Ảnh chụp bên trong não của một đứa trẻ hay đọc sách và một đứa trẻ xem điện thoại, máy tính… khiến cha mẹ giật mình
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ được cha mẹ cho đọc sách thường xuyên có khả năng đọc hiểu và phát triển ngôn ngữ gấp nhiều lần trẻ nghiện dùng thiết bị điện tử.
Vì công việc bận rộn mà nhiều bậc cha mẹ thường đưa cho con điện thoại thông minh hay máy tính bảng để con cái tránh làm phiền phụ huynh làm việc. Nhiều người coi đây là biện pháp trông trẻ tối ưu, tuy nhiên, họ lại không biết đó chính là một trong những cách kìm hãm sự phát triển não bộ của trẻ trong 5 năm đầu đời.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Khám phá khả năng đọc và đọc hiểu của Bệnh viện Nhi Cincinnati (Ohio, Mỹ) đã cho thấy não bộ của trẻ xem nhiều màn hình điện thoại sẽ kém phát triển nhận thức và khó khăn đọc viết sau này. Nghiên cứu được thực hiện trên 47 trẻ độ tuổi mầm non khỏe mạnh chia làm 2 nhóm: đọc sách và xem điện thoại, máy tính… trung bình 2 tiếng/ngày.
Đây là bên trái và phía trước não bộ của trẻ thường xuyên được bố mẹ đọc sách cho nghe. Phần màu đỏ cho thấy sự gia tăng của chất trắng có tổ chức ở khu vực chịu trách nhiệm khả năng ngôn ngữ và đọc hiểu.
Đây là bên trái và phía trước não bộ của trẻ hay xem thiết bị điện tử. Phần màu xanh cho thấy sự kém phát triển lan rộng và sự thiếu tổ chức của chất trắng cũng ở chính khu vực hỗ trợ việc học tập của trẻ.
Đây là những bằng chứng rõ nét nhất trong việc so sánh cho trẻ nhỏ đọc sách và xem ti vi quá nhiều sẽ ảnh hưởng khác biệt như thế nào. Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ John Hutton khẳng định: “ Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong sự hình thành phát triển não bộ của trẻ. Bởi trẻ vừa sinh ra có nhiều nơ ron thần kinh hơn bất kỳ giai đoạn nào trong suốt cuộc đời. Tùy vào sự chăm sóc của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự liên kết giữa các nơ-ron này với nhau”.
Chất xám não chứa các tế bào giúp điều khiển các hoạt động cơ thể. Còn chất trắng được tạo thành từ các sợi, thường được phân phối thành các bó gọi là các dải, hình thành các kết nối giữa các tế bào não và phần còn lại của hệ thần kinh.
Việc tăng và tổ chức chất trắng trong não bộ rất quan trọng đối với khả năng giao tiếp và khả năng học hỏi. Khi chất trắng không được tổ chức tốt sẽ khiến hệ giao tiếp bị ảnh hưởng và làm chậm lại việc học kiến thức mới của trẻ nhỏ.
“ Trẻ em được sinh ra với rất nhiều tế bào thần kinh nhưng cơ bản, đó là những tế bào rỗng“, tiến sĩ John Hutton chia sẻ, “ Tùy vào các cuộc nói chuyện, sự khám phá và chăm sóc của cha mẹ mà các tế bào này dần được lấy đầy và củng cố nên bộ não trẻ”.
Video đang HOT
Với kinh nghiệm của Tiến sĩ Hutton, những trải nghiệm đầu đời sẽ “làm cứng” các kết nối trong não của trẻ. Những thứ gì không được sử dụng tốt đều bị não cắt tỉa và chết đi. “Mặc dù bộ não có thể được thay đổi và phát triển ở mọi lứa tuổi nhưng nó sẽ hiệu quả nhất vào những năm đầu đời, khi mà trong giai đoạn này, nơ ron thần kinh sẽ được sinh ra nhiều nhất. Đó là lý do mà có được các trải nghiệm thời thơ ấu là rất quan trọng”.
Ngoài việc quét não, những đứa trẻ tham gia nghiên cứu cũng được kiểm tra nhận thức. Khi đến giờ chiếu, những đứa trẻ sử dụng thiết bị điện tử hơn 1 giờ mỗi ngày có kỹ năng đọc viết kém hơn, khả năng sử dụng biểu cảm ngôn ngữ và gọi tên các đối tượng giảm đi. Kết quả này đối lập hoàn toàn so với những đứa trẻ được cha mẹ cho đọc sách thường xuyên.
“ Chúng tôi thấy được những mặt không tốt từ việc xem điện thoại thường xuyên lên một đứa trẻ, cụ thể là ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, đọc hiểu của trẻ. Mặt khác, những hoạt động có lợi cho các phần khác nhau của não bộ, kích thích trí tưởng tượng như chơi đồ chơi, đi ra ngoài khám phá thiên nhiên sẽ phù hợp với một trẻ mẫu giáo hơn là ngồi trước màn hình điện thoại“, Tiến sĩ Hutton bày tỏ.
Vân Trang
Học sinh 'gian nan' học trực tuyến: Giáo viên, phụ huynh phối hợp sao cho hiệu quả?
Giáo viên thiết kế bài giảng thật sinh động, còn phụ huynh thì nên hướng dẫn học sinh cách sử dụng, tương tác với các thiết bị công nghệ để việc học trực tuyến hiệu quả hơn.
Học sinh tiểu học đang học trực tuyến - T.L
Những ngày qua, học sinh tiểu học ở TP.HCM và nhiều tỉnh thành khác đã học trực tuyến. Tuy nhiên, với lứa tuổi này, việc học trực tuyến còn gặp rất nhiều khó khăn.
Đừng làm thay, hãy hướng dẫn con
Cô Mai Thị Kim Phượng, Hiệu trưởng Trường tiểu học Tân Sơn Nhì (Q.Tân Phú, TP.HCM) cho rằng việc học trực tuyến mới triển khai nên trường nào cũng sẽ có những khó khăn riêng. Nhưng không phải là không khắc phục được.
Theo cô Phượng, với lứa tuổi tiểu học, để học có hiệu quả thì phải có sự tham gia của phụ huynh, đặc biệt với học sinh khối lớp 1, 2 vì các em chưa biết cách sử dụng các thiết bị kết nối mạng, cũng như cách tương tác, sử dụng bài giảng hay liên hệ trực tiếp với giáo viên.
Nhiều phụ huynh cũng không muốn con mình sử dụng điện thoại, máy tính nhiều vì sợ con xem phim, chơi game... Do vậy những lúc học nhiều phụ huynh nên ngồi với con vừa để hướng dẫn con thực hiện các thao tác vừa giảng giải thêm bài học cho con.
Còn với những khối lớn hơn như lớp 3, 4, 5 nếu có ý thức tự giác với việc học thì phụ huynh chỉ cần hướng dẫn con trong thời gian đầu, sau đó các em có thể thao tác được.
Tuy nhiên trên thực tế cũng có một vài phụ huynh ít sử dụng thiết bị công nghệ, thậm chí họ không có các thiết bị có thể kết nối mạng nên việc học của học sinh sẽ bị gián đoạn.
"Phụ huynh không cần phải ngồi với con liên tục ở tất cả các giờ học, vì thực tế rất nhiều người còn bận công việc. Chỉ cần thời gian đầu, khi con tham gia học trực tuyến, thay vì làm thay phụ huynh hãy hướng dẫn con cách sử dụng máy, cách mở bài giảng, tải bài học về. Chỉ cần 2-3 tuần đầu là các em hoàn toàn có thể chủ động được việc học của mình", cô Phượng chia sẻ.
Ngoài ra, với những phần học bé chưa hiểu, những bài tập khó nếu không thể hỗ trợ được con phụ huynh có thể liên lạc trực tiếp với giáo viên để được hỗ trợ.
"Trên thực tế, với một số bài toán, phép tính khi được giáo viên đưa ra thường phụ huynh sẽ hướng dẫn con giải theo cách mà người lớn biết chứ chưa đúng phương pháp tính mà lứa tuổi tiểu học đang được học. Do vậy phụ huynh nên theo dõi kỹ các bài giảng của giáo viên và hướng dẫn con làm theo chứ không nên "giải tắt" theo cách của mình", cô Phượng lưu ý thêm.
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả việc học trực tuyến, ở Trường tiểu học Tân Sơn Nhì, ngoài việc làm bài giảng sau đó tải lên cổng thông tin điện tử của trường thì mỗi tuần giáo viên sẽ tổ chức 2-3 buổi trực tuyến để tương tác trực tiếp với học sinh, hướng dẫn các em cách tập viết, tập đọc cũng như làm bài tập và giải đáp các thắc mắc.
Nhận xét về quá trình dạy học, cô Phượng nói: "Không chỉ dạy kiến thức, giáo viên còn phải nghĩ ra đủ "kế" để dụ học sinh học bài như thiết kế bài giảng sinh động, tạo ra các trò chơi xen kẽ bài học, động viên các em học bài đúng tiến độ... Đây cũng là cơ hội để giáo viên có thêm những trải nghiệm mới cũng như đối mới cách dạy, sáng tạo ra nhiều phương pháp sao cho hiệu quả".
Ngoài việc tải bài giảng lên cổng thông tin điện tử của trường, mỗi tuần cô Thùy Anh dành 2-3 buổi mở lớp trực tuyến để tương tác trực tiếp với học sinh - NVCC
"Phải thật kiên nhẫn mới được"
Trong khi đó, là giáo viên đứng lớp, cô Thùy Anh Khối trưởng khối lớp 1 Trường tiểu học Tân Sơn Nhì, cũng cho biết lúc mới triển khai dạy trực tuyến cả giáo viên và học sinh gặp khá nhiều khó khăn.
Theo cô Thùy Anh, khi giáo viên giao bài tập, hay tải bài giảng lên website thì học sinh cần ba mẹ hỗ trợ in bài tập hay mở bài giảng cho con. Nhưng thời gian này nhiều phụ huynh vẫn đi làm, một số em thì được gửi về quê với ông bà nên không có kết nối mạng. Khó khăn đối với học sinh là không có người lớn hỗ trợ.
Thời gian đầu giáo viên gửi bài qua phần mềm classroom, nếu giáo viên chỉ việc quăng bài giảng vào đấy thì phụ huynh sẽ không biết sử dụng. Do vậy ngoài việc tải bài giảng lên, giáo viên này đã lấy điện thoại của mình quay lại từng bước đăng nhập, sử dụng phần mềm sau đó gửi cho phụ huynh xem và làm theo. Với từng bài giảng, cô cũng làm tương tự, ngoài việc quay bài giảng, cô còn làm video về từng bước làm bài tập để phụ huynh tham khảo.
"Để các con học được mình phải làm từng bước chứ không thể chỉ việc tải bài lên rồi yêu cầu phụ huynh nộp lại bài làm của con. Về việc hướng dẫn con học bài, nếu phụ huynh không hiểu, không làm được thì nên tương tác trực tiếp với giáo viên. Giáo viên trong quá trình dạy cũng cần phân loại học sinh ra thành từng nhóm, để biết các em yếu, mạnh chỗ nào để hướng dẫn cụ thể", cô Thùy Anh chia sẻ.
Nhưng cũng có những trường hợp, học sinh nhà có 3 anh chị em, mẹ lại có em nhỏ không thể nào hỗ trợ, ba thì bận đi làm từ sáng tới tối. Với trường hợp này cô Thùy Anh liên lạc trực tiếp với ba học sinh, thay vì yêu cầu vào phần mềm classroom tải bài như những phụ huynh khác thì cô gửi bài trực tiếp qua zalo rồi nhờ phụ huynh in bài mang về cho con.
Cũng có trường hợp học sinh ba mẹ không có thiết bị kết nối mạng, không biết sử dụng zalo thì giáo viên sẽ in sẵn bài tập rồi nhờ shipper chuyển bài đến cho các em.
"Nếu mình cố gắng hết mình thì phụ huynh sẽ nhìn thấy điều đó, họ cũng vì thế mà cố gắng vì con của mình. Thật sự, dạy trực tuyến ở tiểu học chỉ nhiệt tình thôi chưa đủ mà còn phải kiên trì. Nhiều lần mình muốn bỏ cuộc luôn vì gửi bài cho học sinh mà phụ huynh không phản hồi, cũng có phụ huynh thì "nợ" bài mãi không thấy gửi lại", cô Thùy Anh tâm sự và cho biết, sau khi tìm hiểu, thấy nhiều phụ huynh còn vất vả, công việc bị ảnh hưởng vì dịch nên giáo viên cũng phải đồng cảm và chia sẻ những khó khăn với họ.
Cô Thùy Anh nói: "Nếu mình kiên nhẫn, mỗi ngày chỉ cần gửi cho các em một bài để duy trì việc học thì dần dần phụ huynh sẽ nhận ra được việc học của con quan trọng rồi họ sẽ hợp tác, hỗ trợ mình trong việc dạy các em".
Với phụ huynh, theo cô Anh việc hỗ trợ con học trực tuyến tốt nhất là hỗ trợ con trong 1-2 tuần đầu, hướng dẫn học sinh tiểu học các thao tác đồng thời lên thời khóa biểu cụ thể để rèn con vào một thói quen nhất định. Khi bé đã quen với lịch học, phụ huynh sẽ thoải mái hơn.
Nguyễn Loan
Cần lời giải quyết đoán Việc nhà trường dạy học qua mạng trong mùa dịch bệnh, cho đến nay, theo 2 hình thức chính: Thứ nhất, giáo viên gửi clip bài giảng lên YouTube, rồi gửi link cho học sinh tự học, kiểm tra kiến thức bằng các bài tập (trắc nghiệm, qua docs.google.com) và thứ hai, tổ chức lớp học trực tuyến qua các ứng dụng theo...