Anh có thể xem xét đưa nhóm HTS ở Syria ra khỏi danh sách khủng bố
Ngày 9/12, Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh, ông Pat McFadden cho biết nước này có thể cân nhắc xóa bỏ lệnh cấm đối với lực lượng Hayat al-Tahrir al-Sham ( HTS) ở Syria.
Ông Pat McFadden. Ảnh: Tài khoản X cá nhân
Ông Pat McFadden nói rõ: “Chúng tôi sẽ cân nhắc điều đó. Và tôi nghĩ điều đó sẽ phụ thuộc một phần vào những gì xảy ra tiếp theo”. Nội dung trên được ông đưa ra khi được phóng viên của Sky News hỏi liệu chính phủ Anh có phải xem xét lại lệnh cấm HTS hay không.
Ông McFadden cũng nói thêm rằng đây sẽ là một quyết định tương đối nhanh chóng xét các diễn biến nhanh của tình hình thực tế.
Video đang HOT
Ông tiết lộ thêm là không có quyết định nào về HTS được đưa ra vào cuối tuần qua, sau khi quân nổi dậy do lực lượng này lãnh đạo chiếm thủ đô Damascus của Syria và Tổng thống Syria al-Assad rời bỏ đất nước sang Nga.
HTS là một nhánh cũ của tổ chức khủng bố al-Qaeda, là một tổ chức bị cấm ở Anh. Tổ chức này được xác định là một nhóm khủng bố và việc hỗ trợ hoặc tham gia tổ chức này là bất hợp pháp. Tuy nhiên, trong chiến dịch lật đổ Chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad vừa qua, HTS được xem là lực lượng tiên phong trong liên minh phe đối lập ở Syria.
Chính phủ nhiều nước, trong đó có Anh, cho rằng diễn biến ở Syria đã đánh dấu một trong những sự kiện lớn nhất tại Trung Đông trong nhiều thời kỳ.
Tổng thống Mỹ lên tiếng sau khi chính phủ Syria bị lật đổ
Ngày 9/12, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có bài phát biểu nhấn mạnh Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải chịu trách nhiệm về tình hình hiện nay.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng, Washington, D.C., Mỹ. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Đây được xem là phản ứng đầy đủ đầu tiên của Mỹ trước sự kiện Tổng thống Bashar al-Assad bị liên minh các lực lượng đối lập Hồi giáo lật đổ. Trong bài phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ cũng nói thêm: "Chúng tôi sẽ hợp tác với tất cả các nhóm Syria, bao gồm cả trong quá trình do Liên hợp quốc dẫn đầu, để thiết lập một quá trình chuyển đổi từ chính quyền Assad sang một Syria độc lập, có chủ quyền với một hiến pháp mới".
Tuy nhiên, ông Biden cảnh báo rằng các lực lượng nổi dậy Hồi giáo sẽ phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ. Theo đó, ông nói: "Một số nhóm đã lật đổ ông Assad có quá khứ khủng khiếp về chủ nghĩa khủng bố và vi phạm nhân quyền". Ông cho rằng những tuyên bố gần đây của lực lượng đối lập Syria cho thấy họ đã ôn hòa hơn, nhưng ông vẫn cảnh báo: "Chúng tôi sẽ đánh giá không chỉ lời nói mà cả hành động của họ".
Tổng thống Biden nhận định nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) sẽ cố gắng lợi dụng bất kỳ khoảng trống nào để tái lập tại Syria và nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ không để điều đó xảy ra".
Quân đội Mỹ hiện có khoảng 900 quân ở Syria và 2.500 quân ở Iraq, nằm trong nỗ lực của quốc tế trong cuộc chiến chống tổ chức khủng bố IS.
Sự kiện ông Assad rời bỏ đất nước và sang tị nạn tại Nga diễn ra chưa đầy 2 tuần sau khi nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) tiến hành tấn công chớp nhoáng, giành thắng lợi nhanh chóng trước quân đội Syria.
Sự sụp đổ nhanh chóng của chính phủ Syria được nhìn nhận như một khoảnh khắc địa chính trị chấn động đối với Trung Đông, diễn ra sau thay đổi cán cân quyền lực ở Trung Đông.
Quân nổi dậy lật đổ chính phủ Syria: Thổ Nhĩ Kỳ được và mất gì? Sự kiện chính phủ Syria sụp đổ sẽ tác động không nhỏ tới những lợi ích an ninh quốc gia của nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Các tay súng nổi dậy tiến vào thành phố Homs ở Syria ngày 6/12/2024. Ảnh: AA/TTXVN Bộ Ngoại giao Nga xác nhận ông Assad đã từ chức...