giai đoạn đầu tiên của chương trình cung cấp tên lửa CAMM cho Ba Lan theo hợp đồng trị giá 1,9 tỷ bảng Anh.
Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine xảy ra, chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc sắp mãn nhiệm của Ba Lan đã tăng cường mua sắm khí tài quân sự, gồm cả từ Mỹ và Hàn Quốc.
G7 thảo luận về việc thiết lập lá chắn phòng không cho Ukraine
Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức, các quốc gia G7 (Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Italy và Nhật Bản) có ý định hợp tác để tạo ra một lá chắn phòng không cho Ukraine.
Ukraine đang có nhu cầu cao về phòng không trong xung đột với Nga. Ảnh: WSJ
Theo báo Pravda châu Âu (Ukraine), cuộc xung đột ở Ukraine vẫn sẽ vẫn đứng đầu trong chương trình nghị sự của các ngoại trưởng G7 tại cuộc họp của họ ở Tokyo (Nhật Bản) từ ngày 7 - 8/11.
Nguồn tin trên dẫn lời Bộ Ngoại giao Đức Annalena Baerbock nêu rõ: "Ukraine vẫn đứng đầu trong chương trình nghị sự của G7. Có rất nhiều mối đe dọa đối với chúng tôi ở châu Âu, cũng như đối với toàn bộ G7: Nếu chúng tôi giảm sự hỗ trợ cho Ukraine, Nga sẽ khai thác điều này và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với Ukraine cũng như châu Âu, trong khi các đối thủ cạnh tranh ở những khu vực khác trên thế giới cũng sẽ rút ra kết luận sai lầm".
Bà Baerbock lưu ý thêm: "Đó là lý do tại sao điều quan trọng là chúng tôi, với tư cách là G7, phải kiên quyết cam kết hỗ trợ Ukraine toàn diện. Đó cũng là nguyên nhân, chẳng hạn, chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác để xây dựng lá chắn phòng không cho Ukraine".
Hội nghị cấp ngoại trưởng nhóm G7 lần này nhằm thống nhất lập trường chung về cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Trung Đông, bất chấp những khác biệt rõ ràng giữa họ. Nhật Bản cũng muốn nhấn mạnh rằng sự hỗ trợ của G7 dành cho Ukraine sẽ không bị tổn hại ngay cả khi phần lớn sự chú ý của thế giới chuyển sang cuộc xung đột Israel - Hamas. Nhà ngoại giao hàng đầu của Ukraine Dmitry Kuleba sẽ tham gia thảo luận tại hội nghị.
Trước đó, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nhấn mạnh chi phí mua một tên lửa phòng không rẻ hơn vài lần so với việc sửa chữa thiệt hại do cơ sở hạ tầng năng lượng bị trúng đạn nên việc đầu tư ngay vào phòng không sẽ hợp lý hơn.
Phòng không được cho là một trong những chủ đề chính của cuộc họp theo khuôn khổ Ramstein vào tháng 10, và kể từ đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã nêu vấn đề tăng cường phòng không trong các cuộc thảo luận với nhiều nhà lãnh đạo ở các những nước đối tác.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết thiết bị phòng không sẽ là một phần quan trọng trong gói viện trợ mùa Đông cho Ukraine. Lô viện trợ quân sự mới nhất của Đức cho Ukraine bao gồm một hệ thống phòng không khác là IRIS-T.
Sức mạnh hệ thống Tia Sắt của Israel so với Vòm Sắt Nếu như Vòm Sắt tốn kém 50.000 USD cho mỗi quả tên lửa đánh chặn, thì Tia Sắt có thể vận hành liên tục, với chi phí có lẽ chỉ 1 USD cho mỗi lần bắn. Hình ảnh hệ thống phòng không Vòm Sắt hoạt động ở miền nam Israel vào ngày 8/10/2023 (bên trái) và hệ thống Tia Sắt - Rafael Iron...