Anh có thể lỡ hẹn về 5G khi loại Huawei
Việc loại bỏ Huawei khiến các dự án triển khai 5G ở Anh có thể bị chậm khoảng ba năm so với kế hoạch ban đầu, gây thiệt hại hàng tỷ USD.
Giữa tháng 7, Anh yêu cầu các nhà mạng loại bỏ thiết bị Huawei đã lắp đặt khỏi hệ thống trước năm 2027, đồng thời dừng các hợp đồng mua thiết bị 5G của Huawei.
Theo phân tích của hãng Assembly Research tuần này, quyết định trên có thể khiến nền kinh tế Anh thiệt hại hơn 20 tỷ USD, đánh mất lợi thế cạnh tranh về 5G, khiến các dự án 5G bị chậm khoảng ba năm so với kế hoạch ban đầu, trong khi chi phí triển khai cũng sẽ tăng cao thời gian tới.
Anh được dự đoán sẽ thiệt hại hàng tỷ USD vì loại Huawei khỏi các dự án 5G.
Một năm qua, các nhà mạng nước này đã thực hiện nhiều bước quan trọng trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng 5G, đưa Anh trở thành một trong những nước dẫn đầu về triển khai công nghệ mới.
Video đang HOT
Theo Telegraph, trước lệnh cấm, Huawei cung cấp khoảng 1/3 số ăng-ten băng thông rộng cho mạng 4G của Anh và các nhà mạng ở đây chọn Huawei tham gia triển khai 5G vì đánh giá công nghệ của hãng Trung Quốc vượt 12-18 tháng so với các đối thủ khác.
Trước đó, các nhà mạng Anh cũng bày tỏ lo ngại việc loại thiết bị viễn thông Huawei khỏi hạ tầng mạng sẽ làm gián đoạn dịch vụ. “Nhà mạng sẽ phải bỏ ra hàng tỷ bảng Anh nếu bị buộc phải thay đổi hạ tầng viễn thông của Huawei bởi một nhà cung cấp khác”, Andrea Dona, người đứng đầu Vodafone, nhận định.
Trong khi đó, hồi tháng 7, Victor Zhang, đại diện Huawei tại Anh, nhận xét trên CNBC: “Tác động của Mỹ đang khiến Anh chậm chân về công nghệ viễn thông. Quan trọng hơn, những hạn chế mới có thể khiến sự phân chia kỹ thuật số diễn ra ngày càng sâu sắc”.
Không chỉ tại Anh, hầu hết nhà khai thác viễn thông châu Âu đang đối mặt với tình huống khó xử: nên duy trì hợp đồng 5G với Huawei trong tương lai, hay từ bỏ nhà cung cấp này và chọn giải pháp thay thế. Tuy vậy, đến nay, nhiều quốc gia vẫn không muốn nghĩ tới viễn cảnh đẩy Huawei khỏi quy trình đấu thầu hợp đồng 5G, do lo ngại chi phí xây dựng mạng thế hệ mới tăng vọt.
Hãng nghiên cứu Strand Consulting cho biết, Huawei đang có hợp đồng cung cấp thiết bị viễn thông ở hầu hết các quốc gia EU, trừ một số nước như Slovakia. Do đó, nếu Huawei gặp rắc rối vì lệnh cấm của Mỹ thì châu Âu được cho là cũng “có rất nhiều thứ sẽ mất”.
Tập đoàn Huawei đánh giá tác động từ các biện pháp cấm vận của Mỹ
Phó Chủ tịch Huawei cho biết những biện pháp hạn chế này thực tế chưa ảnh hưởng tới việc Huawei cung cấp trang thiết bị mạng 5G và giải pháp truyền dẫn quang cho nước Anh vào thời điểm này.
(Nguồn: Getty images)
Phó Chủ tịch Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc Victor Zhang ngày 8/7 cho biết các lệnh cấm vận của Mỹ nhằm vào tập đoàn này chưa ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng Huawei cung cấp các trang thiết bị mạng viễn thông di động thế hệ thứ 5 (5G) cho Anh.
Trao đổi qua điện thoại với giới phóng viên, ông Zhang nêu rõ: "Những biện pháp hạn chế này thực tế chưa ảnh hưởng tới việc Huawei cung cấp trang thiết bị mạng 5G và giải pháp truyền dẫn quang cho nước Anh vào thời điểm này." Trong khi đó, để đánh giá về tác động lâu dài của các biện pháp hạn chế trên, Huawei có thể cần tới nhiều tháng.
Ngày 6/7 vừa qua, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã để ngỏ khả năng chính phủ của ông có thể sẽ thay đổi quan điểm về vấn đề Huawei và tiến tới hạn chế hơn nữa vai trò của công ty công nghệ khổng lồ này trong việc xây dựng mạng 5G tại Anh.
Thủ tướng Johnson nhấn mạnh "quyết tâm triển khai băng tần rộng tới mọi miền đất nước," song nhà lãnh đạo này "mong muốn rằng Anh không bị tổn thương trước một nhà cung cấp mang lại rủi ro cao, do đó phải cân nhắc thận trọng khi xử lý vấn đề này."
Việc Anh đảo ngược quyết định về Huawei sẽ gây ra một tranh cãi giữa quốc gia này và Trung Quốc.
Hồi tháng Một năm nay, Anh quyết định hạn chế thị phần của Huawei trong cơ sở hạ tầng "ngoại vi" của mạng 5G ở mức 35%, đồng thời coi công ty này là "nhà cung cấp mang lại rủi ro cao" và cấm sử dụng các thiết bị của Huawei trong các phần "lõi" của mạng 5G, gồm tình báo, quân sự và các cơ sở hạt nhân.
Quyết định này chưa đáp ứng được kỳ vọng của Washington, trong bối cảnh Mỹ đang cạnh tranh với Trung Quốc về mạng 5G, song Anh lưu ý rằng hầu như không có nhà cung cấp công nghệ nào khác có thể cạnh tranh về giá với Huawei.
Tuy nhiên, báo Guardian mới đây đưa tin các quan chức Anh đang thảo luận các đề xuất dừng lắp đặt thiết bị mới của Huawei trong mạng lưới 5G ít nhất trong sáu tháng, và tăng tốc độ tháo dỡ các công nghệ đã được lắp đặt.
Thời gian gần đây, nhiều nhà cung cấp viễn thông châu Âu, từng làm việc với Huawei, đã bỏ đối tác Trung Quốc này để chuyển sang dùng thiết bị của Ericsson: Telefonica tại Đức, Bristish Telecom tại Anh, Bell của Canada, Orange của Pháp.
Ngoài lý do chính trị, một số nhà cung cấp viễn thông chú ý đến giá thành thiết bị của Huawei, có thể sẽ đắt hơn do những biện pháp trừng phạt mới của Mỹ.
Trong vòng bốn tháng tới (đến hết tháng 10/2020), tập đoàn công nghệ Trung Quốc sẽ không thể mua vi mạch (chip) điện tử sử dụng công nghệ của Mỹ, trong khi đây lại là thành phần quan trọng để trang thiết bị mạng 5G có thể hoạt động được./.
Samsung có thể gia công chip cho Huawei để đánh đổi lấy thị phần smartphone Samsung đã thiết lập một dây chuyền gia công chip không dùng công nghệ Mỹ và có thể cung cấp chip cho Huawei, nhưng với cái giá không hề rẻ. Lệnh cấm của chính phủ Mỹ đối với Huawei không chỉ được kéo dài thêm một năm nữa mà còn được siết chặt hơn khi họ bị cắt đứt nguồn cung chip từ...