Anh cáo buộc Nga “cài” lãnh đạo thân Kremlin vào Ukraine, Moscow phản pháo
Anh đã lên tiếng cáo buộc điện Kremlin “cài” lãnh đạo thân Moscow vào chính quyền Ukraine để gây bất ổn.
Đáp trả, Nga gọi cáo buộc này là “tin giả”.
Ngoại trưởng Anh Liz Truss (Ảnh: Reuters).
Bộ Ngoại giao Anh ngày 22/1 cho biết, họ có bằng chứng cho thấy một kế hoạch mà London mô tả là Nga đã có kế hoạch “cài” người vào Ukraine để “đảo chính nhằm lập ra một chính phủ thân Moscow”. Tuy nhiên, Anh không nêu chi tiết về cáo buộc mà họ đưa ra.
Cơ quan ngoại giao Anh cũng nói rằng họ có thông tin về các cựu chính trị gia Ukraine nghi có mối liên hệ với cơ quan tình báo Nga và liệt kê ra 5 nhân vật. “Một số người có liên hệ với các quan chức tình báo Nga và hiện đang tham gia vào kế hoạch cho một cuộc tấn công”, tuyên bố cho biết.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Anh Liz Truss viết trên Twitter: “Chúng tôi sẽ không dung thứ cho kế hoạch của điện Kremlin nhằm lập ra lãnh đạo thân Nga ở Ukraine. Kremlin hiểu rằng một cuộc tấn công quân sự sẽ là sai lầm chiến lược to lớn và Anh cùng các đối tác sẽ khiến Nga trả giá đắt”.
Tuy nhiên, theo Guardian, cáo buộc mà phía Anh đưa ra được xem là gây tranh cãi vì có nhiều những điểm không rõ ràng và “gây khó hiểu”.
Theo tờ báo trên, 4/5 cái tên mà Anh nhắc tới là những cựu chính trị gia Ukraine đang sống lưu vong ở Moscow.
Trong khi đó, người mà London mô tả là “ứng viên tiềm năng” cho vị trí “tổng thống Ukraine do Nga chọn” đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc.
Theo Guardian, cựu nghị sĩ Ukraine Yevhen Murayev đã mỉa mai khi nhắc tới cáo buộc của Anh: “Bộ Ngoại giao Anh có vẻ đang bị nhầm lẫn. Thật không có lý một chút nào. Tôi bị cấm đến Nga. Không những vậy, tiền từ công ty của cha tôi ở Nga cũng bị tịch thu”.
Tại Ukraine, Vasyl Filipchuk, cựu phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Ukraine, cho rằng cáo buộc từ phía Anh là không hợp lý. Ông cho rằng, ngay cả kịch bản gian lận bầu cử xảy ra, nó sẽ không mang lại quyền lực thực sự cho những chính trị gia thân Nga, trong khi việc thúc đẩy điều này bằng vũ lực sẽ gây ra một cuộc chiến rất dài và đẫm máu.
Trong khi đó, Nga đã gọi cáo buộc từ phía Anh là “tin tức thất thiệt” và cáo buộc các quốc gia NATO đang “làm leo thang căng thẳng” xung quanh Ukraine.
“Chúng tôi kêu gọi Bộ Ngoại giao Anh dừng các hoạt động khiêu khích, ngừng phát tán những điều vô nghĩa”, một đại diện của Bộ Ngoại giao Nga nói với hãng tin Tass.
Căng thẳng giữa Nga với Ukraine và phương Tây leo thang thời gian qua khi NATO cáo buộc Moscow dồn quân tới gần Ukraine để có kế hoạch động binh. Nga đã mạnh mẽ phản bác những tuyên bố này.
Nga điều 140 tàu quân sự, 10.000 lính tập trận khắp các đại dương
Nga thông báo huy động 140 tàu quân sự các loại, 60 máy bay, 1.000 thiết bị cơ giới khác và 10.000 binh sĩ tham gia các cuộc tập trận tại Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Bắc Cực và Địa Trung Hải.
AFP ngày 20/1 dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga xác nhận nước này sẽ tổ chức các cuộc tập trận hải quân quy mô lớn trên Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Bắc Cực và Địa Trung Hải trong tháng 1 và tháng 2/2022, bất chấp căng thẳng leo thang với phương Tây.
Tàu chiến Nga tham gia một cuộc duyệt binh trên biển. Ảnh: TASS
Các cuộc tập trận sẽ có sự góp mặt của 10.000 binh sĩ cùng 140 tàu chiến, tàu hỗ trợ; hơn 60 máy bay quân sự; 1.000 thiết bị cơ giới các loại. Đây được đánh giá là lượng khí tài lớn nhất mà Nga huy động tham gia một cuộc tập trận hải quân trong vài năm gần đây.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết mục tiêu chính của cuộc tập trận sắp tới là nhằm "bảo vệ lợi ích quốc gia của Nga trên các đại dương và chống lại các mối đe dọa quân sự đối với Nga từ các vùng biển, đại dương".
Thông tin về cuộc tập trận được đưa ra một ngày trước khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gặp gỡ người đồng cấp Mỹ Antony Blinken ở Geneva để tiếp tục thảo luận về các đề xuất an ninh mà Nga đưa ra trước đó, cũng như về tình hình ở Ukraine.
Thời gian qua, Ukraine, Mỹ và phương Tây nhiều lần lên tiếng phản đối việc Nga tập trung trên dưới 100.000 binh sĩ tại khu vực gần biên giới với Ukraine, cho rằng Moscow đang lên kế hoạch tấn công quốc gia láng giềng.
Cách đây hai hôm, Tổng thống Mỹ Joe Biden nêu quan điểm rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ "tiến vào" Ukraine, đồng thời thề sẽ đáp trả "mạnh tay" động thái này. Tuy nhiên, Nga tiếp tục khẳng định họ không có ý định tấn công Ukraine. Điện Kremlin chỉ trích nhận xét của Tổng thống Mỹ "gây bất ổn".
Trong diễn biến liên quan, TASS ngày 19/1 dẫn lời ông Konstantin Gavrilov, trưởng phái đoàn Nga tại Đàm phán Vienna về Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quân sự cảnh báo Mỹ và phương Tây cần sớm đưa ra câu trả lời liên quan đến các đề xuất an ninh mà Nga đưa ra.
Cuối năm ngoái, Bộ Ngoại giao Nga đã công bố dự thảo thỏa thuận với Mỹ và NATO, trong đó nội dung chủ chốt là yêu cầu NATO không kết nạp Ukraine, không tiếp tục mở rộng liên minh về phía Đông, và không triển khai quân đội hoặc vũ khí tới các nước gia nhập khối sau năm 1997
Mỹ "mở đường mới" để chuyển vũ khí cho Ukraine Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn giấy phép xuất khẩu vũ khí cho Estonia, Latvia và Lithuania, động thái sẽ mở đường cho phép các quốc gia này chuyển giao vũ khí có xuất xứ từ Mỹ cho Ukraine. Binh sĩ Ukraine với tên lửa chống hạm Javelin do Mỹ sản xuất (Ảnh: Reuters). CNN ngày 20/1 dẫn lời một quan chức Nhà...