Ảnh chụp 3.200 megapixel đầu tiên trên thế giới
Các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia SLAC ở Stanford, California, Mỹ đã thực hiện được bức ảnh chụp một lần lớn nhất thế giới.
Cảm biến kích thước siêu lớn giúp chụp ảnh một lần độ phân giải 3.200 MP
Theo Neowin, có độ phân giải 3.200 megapixel (MP), hình ảnh được chụp bằng cách sử dụng một loạt 189 cảm biến hình ảnh đang được phát triển để tích hợp vào máy ảnh kỹ thuật số lớn nhất thế giới đang được xây dựng tại SLAC.
Cảm biến khổng lồ cần có để chụp ảnh 3.200 MP rộng hơn 0,6 mét và mặt phẳng tiêu cự của nó rất lớn, đủ để chụp kích thước của một phần bầu trời tương đương với 40 mặt trăng. Nói một cách chính xác, cảm biến này chứa 189 cảm biến CCD 16 MP riêng lẻ.
Để liên tưởng rõ hơn, hình ảnh rất lớn này sẽ cần 378 màn hình TV 4K UHD kết hợp để hiển thị ở kích thước đầy đủ, và độ phân giải cao của nó cho phép người dùng có thể thấy một quả bóng golf từ khoảng cách 25 km.
Những hình ảnh đang được thực hiện như là một thử nghiệm trong quá trình chạy lắp ráp bộ cảm biến tại Phòng thí nghiệm SLAC. Khi hoàn tất, Đài quan sát Vera C. Rubin ở Chile sẽ là nơi đầu tiên nhận được cảm biến này, dự kiến vào giữa năm 2021, nhằm giúp chụp bức ảnh toàn cảnh bầu trời phương nam hoàn chỉnh cứ vài đêm một lần trong 10 năm để thu về khoảng 20 tỉ thiên hà.
Mục đích của toàn bộ sáng kiến là nhằm giúp thế giới nâng cao hiểu biết về vật chất tối, năng lượng tối và vũ trụ nói chung.
Video đang HOT
Ảnh chụp từ điện thoại tiết lộ gì về bạn
Thói quen vô tư đăng ảnh selfie lên mạng xã hội có thể khiến người dùng gặp rắc rối vì các bức ảnh có thể tiết lộ nhiều điều về họ.
Loại smartphone bạn sử dụng, thời gian và vị trí chụp sẽ được lưu lại trong EXIF (hay còn gọi là thông số metadata) của mỗi ảnh. Thông tin này có thể được hiển thị qua bất cứ ứng dụng kiểm tra ảnh nào. Dựa vào ngày giờ và địa điểm cụ thể, bức ảnh có nguy cơ trở thành bằng chứng gây bất lợi cho người dùng trong công việc, các mối quan hệ...
Người dùng có thể xóa hoặc thay đổi thông tin metadata. Thậm chí, có một mẹo đơn giản là chụp màn hình, crop chi tiết thừa và đăng ảnh chụp màn hình này thay vì ảnh gốc lên mạng xã hội. Tuy nhiên, các chuyên gia công nghệ khuyến cáo, metadata mới chỉ là bước đầu trong việc bảo mật dữ liệu cá nhân.
Papadopoulos đăng ảnh ở London.
Người xuất hiện trong ảnh
Nhiều người thường chia sẻ ảnh selfie của chính họ hoặc ảnh người thân, bạn bè lên mạng. Thói quen này hình thành từ những ngày đầu của blog, mạng xã hội và trở thành điều bình thường.
Tuy nhiên, so với chục năm trước, công nghệ nhận diện khuôn mặt ngày nay đã trở nên phổ biến, tiềm ẩn những nguy cơ mà không ít người vẫn còn xem nhẹ. Các bức ảnh tưởng chừng không có gì đặc biệt của hàng trăm triệu người đang nằm trong những kho dữ liệu khổng lồ của một số công ty tư nhân trên thế giới.
Nổi tiếng nhất hiện nay là Clearview AI, ra đời năm 2017. Công ty này xây dựng cơ sở dữ liệu lên tới hơn ba tỷ gương mặt, thu thập từ hàng loạt mạng xã hội như Facebook, Twitter, LinkIn, Venmo... trong nhiều năm. Người thuê bao dịch vụ chỉ cần nhập một bức ảnh của ai đó lên hệ thống và sau vài giây, chương trình sẽ phân tích, nhận diện khuôn mặt và hiển thị tất cả các trang web có xuất hiện ảnh của người đó.
Tương tự, PimEyes (Ba Lan) được quảng cáo là giúp người dùng xác định ảnh của họ đã được đăng lên những trang nào. Nếu thấy ảnh bị sử dụng bất hợp pháp, họ có thể liên hệ với website xâm phạm và yêu cầu gỡ bỏ. Tuy nhiên, các chuyên gia bảo mật hoài nghi lợi ích của những công cụ như PimEyes và cho rằng chúng sẽ bị kẻ xấu lợi dụng để rình mò người khác.
Vị trí chụp ảnh
Nếu chấp nhận cho ứng dụng camera truy cập vị trí trên điện thoại, metadata của ảnh sẽ chứa dữ liệu về kinh độ và vĩ độ nơi ảnh được chụp. Nhưng ngay cả khi người dùng không cho phép truy cập vị trí, thông tin địa điểm vẫn hoàn toàn có thể được xác định. Biển số xe, cửa hàng, biển báo giao thông, biển quảng cáo, thậm chí cả những chiếc áo phông xuất hiện trong ảnh cũng có thể là manh mối để khoanh vùng bức ảnh. Thậm chí, mắt của những người xuất hiện trong ảnh có thể được phóng to để xem ảnh phản chiếu.
Cuối năm 2019, một ca sĩ 20 tuổi ở Nhật đã bị tấn công vì sự bất cẩn trong việc chia sẻ ảnh của mình. Dựa vào loạt ảnh selfie mà cô đăng trên mạng, kẻ tấn công xác định được ga tàu cô thường lui tới. Kẻ này thậm chí soi hình phản chiếu trên mắt để xác định địa chỉ nhà bằng Google Street View. Sau khi tìm được nhà, tên này đã đánh và sàm sỡ cô.
Trang Tokyo Shimbun cảnh báo, các tấm hình selfie đời thường tưởng như vô hại nhưng hình ảnh các toà nhà xung quanh có thể khiến kẻ gian biết được người trong ảnh ở đâu. Người dùng cũng hạn chế chụp hình giơ tay chữ V bởi vân tay cũng có thể bị đánh cắp thông qua hình ảnh như vậy.
Thời gian chụp ảnh
Thời gian chụp khó xác định hơn qua ảnh, nhưng với những kỹ thuật hiện nay, không có gì là không thể. Công cụ tìm kiếm Wolfram Alpha có thể cung cấp thông tin thời tiết của một ngày nào đó trong quá khứ, như lượng mây, nhiệt độ và các dữ liệu khác có thể giúp xác nhận ngày chụp.
Ngoài ra, dựa vào một số đặc điểm xung quanh, người xem có thể dự đoán ảnh mới chụp hay đã chụp từ lâu.
Đầu năm 2017, FBI bắt đầu thẩm vấn George Papadopoulos, cựu cố vấn của Donald Trump, trong cuộc điều tra nghi vấn Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Papadopoulos bị giữ hộ chiếu để không thể ra khỏi Mỹ.
Tuy nhiên, ngày 25/10/2017, Papadopoulos đăng ảnh chụp ở London với chú thích #business, ẩn ý rằng ông đang đi công tác ở Anh. Nhóm nhà báo điều tra Bellingcat đã so sánh các chi tiết cột đèn giao thông sau lưng ông và ảnh Google Street View. Họ khẳng định biển hiệu trong ảnh không còn nữa và cho rằng bức ảnh của Papadopoulos thực ra đã được chụp từ vài năm trước.
Ảnh chụp bằng điện thoại ẩn chứa nhiều nguy cơ bảo mật.
Ảnh Google Street View cho thấy những miếng dán trên cột trong ảnh của Papadopoulos xuất hiện từ 2014 nhưng đến 2015 bị xóa, chứng tỏ ông đăng ảnh cũ.
Phóng to soi ảnh trước khi đăng
Đôi khi người dùng quá tập trung vào chủ thể mà quên những gì xuất hiện ở hình nền, khiến họ có thể rơi vào tình huống xấu hổ. Do đó, trước khi chia sẻ ảnh, người dùng nên thực hiện một bước quan trọng là nhìn kỹ các chi tiết phụ, thay vì chỉ chú ý xem hỉnh ảnh của mình đã ổn chưa.
Phần background có thể chứa nhiều thông tin cá nhân mà người dùng không để ý, như các món đồ nhạy cảm, những miếng dán ghi chú vô tình để lộ mật khẩu, số điện thoại, lịch trình, lời nhắn của các thành viên khác...
Cỗ máy mạnh nhất thế giới đang đối đầu virus corona Với tổng sức mạnh tính toán lớn hơn bất kỳ siêu máy tính đắt đỏ nào, dự án của đại học Stanford đang là "cỗ máy" mạnh mẽ nhất để chống lại Covid-19. Theo nghiên cứu của những nhà khoa học Trung Quốc, virus SARS-CoV-2 có đường kính chỉ từ 50-200 nm, tức là nhỏ hơn sợi tóc 1.000 lần. Tuy nhiên, khi...